intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Con ơi, đừng nóng vội!"

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rèn luyện tính kiên nhẫn cho bé Hiện nay, các bố mẹ thường "thương" theo kiểu chiều con, làm theo mọi ý muốn của con. Các bé vì thế mà coi mình là nhất trong gia đình, đòi gì được nấy. Không ít các bố mẹ đã than phiền các bé không có thói quen chờ đợi và thường tỏ ra cáu bẳn, giận dữ khi yêu cầu đưa ra không được bố mẹ đáp ứng ngay. Bố mẹ hãy luôn là tấm gương sáng cho con

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Con ơi, đừng nóng vội!"

  1. "Con ơi, đừng nóng vội!" Rèn luyện tính kiên nhẫn cho bé Hiện nay, các bố mẹ thường "thương" theo kiểu chiều con, làm theo mọi ý muốn của con. Các bé vì thế mà coi mình là nhất trong gia đình, đòi gì được nấy. Không ít các bố mẹ đã than phiền các bé không có thói quen chờ đợi và thường tỏ ra cáu bẳn, giận dữ khi yêu cầu đưa ra không được bố mẹ đáp ứng ngay. Bố mẹ hãy luôn là tấm gương sáng cho con. Các bé rất nhạy cảm và hay bắt chước mọi hành động của người lớn, nhất là bố mẹ và người trong gia đình. Nếu bố mẹ thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn, hệ quả tất yếu là bé không học tập và rèn luyện tính kiên nhẫn. Đôi khi những hành động thiếu kiên nhẫn của bố mẹ rất nhỏ thôi nhưng bố mẹ phải "cực kỳ" để ý khi có bé ở đó. Có thể là mẹ bực mình vì bố đi làm về chậm mất 5 phút hay mẹ sốt ruột khi chờ thanh toán ở siêu thị. Những hành động như nổi cáu hay phản ứng lại của mẹ, bé học rất nhanh, nhớ lâu và liên tục thực hành. Hãy luôn bình tĩnh và kiên trì với con. Một nguyên tắc mà bố mẹ nên nhớ là dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra, hãy hạn chế mắng và quát to trước mặt bé. Hãy luôn cố gắng kiềm chế nóng giận và nhẹ nhàng với bé. Nếu bé có làm gì hỏng hoặc sai, bố mẹ hãy kiên nhẫn để làm lại cùng với bé, đừng bắt bé làm lại một mình nhé. Ví dụ bé chưa biết xếp hình, phá đổ hình mẹ đã xếp. Mẹ đừng vội quát mắng bé mà hãy kiên nhẫn nhẹ nhàng dạy bé xếp lại từ hình
  2. đầu tiên. Chắc chắn sau vài lần tập xếp hình và được mẹ khích lệ, bé sẽ học được xếp hình và cả tính kiên nhẫn. Không nên dễ dàng đồng ý trước những yêu sách "quá đáng" của bé. Nếu yêu cầu của bé chưa hợp lý, bố mẹ có thể kèm thêm một số điều kiện. Yêu cầu chưa được đáp ứng ngay sẽ giúp bé quen với việc chờ đợi, phải cố gắng làm một điều gì đó và tuân thủ những điều mà bố mẹ đưa ra. Bố mẹ cũng cần phân biệt sự thiếu kiên nhẫn của bé với tính hiếu động và nóng vội. Ví dụ đang chơi đồ chơi ở nhà, bé lại muốn mẹ đưa đi công viên hay siêu thị, mẹ hãy nhớ yêu cầu bé cất gọn đồ chơi, tự mặc quần áo, đi giày trước khi đi. Tôn trọng phong cách giao tiếp xã hội của riêng trẻ. Vài đứa trẻ cần thật nhiều bạn bè; vài đứa chỉ muốn một vài người bạn thân thiết. Vài đứa tìm và kết bạn nhanh chóng, trong khi số khác cần một thời gian để xây dựng những mối quan hệ bạn bè mới. Giúp con có thời gian để bên cạnh bạn bè. Nếu con bạn là đứa trẻ nhút nhát, hãy mở rộng cửa nhà chào đón các trẻ khác cùng tuổi, hoặc tới những khu vui chơi dành cho trẻ em cùng với con. Dành thời gian cho gia đình giao lưu với gia đình trẻ khác. Nghiêm túc với các trường hợp con bị bắt nạt, và hãy có trách nhiệm một cách đúng đắn. Đồng cảm nếu con bạn buồn bởi bị chọc ghẹo, nhưng hãy giúp bé biết rằng: tất cả trẻ em đều bị trêu tức một lúc nào đó. Đồng thời, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự kiện không tốt đó, xem nếu có cách nào để chỉnh sửa lại tình hình.
  3. Biết rõ bạn bè của con. Bắt đầu quan tâm, tìm hiểu bạn bè và cha mẹ bạn bè con ngay từ bây giờ. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng hơn trong sự theo dõi và tác động tới mạng lưới bạn bè ngày càng tăng khi trẻ lớn lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2