intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Điểm của thời gian”-Khi cách triển lãm che lấp sản phẩm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Điểm của thời gian” là một triển lãm có quy mô bề thế, gây choáng ngợp. Nhiều người cho rằng, đó là triển lãm đáng chú ý nhất trong năm ... Tất cả là do cách trưng bày. Bước vào “ Điểm của thời gian”, người xem dễ có cảm tưởng đang đối diện với một tác phẩm Sắp đặt ( Installation ) hơn là một cuộc triển lãm vật phẩm trang trí. Đó là một cuộc trình diễn ý tưởng mang tính sân khấu, được dàn dựng công phu, nhắm đến mục đích tạo nên ý niệm về loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Điểm của thời gian”-Khi cách triển lãm che lấp sản phẩm

  1. “Điểm của thời gian”-Khi cách triển lãm che lấp sản phẩm (*) “Điểm của thời gian” là một triển lãm có quy mô bề thế, gây choáng ngợp. Nhiều người cho rằng, đó là triển lãm đáng chú ý nhất trong năm ... Tất cả là do cách trưng bày. Bước vào “ Điểm của thời gian”, người xem dễ có cảm tưởng đang đối diện với một tác phẩm Sắp đặt ( Installation ) hơn là một cuộc triển lãm vật phẩm trang trí. Đó là một cuộc trình diễn ý tưởng mang tính sân khấu, được dàn dựng công phu, nhắm đến mục đích tạo nên ý niệm về loại sản phẫm mà tác giả–Sĩ Hoàng–đang muốn tiếp thị hơn là giới thiệu bản thân sản phẩm–như những tác phẩm mỹ thuật.
  2. Xét ở góc độ này, dường như tác giả đã thành công. Triển lãm thực sự thu hút được sự chú ý của nhiều người. Và, sự chú ý, chủ yếu tập trung vào các ý nghĩa được ám thị ( từ cách trưng bày và diễn giải ). Đó là sự tôn vinh sức sống mới của một giá trị truyền thống. Có thể nhận thấy điều này qua các ý kiến bên lề triển lãm và qua một vài bài báo đã đăng nơi này, nơi kia trong mấy ngày qua. Hầu như không có ai trực diện với vấn đề ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa thẩm mỹ của các sản phẩm. Đa số, đều chỉ chú ý đến nguồn gốc của nó, đến cách làm ra nó, đến các dự phóng về nó..., gọi là “ truyền thống”, là “ di sản”, là “ cách tân”..., rồi lo lắng, rồi hy vọng v.v... Có thể tác giả có nhiều thiện chí, chân thành. Nhưng, có lẽ, bởi quá say mê và xác tín, anh đã đẩy cuộc triển lãm của mình trở thành một trò chơi gian lận. Thay vì quảng bá những giá trị nghệ thuật anh lại đi quảng bá những “ huyền thoại” – Aán tượng từ cách triển lãm đã che lấp sự cảm nhận về giá trị thật của cái được triển lãm. Điều này gần giống như sự quá đà trong nghệ thuật quảng cáo . Trong “ Điểm của thời gian”, tác giả có trưng bày thảm kết cườm và bình phong có hoa văn kết cườm, nhưng chủ yếu là triển lãm gốm kết
  3. cườm. Gốm kết cườm, được diễn giải: phần gốm dược thể hiện bằng kỹ thuật truyền thống và nguyên liệu tại chỗ bởi các nghệ nhân người Chăm ở làng Bàu Trúc ( Ninh Phước, Ninh Thuận) dựa theo những mẩu thiết kế “ vốn có” được tác giả chọn lọc “ từ trong di sản”; phần kết cườm được thực hiện bằng phương pháp thủ công bởi các nghệ nhân thuộc cơ sở của tác giả, dựa theo những đồ án thiết kế được rút ra từ những mẩu hoa văn trang trí trên thổ cẩm của các dân tộc Việt Nam v.v... Sự diễn giải như vậy, tự nhiên, đã gợi nên cảm tưởng về “ ý nghĩa thiêng liêng” của sản phẩm, và, cách triển lãm như đã nói, đã tô đậm điều đó. Thậm chí, trở thành một khẳng định. Thực tế, khi sản phẩm là vật phẩm trang trí, thì trước hết, phải đặt sản phẩm và đúng vị trí của nó. Cần phải nhìn nó một cách dung dị hơn, theo các tiêu chuẩn thẩm mỹ về mặt hình thể– từ kiểu, dáng, ấn tượng từ thể chất vật liệu…, đến hoa văn trang trí v.v... Gốm kết cườm của Sĩ Hoàng, nếu tách riêng từng sản phẩm ra khỏi không gian triển lãm, bất cứ ai cũng đều dễ dàng nhận thấy, tác giả tuy đã tạo được sự hòa điệu giữa kiểu, dáng, với hoa văn trang trí, nhưng giữa hai thể chất vật liệu– thân gốm và hoa văn kết cườm– vẫn cứ không ăn nhập được với nhau. Thân gốm vốn thô, hấp thụ ánh sáng, có ấn tượng chiều sâu... tự nó đã độc đáo với sắc thái biểu cảm riêng, nhưng khi khóc thêm hoa văn kết cườm có hiệu quả phản quang, lóng lánh màu sắc, đều đặn, chỉnh chu ( rất hiệu quả khi thể hiện trên bình phong và thảm ) thì tất cả, trở thành một cái gì khác, phản cảm. Có họa sĩ còn ví von:”Kết cườm trên gốm như vậy, chẳng khác nào khoác đồ hát bội lên những cô gái lọ lem chân
  4. đất trong sinh hoạt đời thường!” ... Nói chung, khi đưa hoa văn kết cườm lên gốm Bàu Trúc, Sĩ Hoàng đã không nâng các sản phẩm của làng gốm này lên về mặt thẩm mỹ , mà như đã nói, còn phá vỡ các giá trị tượng trưng mang tính truyền thống vốn có của nó–cái sâu lắng, gần gũi ngày nào đã trở thành diêm dúa và phù phiếm ... Các ngành mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam đang rất cần được khuyến khích, hỗ trợ phát triển. Không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà hơn nữa, sự phát triển của nó đã góp phần không nhỏ làm nên những vật chứng tượng trưng cho bản sắc và sức sống của một nền văn hóa, là những yếu tố làm nên một mối đồng cảm chung trong một cộng đồng. Rất tiếc cho đến nay , đây vẫn là lãnh vực yếu kém nhất. Dường như vẫn thiếu một sự tìm tòi sáng tạo thực sự, vẫn thiếu một sự định hướng phát triển phù hợp. Để có vẻ “ dân tộc”, các nhà thiết kế bấu ngay vào “ di sản” mà xào nấu, lắp ráp... Để có vẻ “ hiện đại”, các nhà thiết kế cũng không ngần ngại bắt chước ngay những hình mẫu trong sách Tây v.v...Kết quả, tất cả trở thành một mớ lộn xộn, lai căng, chẳng ra Tây, chẳng ra Tàu, cũng chẳng ra Ta… Mỗi thời đại đều có những phương tiện mới, những kỹ thuật mới , những chất liệu mới , và kéo theo , là cả những tiêu chuẩn thẩm mỹ mới… Những vấn đề này, trong ngành mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam vẫn đang là bất cập.
  5. Gốm kết cườm của Sĩ Hoàng không có ý nghĩa sáng tạo thực sự. Nó chỉ biểu hiện cho sự lẩn quẩn trong những bất cập vừa nêu … Khai mạc ngày 10-12-2001 , đến hết ngày 20-12-2001 , tại 92 Lê Thánh Tôn , quận 1 , tp Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2