intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Điện nước đầy đủ" vẫn...chưa đủ!

Chia sẻ: Văn Thị Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

46
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã từ lâu cái thuật ngữ "điện nước đầy đủ" được sử dụng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực xây dựng mà còn trong cuộc sống xã hội như một cụm từ tiếng lóng đầy ẩn ý...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Điện nước đầy đủ" vẫn...chưa đủ!

  1. "Điện nước đầy đủ" vẫn...chưa đủ! Đã từ lâu cái thuật ngữ "điện nước đầy đủ" được sử dụng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực xây dựng mà còn trong cuộc sống xã hội như một cụm từ tiếng lóng đầy ẩn ý... Tuy nhiên, phạm vi của bài viết này chỉ đề cập xoay quanh nghĩa đen của câu chuyện điện nước, các vấn đề kỹ thuật dưới góc nhìn của một kiến trúc sư có thâm niên thiết kế và thi công các công trình lớn nhỏ khác nhau. Có chính có phụ Ai cũng biết điện và nước là hai phần công năng cốt lõi của một ngôi nhà. Không được kể đến một cách hoành tráng lộng lẫy như phần kiến trúc – trang trí, cũng không bị lo lắng ám ảnh về sự bền chắc như khung xương kết cấu... nhưng điện nước lại là thành tố quyết định đến việc an cư – sử dụng – tiện nghi của một ngôi nhà, là nhu cầu tối thiểu và không thể thiếu trong khi nhà làm lỡ... xấu một chút hay chưa có đồ trang trí thì... vẫn có thể ở tạm được! Tuy nhiên, điện nước không chỉ có đơn thuần là điện và nước mà còn có hàng loạt các hạng mục liên quan khác gọi chung là các hạng mục kỹ thuật như hệ thống lạnh, thông gió tự nhiên, phòng cháy chữa cháy, âm thanh, ánh sáng, thông tin liên lạc, hệ thống nghe nhìn, thang máy… Vấn đề ở đây là mức độ cần thiết và tương thích của công trình đối với các hạng mục kỹ thuật đó. Ví dụ như một ngôi nhà phố hay thậm chí là biệt thự thông thường thì cần chi phải lắp đặt hệ thống điện ba pha, báo cháy và chữa cháy tự động như nhà xưởng hay cao ốc. Một căn phòng sinh hoạt bình thường thì trang bị hệ thống cách âm như rạp hát là không hợp, trừ khi đó là không gian nghe nhạc hi-end riêng tư của chủ nhân. Rồi gần đây còn nghe đôi chỗ gia chủ thắc mắc việc có nên sử dụng máy lạnh cục rời hay là hệ thống
  2. lạnh trung tâm, điện mặt trời có hoà lưới chung được không? Tất nhiên, với những chủ đầu tư dư thừa tiền của thì chẳng ai cấm họ trang bị cho công trình của mình thêm nhiều loại tiện ích kỹ thuật chi phí cao trên mức yêu cầu, thậm chí họ có thể lắp đặt cả hệ thống điều khiển tự động, hệ thống kiểm soát nhà thông minh… để làm cho công trình của mình thêm hoành tráng. Tuy nhiên, đối với phần đông những gia chủ từ cấp độ trung lưu trở xuống đang xây nhà trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi và hạ tầng kỹ thuật cũng chưa quá tiên tiến thì việc sử dụng các hạng mục kỹ thuật cao cấp cho ngôi nhà của mình nên được cân nhắc một cách cẩn trọng để tránh việc mà người ta thường gọi nôm na là “dùng dao mổ trâu để đi giết gà”!
  3. Vì thế, trái bóng “bao nhiêu là hợp lý” phải quay trở về nhà tư vấn, có thể là kiến trúc sư, cũng có thể là nhà thầu, hoặc thậm chí chính là gia chủ, miễn là các “cầu thủ” kể trên đủ năng lực để cầm bóng và phân phối bóng! Và dù là ai thì cũng đừng “đá qua đá lại” mà phải là người thực sự chịu trách nhiệm và phối kết tốt các bên với nhau. Những nguyên lý ngỡ như quá xa xưa trong nghề kiến trúc, đó là thích dụng – bền vững – kinh tế và thẩm mỹ, hoá ra vẫn chưa hề cũ khi áp dụng vào câu chuyện chọn lựa hệ thống điện nước. Từ nhu cầu sử dụng tìm ra hệ thống tương thích, từ hệ thống phù hợp sẽ chọn lọc cách thức thi công, song hành với tham khảo giá cả, độ an toàn và độ thẩm mỹ. Mỗi khu vực trong nhà đều có đặc thù riêng chứ không thể đổ đồng đèn cho các phòng như nhau, nôm na lại là cần cái gì thì lắp cái đó, không cần thì chẳng nên hoang phí tiền của đầu tư làm gì cho tốn kém. Có qua có lại Khi đã quyết định sử dụng các hạng mục kỹ thuật cụ thể thì công đoạn tiếp theo cần phải lưu ý chính là chỉ định vị trí lắp cụ thể. Đây là công việc của người thiết kế nhưng gia chủ cũng cần nên biết hoặc tham khảo ý kiến cả đơn vị thi công nữa để chọn lựa cho đúng. Thực tế đã có những nhóm thợ sau khi thấy gia chủ khá tin tưởng kiến trúc sư liền tỏ thái độ buông xuôi: được rồi, cứ thử làm theo bản vẽ xem sao! Điều này dẫn tới tình trạng thấy (bản vẽ) sai không nói, thấy (vật tư) lãng phí không góp ý, cho nên các hồ sơ thiết kế luôn phải “thòng” sẵn một câu “kích thước chỉ mang tính tham khảo, khi thi công phải kiểm tra thực tế tại công trường” nhằm tránh bên gia chủ và nhà thầu thấy chưa hợp lý mà vẫn làm rồi đổ thừa cho bản vẽ thiết kế! Các hệ thống kỹ thuật nói chung đều bao gồm ba phần: phần điều khiển, phần vận hành và phần bảo trì. Phần điều khiển chủ yếu là các công tắc cần đảm bảo sự tiện lợi cho việc sử dụng, sinh hoạt của những người sống trong nhà. Phần này mặc dù cũng có những nguyên tắc phổ biến nhưng đôi khi người thiết kế cũng có thể tham khảo ý kiến của gia
  4. chủ để đảm bảo việc sử dụng sau này của gia chủ được tiện lợi và an toàn (ví dụ nhà có người già hay trẻ em, có yêu cầu gì đặc biệt...) Phần thứ hai là phần lắp đặt – vận hành. Phần này là phần kỹ thuật đơn thuần nên vị trí lắp đặt buộc phải tuân thủ theo những quy định về kỹ thuật đặc thù để đảm bảo hệ thống có thể vận hành trơn tru, tránh các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng. Ví dụ phải có hệ thống tiếp đất an toàn cho tất cả các thiết bị điện. Hoặc các sàn có dùng nước (phòng tắm, sàn nước) phải có ống thoát tràn, phễu thu chống mùi hôi... Một số nhà cung cấp thiết bị điện nước có đặc thù tiêu chuẩn riêng nên gia chủ và nhà thầu phải yêu cầu được hướng dẫn, thậm chí hỗ trợ thi công hoặc thi công trực tiếp trọn gói chứ không phải bán hàng xong là... xong. Cuối cùng là phần bảo trì, đây là phần rất quan trọng mà gia chủ thường rất hay quên hoặc không coi trọng trong quá trình thiết kế và thi công. Về nguyên tắc chung thì phần vận hành luôn phải bao gồm tính toán chừa sẵn hệ thống đường ống kỹ thuật và máy móc thiết bị sao cho dễ dàng bảo trì sau này. Đa số hệ thống điện nước hiện nay được lắp đặt âm tường, âm sàn hay âm trần, một số chỗ có được bố trí tủ riêng hoặc xây tường, gắn lam nhẹ che lại để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc che chắn hoặc lắp đặt âm cần phải luôn tính toán đến công đoạn thăm khám, bảo trì hệ thống trong suốt quá trình sử dụng. Bởi vì một hệ thống kỹ thuật vừa lắp đặt mới thì thông thường chẳng có gì xảy ra trong thời gian vài tháng đầu. Nhưng về sau, việc kiểm tra, thăm khám cần thực hiện thường xuyên hơn nên nếu vị trí các điểm thăm khám không được tính toán trước thì sẽ gây ra việc đục phá làm hư hại, ảnh hưởng mỹ quan của công trình. Đơn cử như chuyện phổ biến đối với nhà ở Việt Nam hiện nay là vị trí lắp đặt cục nóng máy lạnh sao cho vừa thẩm mỹ, vừa không gây tiếng ồn và hơi nóng cho người xung quanh lại ít khi được quan tâm đúng mức.
  5. Trong một số không gian đặc thù việc để lộ Trần dạng lam hở giúp thuận tiện hơn khi đường ống điện nước lại là cách thức trang cần thay đổi, sửa chữa đường ống điện trí hiệu quả, ấn tượng. nước bên trên. Tuy nhiên không phải lúc nào hệ thống kỹ thuật đi âm cũng tốt, bởi vấn đề kinh phí và tiện dụng, bởi chuyện “tốt khoe xấu che” cũng phải tuỳ nơi tuỳ chỗ. Những không gian trong tầng hầm, nhà xe, nhà kho, sân thượng, xưởng sản xuất... thì hệ thống kỹ thuật hoàn toàn có thể được lắp nổi miễn sao đảm bảo các tiêu chuẩn về khoảng cách và bao che an toàn để tránh gây nguy hiểm cho người làm việc trong khu vực đó. Thậm chí ở những quán càphê, quán ăn, một số nhà thiết kế phá cách lại sáng tạo bằng cách sử dụng cả những đường ống kỹ thuật làm yếu tố trang trí, tạo ấn tượng và cá tính riêng.
  6. Có trước có sau Để đảm bảo việc sử dụng và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật đúng quy chuẩn về kỹ thuật cũng như về an toàn, việc thiết kế phải được chuẩn bị chu đáo ngay từ trước với sự phối hợp chặt chẽ và có tính toán giữa các bộ phận kiến trúc, kết cấu và kỹ thuật. Bộ phận kiến trúc sẽ quy định cụ thể các vị trí có thể lắp đặt hệ thống kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến mỹ quan công trình và an toàn cho người sử dụng. Bộ phận kết cấu phải tính toán gia cố hệ thống kết cấu trong trường hợp có hệ thống kỹ thuật đi xuyên qua, đặc biệt là tại các vị trí xuyên dầm và xuyên sàn. Bộ phận kỹ thuật kiểm tra phối hợp với hai bộ phận kiến trúc và kết cấu để đảm bảo việc lắp đặt đúng theo quy định của nhà sản xuất, không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy móc thiết bị. Nếu việc phối hợp này được làm tốt trong giai đoạn thiết kế thì khi tiến hành thi công sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Còn bằng không thì việc thi công sẽ dễ dàng bị ách tắc, chậm tiến độ do bộ phận này phải chờ bộ phận kia xử lý các tình huống rồi mới thi công tiếp được. Chuyện thường gây va chạm trong các công trình hiện nay chính là thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận dẫn đến giảm sút chất lượng và thẩm mỹ công trình. Một bức tường mới sơn hoàn thiện xong thì... xuất hiện anh thợ điện cầm búa nện như điên để lắp đặt hệ thống dây ngầm cho một ổ cắm, rồi sau đó mới trám trét lại bằng hồ (mà chưa chắc là do “chính chủ” đục tường làm), rồi trám trét bột, xả nhám, sơn lót, rồi mới sơn lại cả bức tường! Hoặc khi công trình được đưa vào sử dụng vài tháng thì ống thoát nước bị rò rỉ nhưng do thiết kế không có tính toán dự trù cửa thăm khám hệ thống thoát nước nên bắt buộc phải dùng đến búa đục cả sàn phòng tắm lên hoặc đục ngang hộp gen ra để tìm vị trí rò rỉ… Bao nhiêu công đoạn, bao nhiêu thời gian, bao nhiêu vật tư phải tiêu tốn một cách lãng phí chỉ vì các nhà thiết kế – thi công – giám sát không phối hợp tốt với nhau ngay từ lúc ban đầu. Có trước có sau trong thiết kế – thi công hệ thống điện nước (hay kỹ thuật nói chung) chính là thái độ tôn trọng nhau, phân bổ khoa học tiến độ thi công, tránh chồng lấn công việc, dự trù đúng và đủ thời gian các bên ra – vào để giảm thiểu thất thoát
  7. lãng phí. Có trước có sau còn là chừa cho gia chủ sử dụng sau này khả năng xem xét, chỉnh sửa khi có sự cố, như một mảng tấm trần “sống” có thể gỡ được, một nắp hộp gen cạy ra xem đường ống, không tốn kém là bao nhưng thể hiện đúng thái độ làm việc chuyên nghiệp, đúng đắn và công tâm. Hậu quả của việc thiếu phối hợp trong việc thiết kế hệ thống kỹ thuật ngay từ đầu thường được quy ra tiền – ít hay nhiều tuỳ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của hệ thống kỹ thuật được sử dụng – và cả thời gian kéo dài tiến độ, thời gian các bên đợi nhau, lãng phí vật tư và chi phí quản lý... Có trường hợp tệ hại hơn, hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan công trình hoặc gây phiền toái cho người sử dụng công trình đến mức khó lòng sửa chữa được. Thế mới thấy “điện – nước” là một hạng mục công việc không hề đơn giản. Không phải chỉ cần điện đủ và nước đầy là được!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2