intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Gieo hành vi, gặt thói quen”

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc cha mẹ luôn cố gắng thực hiện những hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực, biết kiểm soát và điều khiển bản thân mình sẽ góp phần xây dựng và uốn nắn hành vi, thói quen của con cái một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi chiều tối, ai đứng ngoài cửa nhà chị Liên cũng đều nghe tiếng trẻ con hét: “Đập chết mẹ nó luôn”, “Đáng kiếp”, “Cho nó tiêu luôn”… Đó là tiếng cu Tin, con chị Liên, từ lớp mẫu giáo về là Tin được coi phim hoạt hình siêu nhân. Và cùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Gieo hành vi, gặt thói quen”

  1. “Gieo hành vi, gặt thói quen” Việc cha mẹ luôn cố gắng thực hiện những hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực, biết kiểm soát và điều khiển bản thân mình sẽ góp phần xây dựng và uốn nắn hành vi, thói quen của con cái một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi chiều tối, ai đứng ngoài cửa nhà chị Liên cũng đều nghe tiếng trẻ con hét: “Đập chết mẹ nó luôn”, “Đáng kiếp”, “Cho nó tiêu luôn”… Đó là tiếng cu Tin, con chị Liên, từ lớp mẫu giáo về là Tin được coi phim hoạt hình siêu nhân. Và cùng với diễn tiến trong phim, Tin luôn hào hứng xổ liên thanh những câu đầy bạo lực như vậy. Con tôi mà… giống ai vậy?!
  2. Rồi chừng một giờ sau, khi Tin tắm rửa xong, đến lúc ăn cơm, hàng xóm lại tiếp tục nghe những câu tương tự như vậy. Nhưng lúc này nghe “Đập nó…”, “Đáng kiếp…” một cách mạnh mẽ và có uy lực hơn nhiều vì đó là tiếng của ba Tuấn chứ không phải tiếng của Tin nữa. Tin đang khóc bù lu bù loa, mẹ vừa cằn nhằn vừa dọn dẹp đống cơm Tin phun tùm lum. Đến hôm sau, Tin đi học về, lại coi phim hoạt hình và lại tiếp tục… Vậy mà hôm trước, khi bác tổ trưởng dân phố góp ý chị Liên sao không nhắc nhở, dạy dỗ con ăn nói đàng hoàng, chị Liên chép miệng phân bua: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính bác ơi, nó con nhà này mà giống ai đâu, hổng biết nữa?!”. Rồi chị Liên kể trong lớp mẫu giáo của Tin có một đứa còn “kinh” hơn nhiều, chửi thề, văng tục luôn miệng. Có bữa đưa Tin đến lớp, chị nghe thằng bé kia chửi thề, sợ ảnh hưởng đến con nên chị đến góp ý với cô giáo, nhờ cô phạt bé và nhắc nhở cho phụ huynh của bé biết để uốn nắn, sửa chữa. Ai ngờ cô giáo nói với chị Liên: “Dạ, chị thông cảm, tụi em cũng có nhắc nhưng mà khó quá vì ba của bé đã từng chửi mẹ bé ngay cửa lớp học, trước mặt con và cả cô giáo”.
  3. Vẫn còn đâu đó nhiều bậc phụ huynh có cùng quan điểm với chị Liên như trên, đó là tuy con mình sinh ra, nhưng “đứa nào ngoan thì nhờ, hư thì chịu vì trời định như thế rồi, biết làm sao được”. Cũng có những bố mẹ không đổ thừa ông trời nhưng lại đổ thừa… thầy cô giáo, nhà trường, theo kiểu “trăm sự nhờ thầy” nên con hỗn, con lì cũng “tại thầy”. Kể từ khi cho con đến trường, cứ mỗi lần trẻ có hành vi gì sai trái, bố mẹ lại ta thán: “Ở trường cô (thầy) dạy mày như vậy đó hả?!”. Có người lại đổ thừa tại con người khác. Luận điệu của những phụ huynh này là: “Hồi đó con tôi ngoan lắm, chỉ từ hồi học chung, chơi chung, ngồi chung với con mấy người nó mới đổ đốn ra như vậy”. Từ thói quen đến… thói quen Các bậc cha mẹ đã quên một điều là trẻ con nhận thức các tác động xung quanh rất nhanh mà môi trường và những người gần gũi thường xuyên nhất với các em chính là bố mẹ và gia đình. Ngay từ khi lọt lòng, dù trẻ chưa biết nói thì các cơ quan nhận thức của trẻ vẫn luôn hoạt động, và liên tục theo quá trình lớn lên, trẻ tiếp thu mọi nguồn thông tin tác động xung quanh mình. Những hành vi, cử chỉ, lời
  4. ăn tiếng nói, cách sinh hoạt, giao tiếp ứng xử của bố mẹ luôn là những tác động trực quan sinh động diễn ra hằng ngày, trẻ nhập tâm những điều đó rất nhanh. Khi lớn lên, trẻ bắt đầu bộc lộ những điều đã tiếp thu trước đó. Khi đó, cha mẹ lại ngỡ ngàng bảo: “Tôi đâu có dạy nó mấy thứ này bao giờ?”. Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể phát triển, các em nhận ra mình đã là người lớn, ít nhất cũng là qua hình thể. Mà đã là người lớn thì phải nói năng, cư xử, hành động như người lớn. Lúc đó, mỗi một hành vi của cha mẹ lại tiếp tục là bài học sinh động cho con cái bắt chước, lây nhiễm. Cùng với những chuẩn mực được cha mẹ khuyên răn mỗi ngày thì những hành vi cụ thể khi người lớn làm điệu, hút thuốc, cãi nhau, gia trưởng, bạo lực, bừa bộn cẩu thả, khinh người, đua đòi, bồ bịch v.v… đều là những điều có thể lây truyền cho con trong môi trường gia đình. Có một câu chuyện đầy tính giáo dục mà chắc là nhiều người biết: Trong một gia đình ba thế hệ, ông nội đã già yếu, không làm được việc gì phụ giúp con cháu nữa. Một hôm, con trai ông – bố của một đứa trẻ – vào rừng đẵn
  5. những khúc cây to đem về nhà. Đứa trẻ mới hỏi bố: “Bố đốn cây làm gì thế hả bố?”. Bố trả lời: “Để đóng xe đẩy ông nội vào rừng, ông nội già rồi vô dụng quá, chẳng làm được gì cả”. Đứa trẻ nhanh nhảu: “Vậy sau khi đẩy ông nội vào rừng, bố nhớ mang cái xe về cho con nhé, để mai mốt đến lúc bố già, con khỏi phải mất công đóng cái xe khác!”… Ông bà đã dạy “Gieo gì gặt nấy”. Người Trung Hoa cũng có câu “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Việc cha mẹ luôn cố gắng thực hiện những hành vi tốt, phù hợp chuẩn mực, biết kiểm soát và điều khiển bản thân mình sẽ góp phần xây dựng và uốn nắn hành vi, thói quen của con cái một cách hiệu quả nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0