Tham khảo tài liệu 'ðiều trị cường giáp trạng ở phụ nữ mang thai: thuốc nào an toàn?', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Ðiều trị cường giáp trạng ở phụ nữ mang thai: Thuốc nào an toàn?
- Ðiều trị cường giáp trạng ở phụ nữ mang
thai: Thuốc nào an toàn?
Cường giáp trạng gặp ở khoảng 0,1- 0,2% số phụ nữ mang
thai, trong đó bệnh Basedow là nguyên nhân thường gặp
nhất, các nguyên nhân khác ít gặp hơn như nhân độc tuyến
giáp hoặc bướu giáp đa nhân. Cường giáp nếu không được
kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả
mẹ và thai nhi.
Với người mẹ mang thai, suy tim có thể xuất hiện, tiểu đường
cũng khó kiểm soát hơn nếu xảy ra đồng thời với cường giáp.
Đối với thai nghén, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tình
trạng cường giáp dai dẳng có thể gây ra nhiều biến chứng cho
thai như chết lưu, đẻ non, chậm phát triển thai hoặc các bệnh lý
của thai. Ngoài ra, khoảng 1 - 10% số trẻ đẻ ra có thể bị cường
giáp sơ sinh, tuy nhiên, tình trạng này thường thoáng qua.
Do iốt phóng xạ bị chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ mang thai
nên điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng vẫn là sự lựa chọn hàng
đầu hiện nay với nhiều thầy thuốc trong xử trí cường giáp ở phụ
nữ mang thai. Phẫu thuật cắt tuyến giáp bán phần chỉ được chỉ
định khi việc điều trị bằng thuốc thất bại hoặc sản phụ không
dung nạp được thuốc do tác dụng phụ hoặc sản phụ quá lo lắng
về tác dụng phụ của thuốc đối với thai, phẫu thuật thường được
tiến hành vào 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Hình ảnh tuyến giáp.
Các thuốc kháng giáp trạng
Kể từ khi những thuốc kháng giáp trạng đầu tiên là thiourea và
thiouracil được đưa vào sử dụng năm 1943, nhiều loại thuốc
kháng giáp khác an toàn hơn đã ra đời sau đó, như
methylthiouracil, propylthiouracil, thiamazole và các dẫn xuất
của nó (như methimazole, carbimazole).
Về tác dụng phụ đối với mẹ: carbimazole, thiamazole và
propylthiouracil có nguy cơ gây tác dụng phụ tương tự nhau đối
với mẹ, thường gặp nhất là gây giảm nhẹ số lượng bạch cầu, xảy
ra ở khoảng 12% số người dùng thuốc và thường thoáng qua.
Mất bạch cầu hạt là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng hiếm gặp,
chỉ xảy ra ở khoảng 0,2% số bệnh nhân và thường ở những
người trên 40 tuổi, dùng liều cao của carbimazole hoặc
thiamazole. Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn (< 5% số người
dùng) là nổi ban đỏ, sẩn ngứa, buồn nôn và nôn, sốt, đau đầu,
đau khớp, rụng tóc và rối loạn vị giác. Các tác dụng phụ khác rất
hiếm gặp là vàng da ứ mật, viêm mạch và tổn thương tế bào
gan…
- Về nguy cơ gây dị tật bẩm sinh thai nhi: cho đến nay có rất ít
bằng chứng cho thấy các thuốc kháng giáp có liên quan với các
dị tật bẩm sinh. Theo một nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài, tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở những đứa con của các bà mẹ
cường giáp không được điều trị là 6% so với chỉ 1% ở những bà
mẹ được điều trị bằng thiamazole trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ dị tật bẩm sinh là 3% ở những
đứa trẻ mà mẹ được điều trị với propylthiouracil và 2,7% với
những bà mẹ dùng thiamazole, những tỷ lệ này tương đương với
tỷ lệ dị tật bẩm sinh ngẫu nhiên trong cộng đồng chung (2-5%).
Trước đây có một số báo cáo về nguy cơ gây bất sản da của thai
nhi với thiamazole nhưng những nghiên cứu sau đó đã không
chứng minh được điều này.
Đối với sự phát triển và hoạt động chức năng của thai nhi và trẻ
sơ sinh: suy giáp và bướu giáp là những nguy cơ rõ rệt nhất có
thể xảy ra liên quan đến việc bà mẹ điều trị bằng thuốc kháng
giáp trạng. Propylthiouracil ngay ở liều thấp 100 - 200mg ở mẹ
cũng có thể gây tình trạng suy giáp ở thai nhi. Khoảng 1% số trẻ
sơ sinh của những bà mẹ có dùng thuốc kháng giáp trong thời kỳ
mang thai có biểu hiện suy giáp và bướu giáp nhỏ. Tuy nhiên,
các tai biến này thường chỉ thoáng qua, các nghiên cứu dịch tễ
học đã cho thấy, việc điều trị thuốc kháng giáp trong thời kỳ
mang thai không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và
tinh thần lâu dài của trẻ.
Về việc lựa chọn thuốc kháng giáp trong thời kỳ mang thai: mặc
dù carbimazole và thiamazole có ít tác dụng phụ cho mẹ hơn so
với propylthiouracil và cả 3 thuốc đều có thể qua hàng rào rau
thai và gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của thai nhi,
nhưng propylthiouracil là thuốc được ưu tiên lựa chọn ở phụ nữ
- có thai và cho con bú do thuốc này có khả năng gắn mạnh hơn
với protein huyết tương, ít tan trong nước và ion hóa ở pH 7,4,
điều này giúp cho thuốc ít ngấm vào tuyến giáp của thai nhi và
sữa mẹ. Tỷ lệ ngấm qua rau thai của propylthiouracil được ghi
nhận bằng khoảng 1/4 tỷ lệ ngấm của thiamazole. Liều dùng
thuốc nên giảm ngay khi kiểm soát được các triệu chứng cường
giáp trên lâm sàng và nồng độ hóc môn tuyến giáp T4 trở về
giới hạn bình thường.
Với người mẹ mang thai, suy tim có thể
xuất hiện, tiểu đường cũng khó kiểm soát
hơn nếu xảy ra đồng thời với cường giáp.
Thuốc chẹn bêta giao cảm (propranolol)
Mặc dù trong thực hành lâm sàng, nhiều thầy thuốc đã sử dụng
an toàn propranolol liều thấp ở phụ nữ có thai để điều trị tăng
- huyết áp và cường giáp, nhưng cũng đã có những báo cáo ghi
nhận các tai biến của propranolol đối với thai nhi và trẻ sơ sinh,
như chậm phát triển thai, rau thai nhỏ, hạ đường huyết, hạ canxi
huyết, chậm nhịp tim và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh… Các tai biến
này xảy ra chủ yếu khi thuốc được dùng trong 3 tháng cuối của
thai kỳ.