intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Khẩu chiến" trước mặt con trẻ (Phần cuối)

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai có thể tránh khỏi những trận cãi vã nhưng liệu chúng ta đã làm đúng cách chưa? Bạn hãy tham khảo những phương pháp sau để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn mà không làm bé cảm thấy bối rối. Bé nhìn nhận cuộc cãi vã như thế nào? Trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi Các bé hiểu được giọng và ngôn ngữ cơ thể cũng như cảm . xúc của bạn qua cuộc trò chuyện. Khi bạn tham gia vào một “cuộc tranh luận sôi nổi” về việc chăm sóc bé thế nào là tốt thì bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Khẩu chiến" trước mặt con trẻ (Phần cuối)

  1. "Khẩu chiến" trước mặt con trẻ (Phần cuối) Không ai có thể tránh khỏi những trận cãi vã nhưng liệu chúng ta đã làm đúng cách chưa? Bạn hãy tham khảo những phương pháp sau để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn mà không làm bé cảm thấy bối rối. Bé nhìn nhận cuộc cãi vã như thế nào? Trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi
  2. Các bé hiểu được giọng và ngôn ngữ cơ thể cũng như cảm . xúc của bạn qua cuộc trò chuyện. Khi bạn tham gia vào một “cuộc tranh luận sôi nổi” về việc chăm sóc bé thế nào là tốt thì bé cũng sẽ cảm khóc, hoặc lên tiếng vì cảm thấy hai người mà bé yêu thương đang lớn tiếng với nhau. Khi đó, bạn hãy giảm nhiệt cuộc tranh luận và nhỏ giọng lại. Hãy ôm lấy nhau, cười và nhìn vào mắt bé khi nói rằng, “Không sao con à! Bố mẹ vẫn rất yêu nhau mà”. Trẻ ở độ tuổi mầm non Các bé ở độ tuổi này có thể nghĩ chúng là nguyên nhân gây ra cuộc cãi vã này. Tiến sĩ Klein cho biết “trẻ con có cách nghĩ rất kỳ lạ. Chúng tin mình là cái rốn của vũ trụ.” Vì vậy, trẻ có thể nghĩ: “Giá như con không đánh vào đầu em thì bố mẹ sẽ không cãi nhau nữa. Hãy trấn an trẻ và giải thích cho bé hiểu rằng bố mẹ đang giận nhau, nhưng không phải lỗi của bé mà vì bố mẹ chưa hiểu hết ý muốn của
  3. người kia mà thôi Trẻ ở độ tuổi đi học Bé 5 hay 6 tuổi đôi khi nghĩ đến những điều tệ hại nhất – như việc bạn sẽ ra tòa ly dị – nếu những cuộc cãi vã không được giải quyết. Tiến sĩ Cummings nhận ra rằng, những bé sống trong gia đình hay cãi vã có thể cảm thấy lo lắng, trầm cảm và lối loạn giấc ngủ. Chúng cũng có thể gặp khó khăn để tập trung vào việc học và hòa nhập cùng bạn bè. Thay vì gạt bỏ cuộc cãi vã bằng cách nói “mọi chuyện vẫn ổn con à”, bạn hãy chấp nhận sự bất đồng và thuật lại cách giải quyết của bạn cho bé nghe nếu có thể. Và khi không có cách giải quyết, bạn đừng nói dối bé mà hãy giải thích rằng quá trình tìm cách giải quyết vấn đề sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình vượt qua khó khăn. Những chủ đề kiêng kỵ Nỗi lo tiền bạc Những cuộc trò chuyện trước mặt bé phải thật đơn giản và cụ thể thay vì đầy lo lắng và sợ hãi. Bạn hãy nói với bé rằng: “Tiền không dễ kiếm được nhưng bố mẹ vẫn đủ sức
  4. để lo cho con” chứ không nên giận cá chém thớt khi nói với con rằng “nuôi con vất vả lắm con biết không?”. Quyết định việc nuôi dạy con cái Nuôi nấng và dạy dỗ con cái cần có sự đồng thuận của hai vợ chồng, việc bố mẹ thống nhất trong cách giáo dục con sẽ khiến bé sống có kỷ luật hơn. Đừng để xảy ra cãi vã vì chồng hay vợ bạn chiều con quá mức. Bạn hãy sắp xếp thời gian để thảo luận những quyết định quan trọng trong việc nuôi dạy con cái khi bé đã ngủ nhé. Sống trong gia đình có cha mẹ thường xuyên bất đồng dễ khiến trẻ trầm Những gì bắt đầu bằng “Có thể…”
  5. “Chúng ta có thể phải chuyển đi” hay “Bố có thể thất nghiệp” là những câu bạn không nên nói với con khi muốn thông báo cho bé điều gì đó. Trẻ cũng sẽ ảnh hưởng và lo lắng khi biết một sự việc ở mức độ chưa rõ ràng. Bạn đừng nói như thế cho đến khi bạn biết chắc chuyện gì sẽ tới và mình sẽ làm được gì, cũng như có kế hoạch xử lý nó ra sao. Lo lắng về các con Có phải bé gặp khó khăn khi kết bạn ? Bé vẫn chưa biết đọc ? Các bạn hãy thảo luận những vấn đề này với nhau hay với thầy/cô giáo hoặc nhà tâm lý học đường. Những vấn đề các bạn tranh cãi trước đó Hãy rút kinh nghiệm! Nếu bạn biết rằng chủ đề này vô cùng nhạy cảm, có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, hãy đảm bảo rằng các con không ở đó khi bạn nói. Đời sống tình dục của bạn hay vấn đề về mối quan hệ với gia đình hai bên Thật chẳng có gì hay khi con cái phải nghe bố mẹ tranh cãi về những chuyện rất riêng tư như thế. Chuyện “yêu” là của riêng hai bạn, và chỉ nên “đóng cửa bảo nhau” mà thôi. Tương tự như vậy, khi có điều gì không hợp với gia đình
  6. nhà chồng (hoặc nhà vợ) cũng nên nói riêng với nhau, đừng tạo ấn tượng cho bé rằng nhà nội hay nhà ngoại của mình không tốt, cách nhìn nhận của bạn không nên làm ảnh hưởng đến tình cảm của bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2