Đề bài: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người <br />
làm danh giá cho nghề nghiệp”. (Paxtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh (chị) <br />
hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường<br />
Bài làm<br />
Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp <br />
cho cuộc đời mình như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.<br />
Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Paxtơ: <br />
“Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá <br />
cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong <br />
xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề <br />
nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh <br />
giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân,... bởi nghề <br />
nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm <br />
danh giá cho nghề nghiệp” đây mới là ý nghĩa sâu sắc trong câu nói của Paxtơ. Vì sao <br />
vậy? Chỉ khi nào con người làm tốt nghề nghiộp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy <br />
được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo <br />
không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư <br />
của tâm hồn”; những người thầy thuôc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng <br />
không thể được vinh danh là “lương y như từ mẫu”? Giá trị của nghề dạy học và nghề <br />
chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc <br />
là như vậy. Và những nghề khác cùng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con <br />
người chứ không phải nghề nghiệp.<br />
Trên ý nghĩa đó, câu nói của Paxtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp <br />
ra trường? Trước hết, nếu “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần <br />
phải chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội, chẳng hạn như kinh tế, tài chính, <br />
ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa, ...? Một sự “chạy theo” như thế có <br />
hợp lí không? Đôi với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không <br />
sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thì cần suy nghĩ lại, <br />
bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không <br />
phải chọn ngành nghề để có “danh giá”! Danh giá ở đây là danh giá cho chính mình, <br />
nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” <br />
như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo <br />
những ngành nghề đó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? ớ đây còn có vấn đề nhu <br />
cầu của đất nước, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng <br />
dân tộc chứ đâu phải chỉ sôhg riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân <br />
tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề <br />
nghiệp” như Paxtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có <br />
thể làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần <br />
phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực,...) thì mới <br />
có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt đẹp, có danh <br />
giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có <br />
danh giá thì cùng tức là đã góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã <br />
hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Paxtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng <br />
như vậy. Cho nên, nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy <br />
năng lực, dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại <br />
chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sông không hiếm những <br />
trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, <br />
thấm thìa cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.<br />
Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao <br />
cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể <br />
phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong <br />
việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên <br />
danh giá cho nghề nghiộp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến <br />
thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây <br />
hại đến cả cuộc đời.<br />