Đề bài: "Kính trọng thầy như kính trọng cha”. Từ lời khuyên trên anh (chị) hãy <br />
viết bài văn khoảng 400 chữ bàn về sự kính trọng<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Cha mẹ sinh ra ta, vất vả nuôi ta khôn lớn. Thầy cô là người truyền cho ta tri thức, dạy ta <br />
làm người. Chính vì vậy, mà chúng ta phải biết ơn và “Kính trọng thầy như kính trọng <br />
cha”. Lời khuyên đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.<br />
<br />
Nếu như cha mẹ nuôi ta lớn lên bằng vật chất thì thầy cô lại nâng đỡ ta bằng tinh thần. <br />
Rời chiếc nôi đầy ắp tình yêu thương của cha mẹ, chúng ta bước vào cánh cổng tri thức <br />
với vòng tay che chở, nâng đỡ của thầy cô. Không mang nặng đẻ đau chín tháng mười <br />
ngày nhưng đối với thầy cô, học trò luôn là những đứa con ngây thơ, hồn nhiên. Mong con <br />
khôn lớn, không ngại nắng mưa, thầy cô vẫn hàng đêm miệt mài bên nhĩtng trang giáo án <br />
để hôm sau bước lên bục giảng truyền lại cho chúng em những tri thức mới mẻ. Sự <br />
trưởng thành của học trò là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy cô.<br />
<br />
Đúng như nhà văn Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) từng nói: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt <br />
trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng tri thức người thầy soi rọi cho ta vẫn còn mãi mãi”. <br />
Vì vậy, chúng ta không chỉ kính trọng thầy cô như kính trọng cha mà còn biết ơn sâu sắc.<br />
<br />
Kính trọng thầy như kính trọng cha là một lời khuyên, lời dạy vô cùng sâu sắc. Đốì với <br />
tôi, thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của tôi. Thầy cô dạy cho tôi những điều <br />
hay, lẽ phải, dạy cho tôi biết yêu thương, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. <br />
Như một người lái đò thầm lặng đưa khách qua sông. Khách đi rồi nhưng người lái đò <br />
vẫn còn đó, vẫn dõi theo sự trưởng thành của học sinh.<br />
<br />
Hôm nay đây, tôi đã là một học sinh trung học, tôi vô cùng biết ơn thầy cô, người đã dạy <br />
dỗ tôi trưởng thành. Dù có đi xa nhưng ngôi trường và hình bóng thầy cô luôn hiện lên <br />
trong tôi.<br />