intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xao nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn. Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp .hơn… Bản thân bạn có thể cũng có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc

  1. “Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xao nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn. Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp
  2. hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình. Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau: Khi bạn là người đố kỵ: - Hiểu rõ vị trí của bản thân: Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người có khả năng”. - Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì.
  3. - Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi. Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ: - Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn. - Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo.
  4. - Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2