intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Nghệ thuật đối xử” hay sự tôn trọng

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

148
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người xưa có câu “của cho không bằng cách cho”. Một vật có giá trị hay không, nằm ở cách mà người khác “trao đổi” với nhau. Vật càng có giá trị thì từ người cho đến người nhận đều thể hiện ý tôn trọng. Càng được tôn trọng, càng có giá trị! Chính vì điều đó, nên chứng kiến cảnh đại hội thường niên của HFF kiến nghị thu hồi tên của CLB bóng đá TPHCM, người ta dễ cảm thấy bị tổn thương. Thì đấy: cả đại hội rần rần giơ phiếu, bất chấp những lời trần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Nghệ thuật đối xử” hay sự tôn trọng

  1. “Nghệ thuật đối xử” hay sự tôn trọng Người xưa có câu “của cho không bằng cách cho”. Một vật có giá trị hay không, nằm ở cách mà người khác “trao đổi” với nhau. Vật càng có giá trị thì từ người cho đến người nhận đều thể hiện ý tôn trọng. Càng được tôn trọng, càng có giá trị! Chính vì điều đó, nên chứng kiến cảnh đại hội thường niên của HFF kiến nghị thu hồi tên của CLB bóng đá TPHCM, người ta dễ cảm thấy bị tổn thương. Thì đấy: cả đại hội rần rần giơ phiếu, bất chấp những lời trần tình của đại diện duy nhất (lại không phải được mời đích danh) có mặt để bảo vệ quyền lợi cho CLB mình. Từ việc ấy, chẳng biết có còn ai nhớ lúc trước cũng chính trong số đông đảo người kiến nghị rút tên ấy cũng rần rần đã đấu tranh, vận động thế nào để trao cái tên TPHCM ấy cho Thép-Cảng, bất chấp sự phản đối lẫn cảnh báo từ dư luận. Nay, chỉ trong một giờ ngắn ngủi, tất cả bỗng đảo lộn. Ở đây, chúng tôi không muốn bàn đến chuyện đại diện của CLB TPHCM có đáng bị đối xử như vậy hay không. Chúng tôi chỉ thấy rằng,
  2. việc lấy lại một cái tên theo cách như vậy thì liệu có thực sự trân trọng cái tên ấy hay không, khi mà người “phải trả lại tên cho em” đang mang cảm giác bị “tước đoạt”, còn người kiến nghị thu hồi lại có cảm giác “hối hận” vì khi xưa đã lỡ ủng hộ chuyện chuyển tên. o0o Chao ôi, nhớ cái ngày mà Thép-Cảng đổi tên thành CLB TP.HCM đã lấy đi bao nhiêu giọt nước mắt của những người yêu đội bóng Cảng Sài Gòn. Rồi lại nhớ đến cái ngày mà bầu Hưng hạnh phúc ra sao, khi được thành phố tín nhiệm khai sinh cái tên CLB TPHCM để Trung tâm Thành Long của ông quản lý. Ngày ấy, ông Tư Tạo (Chủ tịch HFF nhiệm kỳ trước) vui ghê lắm. Ai cũng hy vọng sẽ có một đội bóng thật xứng đáng với bóng đá Sài Gòn. Chính vì vậy, khi không làm được nhiều cho đội, bầu Hưng cũng sẵn sàng trao lại nó cho Thép-Cảng với một giá chuyển nhượng “hữu hảo”. Khi ấy, đấy là hành động đầy trách nhiệm của bầu Hưng, bởi ông kỳ vọng sẽ có một đơn vị khác đối xử với cái tên mang nặng tinh thần địa phương ấy tốt hơn những gì mà ông chưa làm được.
  3. Còn nhớ, báo chí thời gian đó đã phản ứng với HFF dữ dội lắm. Chính báo SGGP Thể Thao đã có hàng loạt bài viết phân tích rất kỹ những bất cập trong việc đổi tên. Từ chuyện tế nhị khi cổ động, đến mục đích ẩn phía sau của phía Thép-Cảng. Đấy là chưa nói, đổi tên nghĩa là đã làm biến mất một thời oai hùng của Cảng Sài Gòn... Những đề cập của báo chí lúc đó là lời cảnh báo xuất phát từ lòng tôn trọng cái tên “TPHCM”. Vậy nhưng, những người có trách nhiệm đã “mũ ni che tai”. Tất cả đều thể hiện sự duy ý chí, và không để ý gì đến khía cạnh tâm lý lẫn cảm xúc của chính người hâm mộ bóng đá Sài Gòn. Người thì vì sức ép phải có một đại diện ra trò cho bóng đá Sài Gòn, người thì vì lấy tên mang tính chất đại diện như vậy để dễ xin đất, xin cơ chế. Chẳng ai tỉnh táo để hiểu rằng: sinh ra một cái tên thì dễ, duy trì được nó mới là khó. Giờ thì hậu quả nhãn tiền... o0o
  4. Như chúng tôi đã phân tích, lấy lại tên TPHCM để làm gì? Giải quyết được cái gì? Hay chỉ đơn thuần là để sửa chữa một sai lầm, hoặc để tránh những rắc rối về mặt dư luận? Khi bầu Hưng đồng ý trao tên là ông muốn điều tốt đẹp hơn. Trong khi Thép-Cảng sở hữu được cái tên ấy bằng việc chuyển nhượng đội bóng. Như vậy, muốn lấy lại tên thì phải giải quyết cùng lúc cả 2 vấn đề đó. Thứ nhất: Không còn cách nào khác để “phụ giúp” CLB TPHCM xứng đáng với tên gọi này hay sao? Nếu ngày trước, HFF dám chấp nhận biết bao lời phê phán khi tán thành việc đổi tên, vậy bây giờ, “dũng khí” ấy đâu hết cả rồi mà sao không tìm cách “ép” phía Tổng công ty Thép phải cư xử đàng hoàng với những lời hứa trước kia. Chịu sức ép và sức nóng của dư luận còn được, huống hồ gì chỉ là những tranh cãi trên bàn đàm phán trong phòng máy lạnh. Hoàn toàn có những giải pháp như chuyển đổi CLB thành công ty đại chúng như kiểu Becamex Bình Dương, đề nghị mua lại cổ phần, đặt ra những điều kiện cơ bản nhằm bảo vệ giá trị cho cái tên “TPHCM”. Khi ấy, nếu phía công ty không đáp ứng được thì mới có cơ sở để đòi lại tên.
  5. Thứ hai: Việc Thép-Cảng chuyển đổi tên là thông qua một sự chuyển nhượng rõ ràng. Vì thế, không thể tự nhiên yêu cầu phía công ty trả lại tên được, bởi ai sẽ đền bù cho các thiệt hại (nếu có) của doanh nghiệp ấy khi bị “thay tên - đổi họ”? o0o Nói như vậy không có nghĩa là là ủng hộ cho việc phía CLB bóng đá TPHCM cứ khư khư giữ tên TPHCM mà chẳng làm gì tốt đẹp hơn cho cái tên ấy. Chúng tôi chỉ muốn đề cập đến cách “cho” và cách “lấy” mà HFF đã làm ở 2 thời điểm. Cả hai lần, sự tổn thương lớn nhất lại chính là cái tên TPHCM đáng trân trọng và cao quý. Hãy nhớ rằng, cái tên ấy đang gắn liền với một đội bóng. Chính đội bóng ấy mới là điều cốt lõi phải quan tâm, bởi phía sau nó là quá khứ, là lịch sử, là hoài niệm. Gắn lên, hay lấy đi của nó một cái tên chỉ là chuyện đơn giản, nhưng cái chính là sự đối xử, một sự đối xử có nghệ thuật của sự tôn trọng! VIỆT TÂM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2