YOMEDIA
ADSENSE
"Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."
54
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hiện tượng sẽ được nói đến ở đây có vẻ là cục bộ đối với Gogol. Song nó lại dẫn dắt đến những đặc tính cơ bản của thi pháp của ông. Tôi nói về hệ biểu tượng về sự lặng đờ hay hóa đá ở Gogol.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: "Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."
- "Nỗi Kinh hoàng đã hóa đá tất cả..."
- Hiện tượng sẽ được nói đến ở đây có vẻ là cục bộ đối với Gogol. Song nó lại dẫn dắt đến những đặc tính cơ bản của thi pháp của ông. Tôi nói về hệ biểu tượng về sự lặng đờ hay hóa đá ở Gogol. Về một phương diện nhất định nó giống như cái “huyền thoại về tượng” đã được Roman Jakobson khảo sát trong thời đại của ông. Nhà khoa học này đã cho thấy rằng sự vận hành của huyền thoại ấy ở mức độ nhất định đã quyết định dấu ấn của cá tính thi ca nơi Pushkin. Vị tất chúng tôi sai lầm, nếu giả định một quan hệ lệ thuộc như thế cả ở Gogol. Ngay ở mặt ngoài, sáng tác của Gogol khá nổi bật về phương diện này – hàng chục công thức về sự lặng đờ (hay hóa đá) tràn ngập các tác phẩm của ông: “Nỗi kinh hoàng đã hóa đá tất cả mọi người trong nhà”, “tất cả chững lại, như bị chôn chân”, ông lí trưởng “mặt tái mét như tờ giấy”, v.v… Còn trong Quan thanh tra thì sự hóa đá thậm chí quyết định phong cách và cấu trúc của cả một màn kịch – cái được gọi là màn câm. Hệ biểu tượng hóa đá có thể tham gia tác phẩm bằng hai cách – hoặc như là sự sống lại của cái đã chết, hoặc như sự chết đi của cái đương sống. Ở Pushkin có cả hai hình thức. Ở Gogol chỉ có một: sự chết đi của cái sống động. Gogol không biết đến những pho tượng “hồi sinh” - một diễn biến tạo cơ sở cho cốt truyện trong ba “huyền thoại về tượng” của Pushkin (Vị khách đá, Kỵ sĩ đồng, Gà trống vàng”(1). Song mấy câu thơ: “Đừng để hồn thi sĩ nguội lạnh// Nhiễm độc và khô cằn// Và cuối cùnghóa đá…” của Pushkin đã được rất mực hưởng ứng và phát triển trong sáng tác của Gogol. Quá trình này ở Gogol không đa chiều như ở Pushkin mà chỉ có một chiều: từ cái sống động đến cái chết cứng, từ cái vận động đến cái bất động. Nếu nói về bản thân “công thức hóa đá” như một cấu kiện ngôn từ phản ánh một quá trình nơi đối tượng thì cần phải xác nhận một khác biệt nữa. Công thức hóa đá bao giờ cũng xuất hiện bất ngờ, đột ngột; nó thường được đưa vào văn bản một cách không có chuẩn bị, không ít khi cùng với trạng ngữ “bỗng nhiên”. Về phương diện này nó gần gũi với “huyền thoại về tượng” của Pushkin, nhưng với một đính chính: nếu như ở Pushkin việc nhân vật gặp pho tượng (gặp Kỵ sĩ Đồng hay Khách Đá) là “bất ngờ”, thì ở Gogol việc chính nhân vật hóa đá cũng xảy ra bất ngờ.
- Còn nếu đặt câu hỏi về nguyên nhân, hay nói đúng hơn, xung lực ban đầu cho sự biến hóa nói trên, thì ta lại bắt gặp một nét lặp đi lặp lại. Hãy lấy làm thí dụ bản phác thảo sớm nhất của công thức hóa đá – trong Bisavriuk, hay là Chiều tối trước lễ thánh Ivan Kupalo (bản in tạp chí): khi mọi người nhìn thấy trong những bao tải của Petro toàn những mảnh gốm thì “hết thảy sững sờ một hồi lâu, há hốc miệng và trố mắt tựa hồ những con quạ, một sợi ria cũng không động đậy – họ hoảng hồn đến thế trước sự kiện kỳ lạ ấy”. Sự hóa đá liên quan đến một trải nghiệm nào đó rất mạnh, một chấn động, một cú sốc. Nhưng cái đó chưa đủ: sự chấn động ấy, cú sốc ấy gắn liền với sự bàng hoàng, mất định hướng, mà chúng đến lượt mình lại nảy sinh từ những nhân tố nào đó bất khả tri, từ những rối loạn trong dòng chảy thường nhật, tự nhiên của cuộc sống. Người ta sững sờ - trongChiều tối trước lễ thánh Ivan Kupalo – bởi vì những đồng tiền vàng đã hóa thành những mảnh gốm mà nguyên nhân thì không biết vì sao. Cũng đúng như thế Kovalev trong chuyện Chiếc mũi “bỗng đứng sững như bị chôn chân trước cửa nhà…”, bởi vì xuất hiện cái mũi của chính hắn mang thân hình người và mặc sắc phục của quan tư vấn quốc gia. Tức là đã xảy ra, như Gogol nói, “một hiện tượng không diễn giải được” – đối với Kovalev cũng như đối với bất kì một tâm thức thường nhật nào khác. Điều đáng để ý là một số trường hợp hóa đá ở Gogol diễn ra trực tiếp từ việc nhân vật bắt gặp một nhân vật siêu nhiên hay những người bị nó ảnh hưởng. Chẳng hạn, Danilo (trong Cuộc báo thù khủng khiếp) chứng kiến cuộc gặp giữa tên phù thủy với vợ mình là Katerina, liền cảm thấy “tứ chi cứng đờ lại; chàng cố gắng nói lên lời, nhưng môi chàng chỉ mấp máy không ra tiếng”. Cả họa sĩ Chartkov cũng đờ người khi trông thấy tên cho vay nặng lãi – quỷ sứ bước ra từ khung tranh. Sự lí giải thông thường cho những công thức hóa đá nơi Gogol là như thế. Ngoại lệ rất ít; vả lại, nếu xem xét kĩ, thì nhiều ngoại lệ phát sinh một cách gián tiếp hay được che giấu cũng từ nguồn gốc ấy. Trong Những linh hồn chết (tập II), Chichikov cùng những đồng hành của mình lẽ ra phải tới nhà Kochkarev thì lại tới nhà Petukh: “Chichikov đớ người”, Selifan và Petrushka cũng “há hốc miệng, trố mắt”. Tưởng chừng, một sự nhầm lẫn thường tình trên đường. Áp dụng vào đây sao được công thức hóa đá? Nhưng như tôi đã có dịp nhận thấy (trong sách Thi pháp Gogol) những trường hợp con người lầm đường lạc lối, quanh quẩn ở nơi không quen biết hay thậm chí quen biết ở Gogol thường có quan hệ nhân quả với những trò của ma quỷ. “Thấy chưa, cái thằng ranh con kẻ địch, thằng Xatăng ấy, nó làm đường dài
- ra đến thế đấy!” – một nhân vật say rượu (Kalenik) trongĐêm tháng Năm than phiền vì nỗi không thể nào về được nhà. Tất cả cái có hắt ánh sáng xuống sự bối rối của Chichikov và những đồng hành lạc đường của y, mặc dù tất nhiên không thể giả định một sự tham gia nào của “con kẻ địch” vào cốt truyệnNhững linh hồn chết. Bên cạnh những hình thức hóa đá, nói một cách ước lệ, cấp thấp được khảo tả ở trên, sáng tác của Gogol còn cung cấp nhiều kiểu mẫu của những hình thức khác. Nét đặc thù ở chúng là nguyên nhân gây ra sự hóa đá tuy vẫn giữ màu sắc siêu tự nhiên, song lại nhận được cách thể hiện khác, cao cả hơn. Là như thế ở Gogol tác động của sắc đẹp phụ nữ. Ở đây thiết nghĩ rất nên so sánh bài thơ Người đẹp (1832) của Pushkin với truyện Roma (1942) của Gogol. Trong trường hợp thứ nhất: “… gặp nàng, bạn bất giác bối rối dừng chân”, v.v… Trong trường hợp thứ hai: “Hễ gặp nàng (Annunziata – Iu.M.), ai cũng đứng sững như bị chôn chân: cả chàng thanh niên Ý ăn mặc bảnh bao, cài hoa sau mũ; cả quý ông từ Anh quốc đến vận chiếc áo đuôi chuồn màu hạt đậu… cả người họa sĩ có bộ râu giống hệt trong tranh Van Dyck…”). Nơi Pushkin, con người sau khi gặp một giai nhân vẫn không ngừng, dù chỉ trong một phút giây, sống một cuộc sống nội tâm sâu kín căng thẳng. Nhân vật của Gogol thì trong một thời gian nhất định rơi ra, thoát khỏi dòng thời gian. Một trạng thái giống như thế (trong Bức chân dung) xâm chiếm Chartkov trước bức tranh kiệt tác trưng bày tại Viện hàn lâm mỹ thuật, cũng như xâm chiếm “một thanh niên” (trong Chiếc áo khoác), khi y nghe thấy những lời van lơn của Akaki Akakievich: “Hãy để tôi yên, sao các người lại ức hiếp tôi?”. Trong cả ba trường hợp tác động được thiêng hóa nhờ sự tham gia của sức mạnh tối cao: cả sắc đẹp phụ nữ, cả nghệ thuật, cả lòng trắc ẩn theo tinh thần Kitô giáo đều mang dấu ấn của sức mạnh ấy; có điều đó là sức mạnh tốt lành và thần thánh; vì thế chúng tôi gọi những công thức hóa đá tương ứng là cấp cao. Cấp cao còn bởi vì ở đây tàng ẩn một sự khêu gợi về tác động cải tử hoàn sinh – dẫu chỉ như một khả năng hé mở (nhưng không được sử dụng). Tuy nhiên, cả những hình thức cấp thấp lẫn cấp cao ấy đều có một kiểu thức, một phong cách biểu lộ như nhau, có thể nói – một kỹ thuật như nhau. Con người nhận được một đòn đánh từ bên ngoài: nó lặng người “tựa hồ bị sấm sét đánh ù tai” (Ivan Fedorovich Sponka); nó “dựng cột” (một động từ có tần số đặc biệt cao ở Gogol); “đứng sững như bị chôn chân” (Taras Bulba, Kovalev, Vakula, v.v…); nó như bị mũi tên xuyên qua, bị sét đánh
- (người thanh niên trong Chiếc áo khoác “dừng bước như bị đâm”); nó không nói được nữa, cứng đờ trong tư thế bất ngờ nhất với lời nói hoặc cử chỉ đứt đoạn – “há hốc miệng”, “xòe năm ngón tay”, v.v… (như ông thông gia trong Hội chợ ở Sorochintzy). Nỗi sợ, sự cảm thấy lạ lùng, sự kinh hoàng – những từ lưỡng trị ấy gắn bó với nhau ở Gogol. Phép tạo hình ở đây là ngôn ngữ của nỗi sợ hãi và kinh hoàng, hay, trong mọi trường hợp, của sự xúc động đến cực độ. Công thức hóa đá của Gogol luôn luôn hướng tới cực độ - không chỉ trong cảm xúc, mà còn cả trong thời gian và không gian. Đây, một thí dụ từ Những linh hồn chết. Chichikov báo cho Manilov biết về ý định mua những nông nô đã chết. “Manilov lập tức đánh rơi cái tẩu Thổ Nhĩ Kỳ xuống sàn, há hốc mồm và lặng người với cái mồm há hốc mấy phút liền. Hai người bạn… bất động, trố mắt nhìn nhau, như những bức chân dung mà ngày xưa người ta treo đối xứng hai bên tấm gương…”. Cái đáng để ý là độ lâu của sự hóa đá: “mấy phút liền” hai nhân vật ở lại trong tư thế hoàn toàn bất động. Một đặc điểm nữa là quyền năng của hiệu ứng hóa đá đối với cả hai người tham gia hành động. Manilov có lí do để nếm trải một chấn động: chưa ai đề nghị với hắn một việc kì lạ đến thế. Nhưng vì sao Chichikov cũng sững sờ “mấy phút liền”? Hắn kinh ngạc trước phản ứng của Manilov? Hay hắn hóa đá “cùng nhau cho vui”, y như con vi khuẩn hóa đá đã không tha cả hắn? Những cảnh tương tự nơi Gogol không thể giải mã một cách đơn giản bằng tâm lí học theo những quy luật của sự “giống thật” hiểu một cách hình thức. Đây, một thí dụ nữa về công thức hóa đá, được đưa vào giữa cao trào cuộc cãi cọ giữa hai người bạn láng giềng (Truyện… xích mích…). “Cả tốp người bày ra một cảnh tượng đầy sức mạnh: Ivan Nikiforovich đứng giữa buồng với đầy đủ vẻ đẹp không một chút trang điểm! Người đàn bà thì há hốc miệng, vẻ mặt đầy nỗi khiếp sợ vô nghĩa nhất! Ivan Ivanovich một tay giơ cao, y như các nhà hùng biện La Mã vẫn được tạo hình! Quả thật phút giây phi thường! Một màn diễn tuyệt vời! Có điều chỉ có một khán giả: đó là cậu bé mặc bộ lễ phục rộng thùng thình, đứng khá bình tĩnh thò ngón tay lau mũi”. Đập vào mắt tính điêu khắc rõ ràng của cảnh vừa dẫn, được nhấn mạnh bởi sự nhắc đến những kiểu mẫu thời cổ đại làm cho toàn đoạn mô tả nhuốm màu sắc hỗn tạp La Mã – Ukraina tỉnh lẻ. Đáng để ý nữa là khuynh hướng mở rộng đến cực độ hành động, mà ở đây bản thân cái ngoại lệ (cậu bé lau mũi) chỉ xác nhận quy luật: sự khác biệt giữa những người
- hóa đá và người còn giữ được tự do cử động – như là sự khác biệt giữa những người lớn và đứa trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của những gì đang xảy ra. Bây giờ ta có thể chuyển sang màn kịch câm trong Quan thanh tra. Gogol dành cho nó một ý nghĩa rất to lớn và xem sự trình diễn không thành công màn câm này như là sự thất bại của cả vở diễn. Đối với tác giả Quan thanh tra màn kịch này nói lên nhiều đến thế! Nhiều suy ngẫm gắn bó với nó đến thế!
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn