intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðôi điều về kê đơn thuốc

Chia sẻ: Thai Ngoc Khanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

132
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của thầy thuốc. Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, người thầy thuốc thường có định hướng chẩn đoán xem họ mắc bệnh gì và sau đó là kê đơn thuốc. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, rất ít nơi, ít người thực hiện đúng qui trìnhkê đơn thuốc, nhất là ở các phòng mạch tư nhân... KHÁI NIỆM VỀ ÐƠN THUỐC Ðơn thuốc là một chỉ định điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðôi điều về kê đơn thuốc

  1. Ðôi điều về kê đơn thuốc
  2. Tác giả : TS. KIỀU KHẮC ÐÔN Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của thầy thuốc. Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, người thầy thuốc thường có định hướng chẩn đoán xem họ mắc bệnh gì và sau đó là kê đơn thuốc. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, rất ít nơi, ít người thực hiện đúng qui trìnhkê đơn thuốc, nhất là ở các phòng mạch tư nhân... KHÁI NIỆM VỀ ÐƠN THUỐC Ðơn thuốc là một chỉ định điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị. Như vậy nói chung với một căn bệnh nào đó, đơn thuốc có những điểm giống nhau về nguyên tắc và các chủng loại thuốc, nếu có khác chỉ là những tên biệt dược. Tuy nhiên, do những khác biệt về tuổi tác, giới tính, tình trạng cơ thể bệnh tật, như phụ nữ mang thai, đang cho
  3. con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận..., đặc biệt là người có tiền sử dị ứng với một dược chất nào đó nên việc kê đơn nhiều khi rất khó khăn. Từ những thông tin trên, người thầy thuốc có thể suy nghĩ và thay thế bằng những loại thuốc khác có cùng tác dụng dược lý. Vì thế, nhiều trường hợp tuy cùng một bệnh nhưng mỗi thầy thuốc lại có những cách kê đơn khác nhau. Ðiều hết sức cần tránh đối với người bệnh là không nên dựa vào đơn thuốc của người khác có chung một chẩn đoán hoặc triệu chứng na ná như mình để điều trị. Ðơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải bán theo đơn và những thuốc có thể mua tự do. Ðó là một "y lệnh" hướng dẫn cho các bệnh nhân ngoại trú và cả nội trú cần uống, bôi xoa, phun, dán hay tiêm truyền. Ðơn thuốc liệt kê số lượng thuốc, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian dùng thuốc trước hay sau bữa ăn. Một đơn thuốc được coi là tốt phải đạt được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm.
  4. CÁC QUY TRÌNH ÐỂ CÓ MỘT ÐƠN THUỐC TỐT Chẩn đoán, xác định đúng bệnh. Ðây là điều rất quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Bệnh không thể điều trị khỏi nếu dùng không đúng thuốc. Ðôi khi có những trường hợp nào đó bệnh có thể giảm nhưng đây là quá trình tự khỏi của bệnh nhân thông qua hệ thống đề kháng tự nhiên hay miễn dịch. Muốn chẩn đoán bệnh chính xác, nói chung thầy thuốc phải mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu các thông tin về triệu chứng bệnh, các dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh và những xét nghiệm khác. Từ đó đề ra được một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Tiếp theo phải có những thông tin về sự tiến triển của bệnh để đánh giá lại chẩn đoán của mình. Rất tiếc các điều nói trên rất ít nơi, ít người làm được, nhất là ở khu vực y tế ngoài công lập. Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh. Ðây là một tiêu chí rất quan trọng, phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự thường xuyên cập nhật kiến thức về thuốc của người thầy thuốc.
  5. Ðiều này giải thích tại sao có những khác biệt thường xảy ra trong thực tế, đó là một người bệnh, cùng trong một khoảng thời gian đi khám ở nhiều nơi với nhiều bác sĩ khác nhau và sẽ "sưu tập" được một bộ đơn thuốc không hề giống nhau. Muốn làm tốt sự lựa chọn thuốc, người thầy thuốc phải dựa vào kinh nghiệm điều trị trước đây của mình xem có hiệu quả, an toàn và kinh tế đối với từng bệnh nhân cụ thể, đồng thời liệt kê trong đầu những loại thuốc mình đã dùng hoặc các loại thuốc mới để cân nhắc và đưa ra quyết định lựa chọn. Nhìn chung nên chọn các loại thuốc đã quen dùng, tuy nhiên tùy từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân (chẳng hạn đối với những người có điều kiện kinh tế khá giả) bác sĩ vẫn có thể mạnh dạn kê những biệt dược ngoại có độ khả dụng sinh học tốt hơn, đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh và qua đó rút kinh nghiệm dần. Ðấy cũng là cách tự nâng cao năng lực điều trị của người thầy thuốc.
  6. Một đơn thuốc dù có ít hay nhiều loại thuốc thì tiêu chí hiệu quả, an toàn và kinh tế vẫn luôn phải được tôn trọng, từ đó làm cơ sở lựa chọn các loại thuốc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Khi kê đơn nên dùng tên gốc hay tên chung quốc tế (Còn gọi là tên dược chất) kèm theo tên biệt dược đặt trong dấu ngoặc. Ðiều này đã được Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 quy định. Chẳng hạn như kê tên gốc Paracetamol (thuốc giảm đau hạ nhiệt) rồi mở ngoặc các biệt dược (hoặc Panadol, hoặc Decolgen, hoặc Efferalgan). Ðiều này giúp thầy thuốc tránh ghi trong đơn 2 loại thuốc cùng chứa một loại dược chất có thể dẫn đến hậu quả quá liều cho bệnh nhân. Tuy quy định như vậy nhưng trong thực tế, rất ít đơn thuốc tuân thủ việc ghi tên gốc (vì tốn thời gian), mà các thầy thuốc thường "phóng bút" kê một loạt các tên biệt dược khác nhau. Còn tên các thuốc kê trong đơn thì bệnh nhân khó mà đọc nổi, may ra
  7. chỉ có dược sĩ ở các nhà thuốc "quen bán" các thuốc này mới có thể "dịch" được. Trong một đơn thuốc có quá nhiều loại thuốc khi dùng đồng thời với nhau sẽ có nguy cơ tương tác hoặc tương kỵ thuốc mà nhiều khi các thầy thuốc không lường trước được. Ðây chính là nguyên nhân đã gây ra nhiều tai biến đáng tiếc. Các thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải viết riêng trong một đơn khác theo quy chế về quản lý thuốc độc, thuốc hướng thần và thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành. Tên thuốc, hàm lượng, số lần dùng trong ngày, liều dùng mỗi lần phải ghi rõ bằng chữ và bằng số. Người kê đơn phải ký tên, đề rõ ngày tháng năm, tên và địa chỉ của mình. Sau khi kê đơn thuốc nên hướng dẫn bệnh nhân tường tận cách dùng thuốc. Giải thích rõ cho họ biết cách đưa thuốc vào cơ thể, nhất là đối với các loại thuốc phun, thuốc dán, thuốc bôi xoa, thuốc viên sủi, thuốc nhai, thuốc tác dụng kéo dài, đặc biệt là đối với những bệnh nhân là người cao tuổi
  8. không còn tinh tường, bệnh nhân khiếm thính, khiếm thị v.v... Ðối với những phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay có suy gan, suy thận thì thầy thuốc phải rất thận trọng khi đặt bút kê đơn. Ðể có thể đánh giá hiệu quả điều trị cũng như phát hiện các tác dụng không mong muốn hay tai biến thuốc xảy ra, nên căn dặn bệnh nhân nếu thấy có phản ứng bất thường thì nên báo ngay cho thầy thuốc trực tiếp điều trị cho mình để có biện pháp xử trí hoặc kiểm tra lại. Bản thân thầy thuốc nên ghi chép lại về những tác dụng phụ này để cảnh giác và rút kinh nghiệm khi kê đơn cho những bệnh nhân khác. Trường hợp bệnh nhân quay lại gặp thầy thuốc khi điều trị không hiệu quả, lúc này thầy thuốc cần xem xét lại chẩn đoán của mình đã đúng chưa và nhiều khi phải thực hiện quy trình lại từ đầu. MỘT SỐ ÐIỂM CẦN LƯU Ý KHI KÊ ÐƠN THUỐC + Không nên kê nhiều thứ thuốc trong một đơn.
  9. + Nên kê những loại thuốc có một thành phần. Không nên kê các thuốc hỗn hợp nhiều thành phần. + Trong trường hợp có điều gì nghi vấn, có thể tư vấn và tranh thủ sự trợ giúp của dược sĩ, nhất là dược sĩ lâm sàng. + Luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để cập nhật các thông tin mới về thuốc. Tuy nhiên cũng cần cảnh giác và thận trọng đối với những thông tin có tính thương mại, không đảm bảo khách quan. Hiện Bộ Y tế đã cho xuất bản cuốn Dược thư quốc gia là một cuốn sách có những thông tin chuẩn mực và khách quan về thuốc, có thể được xem như cẩm nang về việc dùng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý. + Ðối với các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ như kháng sinh, corticoid, thuốc chống ung thư, trong đơn thuốc hoặc trong bệnh án (nếu là bệnh nhân nội trú) nên đánh số để biết rõ ngày dùng thuốc. Chú thích ảnh: Ðơn thuốc cần có hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn, tiết kiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2