intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Ra giá" với nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Thuydung Thuydung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

133
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những câu hỏi rất thường gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng là "Anh (chị) muốn lương của mình ở mức nào?". Không ít người lúng túng với câu hỏi này bởi không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Ra giá" với nhà tuyển dụng

  1. "Ra giá" với nhà tuyển dụng Một trong những câu hỏi rất thường gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng là "Anh (chị) muốn lương của mình ở mức nào?". Không ít người lúng túng với câu hỏi này bởi không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm gì? Kinh nghiệm cho thấy, thông thường, câu hỏi dạng này thường được nhà tuyển dụng đưa ra sau khi bạn đã gửi hồ sơ xin việc nhằm tìm ra các thí sinh tiềm năng và cân nhắc tuyển dụng. Nên nhớ rằng, nếu như bạn đòi hỏi mức lương của mình quá cao, bạn sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc "đọ sức". Nhưng nếu bạn chỉ yêu cầu một mức lương "khiêm tốn" hơn so với khả năng của bạn, bạn lại phải chịu một thực tế thiệt thòi là lương thấp. Vậy làm cách nào để vừa có công việc như ý muốn lại vừa có được mức lương theo yêu cầu? Hãy thử làm theo một số mẹo nhỏ sau đây: Đưa ra mức lương "trong khoảng" Thay vì đưa ra một con số cụ thể, bạn nên đưa ra một khoảng lương. Đây sẽ là sách lược tốt nhất trong trường hợp bạn chưa biết chính xác công việc của mình như thế nào và phụ cấp ra sao. Đồng thời bạn cũng nên cân nhắc tới các yếu tố như bảo hiểm, chế độ chăm sóc sức khoẻ, hưu trí và chế độ nghỉ lễ... sao cho phù hợp. Bạn có thể cho ông chủ tương lai thấy bạn đang mong đợi điều gì, bằng những câu đơn giản như: "Tôi muốn mức lương của mình sẽ dao động trong khoảng từ XX (đồng/USD) đến YY (đồng/USD), tùy thuộc trách nhiệm công việc tại công ty". Bằng cách này, sau khi làm việc một thời gian, bạn vẫn "có cửa" để đàm phán nâng lương với ông chủ. Nghiên cứu kỹ trước khi quyết định Trước khi đưa ra mức lương yêu cầu, bạn hãy nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra mức lương phù hợp nhất. Sau đó bạn hãy xem xét xem với nghề nghiệp và trình độ tương tự như thế, ở các công ty khác, hay ở các thành phố khác, người ta sẽ trả bạn bao nhiêu. "Không nên trả lời ngay khi chưa làm một phép toán nhỏ, bạn phải biết áng chừng mức lương của mình sao cho tương ứng với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển", ChristopherElmes, chuyên gia tư vấn nguồn lực con người ở công ty DBM (New York, Mỹ) nói. Tất nhiên bạn không thể gọi điện đến từng công ty để xin thông tin về lương bổng. Do đó tốt nhất hãy hỏi những người bạn của bạn đã hoặc đang làm tại công ty để xin những lời khuyên bổ ích. Sau khi có được một số thông tin, bạn nên đưa ra một mức lương cao hơn mức tối thiểu một chút. Bởi điều này sẽ giúp bạn có thể linh hoạt thương lượng với ông chủ tương lai của mình. Elmes cho rằng "một số công ty đã từng tiết lộ, thực ra họ chỉ đặt câu hỏi đó với mục đích kiểm tra độ trung thực và khả năng phản ứng nhanh của các ứng viên". So sánh Trong trường hợp đặc biệt, nếu ông chủ mới của bạn quan tâm tới mức lương mà bạn đã từng được nhận ở một công ty nào khác hơn là mức lương mà bạn yêu cầu, bạn có thể thêm những thông tin này vào phần cuối bản lí lịch trích ngang. Cân nhắc nếu có sự thay đổi Nếu bạn chuẩn bị chuyển tới một thành phố khác và thay đổi nơi làm việc, bạn phải thật cẩn thận khi đưa ra những con số cụ thể.
  2. Bạn có thể giải thích tại sao có sự khác biệt này trong lá thư xin việc (chẳng hạn do thành phố này giá cả sinh hoạt khó khăn hơn) hoặc bạn có thể đề cập đến vấn đề này ở cuộc phỏng vấn. Cuối cùng, điều cốt yếu nhất mà các chuyên gia khuyên bạn là nên gây thiện cảm với các nhà tuyển dụng bởi nếu như bạn đã tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, họ sẽ sẵn lòng nhận bạn vào làm với mức lương cao hơn mức lương bạn yêu cầu. Nguồn : VTV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2