intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Sao con cứ “cướp” lời mẹ?”

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tật nói leo, ngắt lời người lớn thường xuất hiện nhiều nhất khi bé nói sõi (khoảng từ 2 - 3 tuổi), hoặc khi các bé bắt đầu đi học (khoảng từ 7 - 9 tuổi). Nếu bố mẹ không chấn chỉnh bé ngay, nó dễ trở thành bệnh nói leo. Bé luôn xen vào giữa lời của người lớn đang nói chuyện hoặc nói leo, điều đó có thể do bé nôn nóng hỏi mẹ điều gì. Nhưng mẹ cứ chiều bé, cho phép bé ngắt lời mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Sao con cứ “cướp” lời mẹ?”

  1. “Sao con cứ “cướp” lời mẹ?” Tật nói leo, ngắt lời người lớn thường xuất hiện nhiều nhất khi bé nói sõi (khoảng từ 2 - 3 tuổi), hoặc khi các bé bắt đầu đi học (khoảng từ 7 - 9 tuổi). Nếu bố mẹ không chấn chỉnh bé ngay, nó dễ trở thành bệnh nói leo. Bé luôn xen vào giữa lời của người lớn đang nói chuyện hoặc nói leo, điều đó có thể do bé nôn nóng hỏi mẹ điều gì. Nhưng mẹ cứ chiều bé, cho phép bé ngắt lời mình, mẹ vô tình làm hư bé. Bé sẽ không học được cách quan tâm đến người khác hoặc không biết tự chơi một mình khi mẹ bận rộn. Theo nhà tâm lý học Jerry Wickoff, điều đó sẽ làm bé nghĩ bé có quyền dành hết sự quân tâm của mọi người và không thể nào chịu được sự buồn bực. Bố mẹ không nên thấy con nói leo đã vội mắng mỏ, quát nạt hay dùng các biện pháp mạnh phạt con. Hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao con nói leo và con có cần giúp gì không? Đôi khi, con nói leo chỉ vì muốn được bố mẹ chú ý hơn thôi. Trị bệnh "nói leo" hết sức đơn giản Mẹ nên giải thích cho bé, ngắt lời người lớn, hay nói leo là một thói xấu cần phải loại trừ không chỉ khi con còn nhỏ, mà ngay cả con đã lớn bằng mẹ. Để làm gương cho con, mẹ cũng không bao giờ ngắt
  2. lời khi con đang nói. Áp dụng tuyệt đối phương châm: "Mẹ nói con nghe. Con nói, mẹ nghe" Hãy dạy bé nói chuyện một cách từ tốn nhẹ nhàng, đợi người lớn nói hết câu, bé mới được phép nói tiếp hoặc bày tỏ ý kiến của mình. Khi bé đã thực hiện được điều đó, mẹ hãy khen ngợi để động viên bé tiếp tục duy trì thói quen tốt này. Khi mẹ chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu của bé, hãy thông báo hay ra hiệu với bé một cách lịch sự để bé học hỏi. Ví dụ, khi mẹ đang nói chuyện với bác hàng xóm, nếu con cần hỏi mẹ điều gì đó, con hãy vẫy tay ra hiệu để mẹ biết. Nếu mẹ nhìn thấy con vẫy tay, mẹ có thể nháy mắt hoặc vẫy tay ra hiệu lại để thông báo: Đợi mẹ một tí và nhanh chóng ra xem bé có yêu cầu gì. Lần sau, lúc nào mẹ chuẩn bị gọi điện thoại hoặc nói chuyện với người lớn, hãy giao hẹn trước với con rằng bé cần phải yên lặng, không được xen vào câu chuyện của mẹ. Nếu bé không nghe và cứ ngắt lời mẹ, bé sẽ bị phạt và không được làm những điều mà bé thích. Tốt hơn cả, mẹ hãy dạy bé biết việc xử lý các tình huống, khi nào bé có thể tự giải quyết một mình, khi nào bé nên gọi hay hỏi người lớn. Mẹ cũng không nhất thiết phải trả lời tất cả các câu hỏi của bé. Nhiều cha mẹ luôn trả lời tất cả các câu hỏi của bé. Nhiều cha mẹ lại mắng
  3. mỏ khi bé liên tục đặt câu hỏi. Chính những hành động đó hình thành trong bé tính nói leo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2