intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Thiên nga đen" trong thị trường tài chính

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm “black swans” (thiên nga đen) đã ăn sâu vào ý thức của giới đầu tư và thống trị thị trường tài chính gần một thập kỷ qua khi quyển sách “The Black Swan” của Nassim Taleb xuất bản năm 2007. Từ đó, “black swans” dùng để chỉ những sự cố tưởng chừng như không thể xảy ra nhưng lại có thể. Trong bối cảnh đó “thiên nga đen (black swans) cũng có thể là thiên nga trắng (white swans)”. “Black swans” đã là yếu tố “thường xuyên” của thị trường Chúng bao gồm sự bùng nổ Internet cuối những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Thiên nga đen" trong thị trường tài chính

  1. "Thiên nga đen" trong thị trường tài chính Khái niệm “black swans” (thiên nga đen) đã ăn sâu vào ý thức của giới đầu tư và thống trị thị trường tài chính gần một thập kỷ qua khi quyển sách “The Black Swan” của Nassim Taleb xuất bản năm 2007. Từ đó, “black swans” dùng để chỉ những sự cố tưởng chừng như không thể xảy ra nhưng lại có thể. Trong bối cảnh đó “thiên nga đen (black swans) cũng có thể là thiên nga trắng (white swans)”. “Black swans” đã là yếu tố “thường xuyên” của thị trường Chúng bao gồm sự bùng nổ Internet cuối những năm 1990, sau đó bong bóng dotcom nổ ra dẫn đến hiện tượng bán tháo trên thị trường chứng khoán một vài năm sau đó. Kế đến là các cuộc tấn công khủng bố năm 2001, sự sụp đổ của thị trường bất động sản 5 năm trước đây và bây giờ là các sự kiện ở Trung Đông và Nhật Bản. Sự kiện "không thể có thực" là cách Taleb đóng khung hi ện tượng Black Swan và mỗi lần nó xuất hiện, thị trường phản ứng dữ dội. Trong cuốn sách nổi tiếng của mình, Taleb cho biết mô hình truyền thống và quy mô xác suất, đặc biệt trong đường cong hình chuông, sự thất bại của nhà đầu tư thật thảm hại chủ yếu từ việc nắm quá nhiều rủi ro trong danh mục đầu t ư của họ. Thật vậy, ở các sự cố bình thường - những gì xảy ra bên trong của đường cong hình chuông - có tác động rất ít tới chứng khoán và các kênh đầu tư khác. Chỉ trong những khoảng thời gian sự phấn khích quá lớn hay sự tuyệt vọng quá lớn thì sự tác động lớn mới thật sự xảy ra.
  2. "Bạn phải hiểu rằng bất cứ điều gì bạn muốn gọi nó - một cơn lũ trăm năm mới có, Black Swan, độ lệch chuẩn… Chúng xảy ra th ường xuyên hơn rất nhiều so với các mô hình xác suất sẽ cho bạn biết", ông Gary Flam, quản lý danh mục đầu t ư Bel Air Investment Advisors tại Los Angeles nhận định. "Sự suy giảm thị trường trong năm 2000, vỡ nợ thế chấp, thị trường chứng khoán suy giảm trong 2008 và 2009 được cho là sự kiện 100 năm có một và chúng đang xảy ra thường xuyên hơn rất nhiều. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta phải tìm ra cách nói khác để thay thế nó”. Dù bạn muốn gọi nó là một ngỗng xám hay vodka thì các hiểm họa cho các nhà đầu tư không được chuẩn bị tốt vẫn rất nghiêm trọng. Vấn đề là, khi những sự cố này xảy ra, các nhà đầu tư thường không biết ứng phó. Thường thoát ra khỏi thị trường khi cần ở lại và gia nhập thị trường khi phải cần thoát ra. "Nó dẫn đến hai điều: Giám sát rủi ro tài sản của bạn và cũng hiểu biết các khía cạnh hành vi đầu tư" Flam nói. "Tâm lý của bạn cũng là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn. Bạn sẽ đầu tư khi bạn thoải mái nhất với những gì đang xảy ra xung quanh bạn và sau đó các cổ phiếu có giá. Bạn sẽ không muốn đầu tư trong giai đoạn không chắc chắn nhưng đó thường là khoảng thời gian tốt nhất để được đầu tư". Từ quan điểm của Taleb, chiến lược đầu tư tốt nhất là xây dựng một danh mục đầu tư đầy chủ yếu là đầu tư an toàn như trái phi ếu chính phủ và những thứ như thế, với một phần nhỏ hơn dành cho các khoản rủi ro trong đầu tư tùy chọn. Nhưng theo Flam "Bạn luôn luôn phải tập trung không chỉ trong thị tr ường tăng mà cả trong thị trường giảm là cách đúng đắn khi đầu tư”. Cơ hội trong thị trường hỗn loạn
  3. Trước hết, cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Trung Đông đã tác động xấu lên thị trường khiến nó trở lại mức thấp tháng 3/2009 và sau đó các trận động đất, sóng thần tại Nhật Bản - “những sự kiện không thể nhưng đã xảy ra”- đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nhà đầu tư trong những ngày gần đây. Mặc dù đã dự đoán được phản ứng của thị trường nhưng nhà đầu tư đã đổ xô bán các tài sản rủi ro như cổ phiếu và đầu tư vào những tài sản an toàn hơn như trái phiếu chính phủ. Đó có thể là một sự phản ứng lại hoàn toàn sai lầm. "Trên thực tế, đây là một cơ hội để mua nhiều thứ với giá rẻ” ông Michael Cohn, Giám đốc đầu tư chiến lược Global Arena Investment Management ở New York nhận định. David Bianco, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Mỹ trong một nghiên cứu cho khách hàng khuyến cáo: "Nên nhớ những ngày tốt nhất của thị trường có xu hướng theo sát sau những ngày tồi tệ nhất". Chiến lược gia tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cũng đang t ư vấn cho khách hàng tránh bán tháo, họ đánh giá chiến lược bán phá giá cổ phiếu trong thời điểm biến động và mua lại 20 ngày sau đó đã chỉ lặp lại một lần sai lầm gây ra thêm “ngày thứ 2 đen tối” dẫn đến đổ vỡ thị trường năm 1987 và tạo ra một Black Swan khác. Tuy nhận các chuyên gia định đây là cơ hội để mua vào cổ phiếu và nhận xét chiến lược của Taleb không thật sự chính xác nhưng họ đều cho rằng đó là một yếu tố nhà đầu tư cần quan tâm và cẩn trọng. Michael Cohn dựa trên 13 năm kinh nghiệm trong giao dịch phái sinh sử dụng các cuộc gọi tư vấn để hạn chế nhược điểm. Dù đây không phải là một chiến lược rõ
  4. ràng, đảm bảo, nhưng ít nhất là ngăn chặn xác suất của những sự kiện xảy ra không ai ngờ tới. "Chiến lược này sẽ giúp tránh nhiều hoạt động sai lầm trong giai đoạn thị tr ường tồi tệ nhất”, David Bianco cho biết. Trên tất cả, không ai nói Black Swan là một điều xấu. Những sự kiện “Black Swan” trong thập kỷ qua: • 11/9/2001, khủng bố tấn công vào Tòa Tháp Đôi của Mỹ (Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York) • Nasdaq giảm 75% • Mùa hè năm 2003, năm nóng nhất tại châu Âu làm 40.000 chết • 2004: Sóng thần tại Sumatra, Indonesia (230.000 chết) • 2005: Động đất tại Kashmir, Pakistan (80.000 chết) • 2008: Lốc xoáy tại Myanmar (140.000 chết) • 2008: Động đất tại Sichuan, Trung Quốc (68.000 chết) • Công cụ tài chính phái sinh làm chao đảo hệ thống ngân hàng trên thế giới và thị trường tài chính • Sự sụp đổ của Lehman Brothers và bán tháo cổ phiếu Bear Stearns • Giá nhà ở Mỹ giảm 30% • 2010: động đất ở Port-Au-Prince, Haiti (315.000 chết);
  5. • 2010: nắng nóng ở Nga (56.000 chết); • Sự cố tràn dầu của BP tại vịnh Gulf Mexico • 2010: thị trường sụp đổ (DJIA giảm 1.000 điểm); • Cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Trung Đông • 11/3/2011: Động đất và sóng thần tại Nhật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2