intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

 Thông tin về Cà Phê Robusta

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

138
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao trên 500m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. I. Hình dáng bên ngoài và sự thích nghi môi trường - Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text:  Thông tin về Cà Phê Robusta

  1. 1  2  3  4  Thông tin về Cà Phê 5  Robusta 6 
  2. 1  Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea 2  Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí 3  hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao 4  trên 500m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam 5  chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. 6  I. Hình dáng bên ngoài và sự thích nghi môi trường 7  - Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea 8  Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí 9  hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao 10  trên 500m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam 11  chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm. 12  13  - Giống cà phê Vối được trồng chủ yếu có xuất xứ từ Ethiopia, đã được đưa 14  về trồng ở Ả rập nên thường gọi là giống cà phê Môk-ka. (Môk-ka là tên một 15  thành phố cảng sầm uất của thế giới Ả rập giao thương với bên ngoài trước 16  khi có kênh đào Suez). Ở Việt Nam lấy giống lại từ quần đảo Java của 17  Indonesia. 18  - Càphê Robusta có mùi vị hơi gắt của gỗ. Cà phê Robusta thường được dùng 19  cho những loại cà phê có giá tương đối và tỉ lệ cafeine đòi hỏi cao. 20  - Cây cao đến 3 – 5 mét, dạng thân gỗ hoặc thân bụi, sinh trưởng tốt, kháng 21  được nhiều nấm bệnh, chứa hàm lượng caffein 2 – 4% hạt, có vị đắng nhất.
  3. 1  Cho trái nhiều trong khoảng 30 năm. nhiệt độ trung bình 24 – 30 độ C, lượng 2  mưa trên 1.000mm, cần nhiều ánh sáng mặt trời. Dể trồng và chăm sóc, có 3  sức đề kháng sâu bệnh cao. 4  - Robusta có thể xem là loại cà phê có phẩm chất kém hơn, tuy nhiên nó có ưu 5  thế hơn đó là rất hợp thời tiết. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch 6  sau 2 – 3 năm, trong khi cà phê arabica phải cần 4 – 5 năm. 7  - Hạt cà phê Robusta hình bàn cầu tròn và thường là 2 hạt trong 1 trái. Trãi 8  qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo 9  cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, 10  không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù 11  hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam. nhưng quá đậm đặc với người nước 12  ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì 13  trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…). Để đạt 14  được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường 15  thì mới năm thứ hai (thời kỳ kiến thiết cơ bản) người trồng đã thu hoạch, 16  không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây 17  trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp 18  II. Cấu tạo, thành phần hóa học cà phê 19  - Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất 20  khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ. 21  - Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết 22  bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê 23  canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt 24  Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà 25  phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90%
  4. 1  diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê 2  chè(Arabica), khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa). 3  1. Cấu tạo trái cà phê 4  Quả cà phê gồm những phần sau: lớp vỏ quả, lớp nhớt, lớp vỏ trấu, lớp vỏ 5  lụa, nhân. 6  7  - Về lớp vỏ quả: là lớp vỏ ngoài, mềm, ngoài bì có màu đỏ, vỏ cà phê chè 8  mềm hơn cà phê vối và cà phê mít. 9  - Về lớp vỏ thịt: dưới lớp vỏ mỏng là lớp vỏ thịt gọi là trung bì. 10  - Về vỏ trấu: hạt cà phê sau khi loại bỏ các chất nhờn và phơi khô gọi là cà 11  phê thóc , vì bao bọc nhân là một lớp vỏ cứng nhiều chất xơ mềm gọi là vỏ 12  trấu tức là nội bì. 13  - Về vỏ lụa: bao bọc quanh nhân cà phê còn một lớp mỏng, mềm gọi là vỏ 14  lụa, chúng có màu sắc khác nhau tuỳ theo từng loại cà phê. Vỏ lụa cà phê vối 15  mầu nâu nhạt.
  5. 1  - Về nhân cà phê: ở trong cùng. Lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng, có 2  những tế bào nhỏ, trong có chứa những chất dầu. Phía trong có những tế bào 3  lớn và mềm hơn. 4  - Cà phê khi rang sẽ giảm đi khoảng từ 12 – 20 % trọng lượng, thể tích tăng 5  lên khoảng từ 50 – 100%. Với nhiệt độ rang từ 200 – 260 độ C sẽ có nhiều 6  biến đổi, chẳng những ở bên ngoài mà còn ở trong lòng của hột cà phê. 7  - Các chất trong cà phê tăng hay giảm hoặc các chất mới thành hình trong lúc 8  rang. Mùi vị riêng biệt của từng loại cà phê sẽ thành hình trong quá trình rang. 9  2. Thành phần hóa học trái cà phê 10  Phần nhiều là các chất đường (bột) chất béo, nước, acid béo thực vật, alkaloid 11  như caffeine và các chất khoáng cũng như chất hương liệu. 12  - Vỏ quả: Vỏ quả khi chín có màu đỏ, là chất antoxian, trong đó có vết của 13  alcaloid, tanin, cafein, và các loại enzim. Trong vỏ quả có từ 21,5 – 30% chất 14  khô. 15  - Vỏ thịt: Phía dưới vỏ quả là lớp nhớt, nó gồm những tế bào mềm không có 16  cafein, tanin, có nhiều đường và pectin. Độ pH của lớp thịt phụ thuộc vào độ 17  chín của quả, hường từ 5,6 – 5,7, đôi khi lên đến 6,4. Trong lớp nhớt có enzim 18  pectinase phân giải pectin trong quá trình lên men. 19  - Vỏ trấu: Vỏ trấu chứa cellulose là chủ yếu. Sau đây là thành phần hóa học 20  của vỏ trấu cà phê. Trong vỏ trấu có một ít cafein, khoảng 0,4% do từ nhân 21  khuếch tán ra lúc lên men hoặc lúc phơi khô. Vỏ trấu dùng làm chất đốt, dễ 22  cháy. 23  - Nhân cà phê: Trong nhân cà phê nước chiếm 10 – 12%, protein chiếm 9 – 24  11%, lipit chiếm 10 – 13%, các loại đường chiếm 5 – 10%, tinh bột chiếm 3 – 25  5%. Ngoài ra trong nhân còn chứa các chất thơm, các alkaloid. Thành phần
  6. 1  hoá học trong nhân cà phê biến đổi phụ thuộc vào chủng loại, độ chín, điều 2  kiện canh tác, phương pháp chế biến và bảo quản. 3  - Nước: Trong nhân cà phê đã sấy khô, nước còn lại 10 – 12% ở dạng liên kết. 4  Khi hàm lượng nước cao hơn, các loại nấm mốc phát triển mạnh làm hỏng hạt 5  . Mặt khác, hàm lượng nước cao sẽ làm tăng thể tích bảo quản kho, khó khăn 6  trong quá trình rang, tốn nhiều nhiên liệu và nhất là làm tổn thất hương cà 7  phê. Hàm lượng nước trong cà phê sau khi rang còn 2,7%. 8  - Chất khoáng: Hàm lượng chất khoáng trong cà phê khoảng 3 – 5%, chủ yếu 9  là kali, nitơ magie, photpho, clo. Ngoài ra còn thấy nhôm, sắt, đồng, iod, lưu 10  huỳnh… những chất này ảnh hưởng không tốt đến mùi cà phê. Chất lượng cà 11  phê cao khi hàm lượng chất khoáng càng thấp và ngược lại. 12  - Glucid: Chiếm khoảng ½ tổng số chất khô, đại bộ phận không tham gia vào 13  thành phần nước uống mà chỉ cho màu và vị caramen. Đường có trong cà phê 14  do trong quá trình thuỷ phân dưới tác dụng của axit hữu cơ và enzim thuỷ 15  phân. Hàm lượng saccharose có trong cà phê phụ thuộc vào mức độ chín: quả 16  càng chín thì hàm lượng saccharose càng cao. Saccharose bị caramen hoá 17  trong quá trình rang nên sẽ tạo hương vị cho nước cà phê. Hạt cà phê còn 18  chứa nhiều polysaccarit nhưng phần lớn bị loại ra ngoài bã cà phê sau quá 19  trình trích ly. 20  - Protein: Hàm lượng protein trong cà phê không cao nhưng nó đóng vai trò 21  quan trọng trong việc hình thành hương vị của sản phẩm. Bằng phương pháp 22  thuỷ phân, người ta thấy trong thành phần protein của cà phê có những axit 23  amin sau: cysteine, alanie, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, derine… 24  Các axit amin này ít thấy ở trạng thái tự do, chúng thường ở dạng liên kết. 25  Khi gia nhiệt, các mạch polypeptit bị phân cắt, các axít amin được giải phóng 26  ra tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho cà phê
  7. 1  rang. Trong số các axit amin kể trên đáng chú ý nhất là những axít amin có 2  chứa lưu huỳnh như cystein, methionine và proline, chúng góp phần tạo nên 3  hương đặc trưng của cà phê sau khi rang. Đặc biệt, methionine và proline có 4  tác dụng làm giảm tốc độ oxi hoá các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ 5  được mùi vị khi bảo quản. Trong quá trình chế biến chỉ có một phần protein 6  bị phân giải thành axit amin, còn phần lớn bị biến thành hợp chất không tan. 7  - Lipid: Hạt cà phê chứa lượng cà phê khá lớn (10 – 13%). Lipid trong cà phê 8  gồm chủ yếu dầu và sáp. Trong đó sáp chiếm 7 – 8% tổng lượng lipid, còn 9  dầu chiếm 90%. Trong quá trình chế biến, lipid bị biến đổi, song một phần 10  axit béo tham gia phản ứng dưới tác dụng của nhiệt độ cao tạo nên hương 11  thơm cho sản phẩm, lượng lipid không bị biến đổi là dung môi tốt hoà tan các 12  chất thơm. Khi pha cà phê thì chỉ một lượng nhỏ lipid đi vào nước còn phần 13  lớn lưu lại trên bã. 14  - Các alcaloid: Trong cà phê có các alcaloid như cafein, trigonulin, colin. 15  Trong đó quan trọng và được nghiên cứu nhiều hơn cả là cafein và trigonulin. 16  - Cafein chiếm từ 1 – 3% phụ thuộc vào chủng loại, điều kiện khí hậu, điều 17  kiện canh tác. Hàm lượng cafein thấp hơn trong chè nhưng nó kích thích hệ 18  thần kinh với thời gian dài hơn vì khi uống cà phê tốc độ lưu thông của máu 19  không tăng lên nên cafein thải ra ngoài chậm, mặt khác khi pha cà phê trong 20  nước, cafein được giải phóng hoàn toàn ở trạng thái tự do, không hình thành 21  những chất có khả năng kết tủa hoặc những chất không có hoạt tính của 22  ancaloit . 23  - Trigonellin (acid metyl betanicotic: C7H7NO2) là ancanoit không có hoạt 24  tính sinh lý, ít tan trong rượu etylic, không tan trong clorofoc và ete, tan nhiều 25  trong nước nóng, nhiệt độ nóng chảy là 218 độ C. Tính chất đáng quý của 26  trigonellin là dưới tác dụng của nhiệt độ cao nó bị thủy phân tạo thành acid
  8. 1  nicotic (tiền vitamin PP). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trong cà phê 2  nhân không có acid nicotic nhưng nó được hình thành trong quá trình gia 3  nhiệt trong đó sự nhiệt phân trigonellin giữ vị trí quan trọng. 4  - Chất thơm: Trong cà phê hàm lượng chất thơm nhỏ, nó được hình thành và 5  tích lũy trong hạt. Sự tích lũy chịu nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu và nhất là 6  chủng loại cà phê. Mặt khác nó được hình thành trong quá trình chế biến, đặc 7  biệt trong quá trình rang. Chất thơm bao gồm nhiều cấu tử khác nhau: acid, 8  aldehid, ceton, rượu, phnol, este. Trong quá trình rang, các chất thơm thoát ra 9  ban đầu có mùi hắc sau chuyển thành mùi thơm. Các chất thơm của cà phê dễ 10  bị bay hơi, biến đổi và dẫn đến hiện tượng cà phê bị mất mùi thơm nên cần 11  đựng trong bao bì kín và tiêu thụ nhanh. 12  - Với thành phần khoảng 0,1% chất hương liệu dễ bay hơi, cà phê là một loại 13  “lương thực” có hương liệu cao nhất. Các loại hương liệu này được thành 14  hình trong quá trình rang và không tìm thấy trong hột cà phê sống (chưa 15  rang). Các chất mùi, vị hỗn hợp lại sẽ tạo ra mùi thơm và làm cà phê trở thành 16  một loại có một không hai. Các hương vị của cà phê đều có trong nhiều loại 17  thực vật khác, nếu không tính đến caffeine. 18  - Các nghiên cứu, phân tích, tìm kiếm hương liệu trong cà phê khởi đầu cách 19  đây 70 năm. Hơn 700 loại hương thơm trong cà phê đã được tìm ra cho đến 20  nay. Ðặc biệt vào thập niên 60 với các phương pháp phân tích khoa học số 21  lượng hương liệu tìm được đã nhảy vọt. Thế nhưng trước cũng như sau, vẫn 22  còn một số khoảng một vài trăm loại người ta vẫn chưa tìm ra. Bởi vậy, đây là 23  điều không lạ rằng cho đến nay người ta vẫn chưa có được hương liệu cà phê 24  nhân tạo. Ðiều cũng đáng ngạc nhiên là không một chất đơn thuần nào có mùi 25  giống như cà phê cả.
  9. 1  - Thiên nhiên vẫn làm chủ, vẫn giữ bí mật về hương cà phê. Vị đắng của cà 2  phê không phải chỉ đến từ caffeine mà còn từ một phản ứng hoá học. 3  - Vị của cà phê Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Vị 4  của chúng thường được diễn tả là giống như bột yến mạch. Khi ngửi cà phê 5  Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê 6  Robusta rang chín sẽ thoang thoảng mùi cao su bị đốt cháy. 7  III. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê 8  Hạt giống, độ cao, vị trí trồng, chất lượng đất, điều kiện khí hậu, phân bón, sự 9  chăm sóc, cách thu hoạch và phương pháp chế biến. Tất cả những yếu tố trên 10  đều có những tác động rất quan trọng đến chất lượng cà phê. 11 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2