intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

.Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của loa

Chia sẻ: Ad XxC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

148
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của loa Nhiều thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và cần được quan tâm kỹ lưỡng khi đánh giá chất lượng loa. Giống như nhiều thiết bị công nghệ như máy tính, máy ảnh..., loa cũng có khá nhiều thông số kỹ thuật quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: .Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của loa

  1. Tìm hiểu các thông số kỹ thuật của loa Nhiều thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và cần được quan tâm kỹ lưỡng khi đánh giá chất lượng loa. Giống như nhiều thiết bị công nghệ như máy tính, máy ảnh..., loa cũng có khá nhiều thông số kỹ thuật quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng. Tuy nhiên, sự phức tạp về bản chất vật lý của các thông số này thường gây khó khăn cho người dùng phổ thông khi mua sắm hoặc đánh giá loa. Việc tìm hiểu các thông số kỹ thuật loa giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng, vận hành và giá trị của mỗi hệ thống loa. Dưới đây là một số giải thích đơn giản về các thông số chính của thiết bị này.
  2. Kích thước lớn là một ưu điểm cần có của các loa cao cấp. (Ảnh: Diyaudio). Bước đầu tiên bao quát và dễ thực hiện nhất khi đánh giá một loa qua các con số là xác định kích thước loa. Nhìn chung, loa to và nặng cho chất lượng âm thanh tốt hơn loa nhỏ, nhẹ hơn. Loa con càng lớn tạo càng nhiều bass hơn, nhưng độ lớn thùng loa và ma trận bên trong cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng/số lượng bass. Một hệ thống bốn loa con 3 inch cùng đảm nhận dải âm trầm có thể cho vẻ ngoài ấn tượng, nhưng thường không cho âm trầm chắc, rộng, và chân thật như một loa con 6 inch trong một
  3. chiếc thùng loa lớn hơn. Xem như bỏ qua yếu tố lệch pha phổ biến giữa các loa con và thiết kế đối xứng của mỗi loa cụ thể. Biểu đồ thể hiện khả năng đáp ứng của loa ở các dải tần. (Ảnh: Harmonycentral). Thông số được quan tâm hàng đầu đối với người dùng phổ thông là dải tần đáp ứng. Về lý thuyết, thông số này xác định độ động của loa thông qua khả năng tái tạo âm thanh thuộc dải tần tương ứng. Ví dụ, một loa với dải tần đáp ứng 30 Hz – 20 kHz có khả năng trình diễn âm bass xuống đến 30 Hz và âm cao lên đến ngưỡng nghe trung bình của con người, 20 kHz. Có khá nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số này, trong đó có thể kể đến khoảng cách giữa loa và thiết bị đo, độ lớn phòng, hướng đo, tính chất của âm đươc đo, âm lượng,… Theo đó, việc đánh giá loa qua chỉ số này là rất phức tạp bởi không có một quy chuẩn chung giữa các nhà sản xuất loa. Vì vậy, nhiều audiophile xem đây là chỉ số tham khảo một cách tương đối, tùy thuộc vào độ tin cậy của quá trình đo đạc được nhà sản xuất thực hiện.
  4. Loa kèn Grande Castine có độ nhạy lên đến 106dB. (Ảnh: Badeo). Thông số đáng quan tâm và cũng khá trừu tượng tiếp theo là độ nhạy của mỗi loa. Độ nhạy có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm). Ví dụ, một loa có độ nhạy 90 dB, công suất đầu vào 1W, ở tại vị trí đo cách loa 1m, loa phát ra âm thanh có mức cường độ âm 90 dB. Thông số này đặc biệt quan trọng khi phối ghép ampli với loa. Có một công thức dễ nhớ là công suất ampli gấp 10 lần, mức cường độ âm tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi. Ví dụ, loa độ nhạy 90 dB trên. Bộ loa này chỉ cần 1W để đạt mức cường độ âm 90 dB, cần 10W để đạt mức 100 dB (âm thanh lớn gấp đôi), 100W để đạt mức 110 dB (âm thanh lớn gấp bốn lần), và cần 1.000W để đạt mức 120 dB (âm thanh lớn gấp tám lần). Độ nhạy phản ánh âm lượng có thể đạt được của loa với một công suất ampli cụ thể mà không ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh.
  5. Loa có trở kháng lớn dễ điều khiển hơn. (Ảnh: Hometheater). Cũng như các vật dẫn điện khác, loa có điện trở, độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa. Với cách nối mạch song song thông thường giữa các loa, nhìn chung, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ "điều khiển" và tương thích với ampli hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm trong việc phối ghép. Điều này có thể được minh chứng bằng thông số damping factor của ampli, chỉ số này càng cao thì âm bass cho ra loa càng chắc, khó vỡ, nhòe. Damping factor được tính bằng thương số giữa trở kháng loa và trở kháng đầu ra của ampli. Ví dụ, loa có trở kháng 8 ohm, ampli có trở kháng
  6. đầu ra 0.01 ohm, thì damping factor có giá trị 800. Với loa có trở kháng 4 ohm, chỉ số này chỉ là 400. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ dàng hơn và dễ phối ghép hơn. Ampli công suất lớn có lợi thế trên các loa. (Ảnh: Telos). Mức công suất cực đại đơn thuần chỉ đưa ra giới hạn một ampli có thể làm hỏng loa con mà không phải là gợi ý hướng dẫn người dùng mua ampli phù hợp. Ví dụ, một loa có công suất cực đại 200W không bắt buộc người dùng mua ampli có công suất 200W. Các ampli nhỏ thường gặp vấn đề về nhiễu, biến dạng tín hiệu khi đạt mức công suất lớn, trong khi những ampli lớn vẫn hoạt động ổn định. Bởi vậy, ở ví dụ trên, một ampli lớn như Telos 5000
  7. (công suất 5000W ở 2 ohm) vẫn sử dụng rất tốt. Dù vậy, chú ý khi sử dụng ampli công suất lớn là duy trì ở mức âm lượng không quá lớn, phù hợp với loa. Thực tế, việc đánh giá qua các thông số chỉ cho người nghe cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm. Đánh giá loa tốt nhất vẫn là bằng chính đôi tai của từng người bởi âm thanh là trải nghiệm riêng của mỗi cá nhân cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2