intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

'Xử' tính xấu của bé theo độ tuổi

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn 6-18 tháng tuổi Tình huống: Lúc đang chơi, bé đột nhiên quay lại cắn vào cánh tay mẹ. Điều nên tránh: Cắn lại bé. Nhiều người mẹ nghĩ đó là cách dạy bé không được cắn nhưng bé chưa thể hiểu rằng cắn mẹ sẽ khiến mẹ bị đau và khó chịu. Kết quả, cả mẹ và bé cùng bị đau trong khi tật xấu vẫn tái diễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 'Xử' tính xấu của bé theo độ tuổi

  1. 'Xử' tính xấu của bé theo độ tuổi Giai đoạn 6-18 tháng tuổi Tình huống: Lúc đang chơi, bé đột nhiên quay lại cắn vào cánh tay mẹ. Điều nên tránh: Cắn lại bé. Nhiều người mẹ nghĩ đó là cách dạy bé không được cắn nhưng bé chưa thể hiểu rằng cắn mẹ sẽ khiến mẹ bị đau và khó chịu. Kết quả, cả mẹ và bé cùng bị đau trong khi tật xấu vẫn tái diễn. Điều nên làm: 1. Kéo bé ra xa một chút và nghiêm khắc nói: "Không được cắn. Con cắn làm mẹ đau". 2. Cho bé một vật mềm để cắn vì có thể bé muốn cắn do mọc răng. Giai đoạn 2-3 tuổi Tình huống: Bé liên tục đánh vào người mẹ, la hét, ném đồ chơi xuống sàn vì mẹ không chịu mua cho bé món đồ chơi yêu thích. Điều nên tránh: - Lớn tiếng giải thích lý do, bé không thể kiên nhẫn nghe lý do của mẹ trong cơn cáu kỉnh. - Đánh mất đi sự bình tĩnh, bạn tức điên lên vì con và sẵn sàng quát mắng hay đánh đòn con. - Vội vã đáp ứng bé. Phần thưởng cho một hành vi xấu sẽ khiến tính mè nheo của bé nặng hơn. - Đền cho bé bằng bánh kẹo. Bé sẽ tiếp tục vòi một món đồ khác. Điều nên làm: - Bình tĩnh, đừng lo lắng người xung quanh đang nhìn vào bạn. - Lờ đi sự hờn khóc của bé rồi nói "không". - Đỡ bé dậy, nếu cần để tránh cho bé bị chấn thương. - Đưa bé rời khỏi quầy hàng nếu cơn mè nheo còn tiếp tục.
  2. - Khi bé nín khóc, nên giải thích lý do bé bị từ chối và hướng bé thực hiện hành vi tốt để có thứ bé muốn. Lưu ý: Độ tuổi này, các bé thường trở nên dễ chống đối và khó kiểm soát. Để dạy bé có hành vi đúng, tốt nhất cha mẹ nên ra điều kiện với bé ngay từ đầu. Lấy ví dụ: trước khi đi siêu thị, bạn nên thỏa thuận với bé về số đồ chơi, quà bánh sẽ mua. Trước khi bước vào quầy hàng "cám dỗ" (có đồ bé thích), bạn nên nhắc lại thỏa thuận với bé một lần nữa. Giai đoạn 3-4 tuổi Tình huống: Bé xô ngã hoặc đánh bạn chơi; bé dùng ngôn từ xấu. Điều không nên làm: - Đánh đòn bé. Cách này chỉ chấm dứt hành vi xấu tạm thời, chứ không thể khiến bé ngoan lên được. - Mất bình tĩnh, mắng mỏ bé. Điều nên làm: - Lắng nghe xem vì sao bé giận dữ và có hành động như thế. Sử dụng nguyên tắc "tách nhóm": - Nói với bé bằng giọng nghiêm khắc rằng đó là hành vi không được phép. Cùng bé nói "xin lỗi" người bị hại. - Tạm thời kéo bé ra khỏi nhóm bạn chơi để bé không còn được tham gia hoạt động yêu thích. - Yêu cầu bé ngồi xuống tại một nơi yên tĩnh trong ít phút, tùy độ tuổi của bé; chẳng hạn, bé 3 tuổi thì tương ứng với 3 phút. Ở độ tuổi này, bé đã hiểu về nguyên tắc và giới hạn nhưng không thể tránh được lỗi. Các bé cần được nhắc nhở và điều chỉnh hành vi xấu thường xuyên. Cha mẹ nên dành thời gian để mắt tới bé đặc biệt trong lúc bé chơi. Khuyến khích những hành vi tốt của bé như: "Đồ chơi này con chơi cùng bạn Tin nhé". Ngoài ra, cũng cần đảm bảo bé không phải chứng kiến hành vi bạo lực từ người lớn trong nhà. Giai đoạn 5-7 tuổi
  3. Tình huống: Bạn yêu cầu bé dọn dẹp đồ chơi nhưng bé cố tình phớt lờ lời của bạn. Bạn nhắc lại nhưng bé vẫn không chịu thực hiện. Điều nên tránh: - Quát mắng bé: Bé sẽ càng ương bướng còn bạn sẽ mất bình tĩnh. - Gọi bé là "hư hỏng" hay "lười biếng": Điều này chỉ khiến bé mất tự tin hơn. - Làm thay bé: Nó giống như phần thưởng cho một hành vi xấu. Điều nên làm: - Bình tĩnh và nhắc lại yêu cầu một cách cụ thể, chẳng hạn: "Con hãy nhặt đồ chơi lên và xếp chúng vào trong giỏ". - Giới hạn thời gian thực hiện cho bé, ví dụ: "10 phút nữa mẹ sẽ quay lại kiểm tra hoặc là con sẽ bị phạt". - Nếu bé vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ, tiếp tục nhắc lại yêu cầu nhưng không đe doạ. Ở độ tuổi này, bé đã nhận thức được hành vi tốt nhưng bé thường thích chống đối nếu đó là hoạt động yêu thích. Bé muốn chơi và cảm thấy không thoải mái khi bị mẹ bắt dọn đồ chơi. Có bé còn tỏ ra ghen tỵ vì mình phải dọn đồ chơi còn anh (chị) của bé lại không. Điều quan trọng là cha mẹ nên động viên tinh thần để bé thấy mình được quan trọng và tự giác làm việc. Càng liên tục nhắc nhở, ra mệnh lệnh, bé càng thích phớt lờ lời cha mẹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1