intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 ảnh đẹp của bầu trời phương nam

Chia sẻ: Quynh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) là nơi làm chủ một số kính thiên văn mặt đất tiên tiến nhất thế giới, bao gồm ma trận Kính Thiên văn Rất Lớn (VLT) và Kính thiên văn Khảo sát Khả kiến và Hồng ngoại dành cho Thiên văn học (VISTA) tại Đài thiên văn Paranal ở sa mạc Atacama, Chile.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 ảnh đẹp của bầu trời phương nam

  1. 10 ảnh đẹp của bầu trời phương nam Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) là nơi làm chủ một số kính thiên văn mặt đất tiên tiến nhất thế giới, bao gồm ma trận Kính Thiên văn Rất Lớn (VLT) và Kính thiên văn Khảo sát Khả kiến và Hồng ngoại dành cho Thiên văn học (VISTA) tại Đài thiên văn Paranal ở sa mạc Atacama, Chile. Mới đây, họ đã cho đăng 100 bức ảnh chụp đẹp nhất của mình: dưới đây là 10 ảnh trong số đó.
  2. Lửa trong Ngọn đuốc Ảnh chụp hồng ngoại phơi sáng 14 phút của tinh vân Ngọn đuốc (NGC 2024), một vùng đang hình thành sao trong chòm sao Orion (Thợ săn), chụp bởi VISTA, kính thiên văn khảo sát lớn nhất thế giới. Hãy xem kĩ những ngôi sao trẻ tại lõi của tinh vân trên, chúng thường bị bụi làm cho lu mờ trong vùng khả kiến. Cũng thú vị không kém: ngôi sao màu lam phía bên phải là một trong ba ngôi sao sáng tạo nên thắt lưng của chàng thợ săn (Orion); ánh chói ngay bên dưới chỗ giữa bức ảnh là tinh vân NGC 2023; và đường viên ở góc dưới bên phải là rìa của tinh vân Đầu ngựa (Barnard 33). (Ảnh: ESO/J. Emerson/VISTA)
  3. Tarantula Tinh vân Tarantula (ở giữa, phía trên) bị vây quanh bởi một mạng lưới sợi chứa ngôi sao siêu mới đã được nghiên cứu kĩ SN 1987A, cách trái đất 168.000 năm ánh sáng. Nó được phát hiện ra bởi Ian Shelton và Oscar Duhalde tại Đài thiên văn Las Campanas ở Chile, vào hôm 24/02/1987, và được phát hiện ra một cách độc lập bởi Albert Jones ở New Zealand trong vòng 24 giờ sau đó. Một vài tinh vân khác bị nhuộm đỏ, và đám sao trẻ ở phía bên trái có tên gọi là NGC 2100. (Ảnh: ESO)
  4. Ốc sên Ảnh chụp này của tinh vân Helix (Ốc sên, NGC 7293) là ảnh ghép dữ liệu từ Máy ảnh Trường Rộng, một camera 67 megapixel gắn trên kính thiên văn 2,2 m Hội Max Planck/ESO tại Đài thiên văn La Silla ở Chile. Các nguyên tử oxygen tỏa ánh sáng màu lam-lục tại giữa do bức xạ tử ngoại cường độ mạnh phát ra từ ngôi sao 120.000oC ở giữa. Loan dần ra ngoài, hydrogen và nitrogen tỏa sáng màu đỏ. Các thiên hà ở xa có thể nhìn thấy xuyên qua lõi của tinh vân. (Ảnh: ESO)
  5. Tinh vân Orion qua góc nhìn VISTA Tinh vân Orion (M42) cách trái đất khoảng 1350 năm ánh sáng. Bức ảnh hồng ngoại này, do VISTA chụp, cho thấy những ngôi sao trẻ ở sâu trong tinh vân, chúng bị bụi làm cho lu mờ khi quan sát với ánh sáng nhìn thấy. Bức ảnh này, một ảnh ghép phơi sáng 10 phút chụp ở những bước sóng khác nhau trong vùng hồng ngoại gần, bao quát một vùng trời khoảng 1 đến 1,5 độ. (Ảnh: ESO/J. Emerson/VISTA)
  6. Omega Centauri Hơn 10 triệu ngôi sao tỏa sáng trong vùng giữa của đám sao hình cầu Omega Centauri (NGC 5139), ảnh chụp bởi camera Máy ảnh Trường Rộng tại Đài thiên văn La Silla của ESO. (Ảnh: ESO) Lộng lẫy áo hoa Lagoon
  7. Ảnh của tinh vân Lagoon, chụp bằng Máy ảnh Trường Rộng tại La Silla. (Ảnh: ESO) Các ngôi sao chào đời Bức ảnh ghép màu này của tinh vân RCW120 cho thấy một cái bọt khí ion hóa đang giãn nở có bề ngang 10 năm ánh sáng. Nó làm cho vật chất xung quanh co lại thành những cụm đặc, từ đó những ngôi sao ra đời. Bức ảnh gốc được chụp bằng camera LABOCA trên kính thiên văn 12m Thí nghiệm Atacama Pathfinder (APEX). (Ảnh: ESO/APEX/DSS2/SuperCosmos/Deharveng (LAM)/Zavagno (LAM))
  8. Chiếc mũ rộng vành M104, một thiên hà xoắn ốc loại sơ khai trong chòm sao Virgo, được gọi là “Mũ rộng vành” vì hình dạng của nó trông tựa như chiếc mũ Mexico. Nó cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Chỗ gờ lên ở giữa thiên hà chủ yếu gồm các ngôi sao trưởng thành, và đĩa thiên hà nhìn ngang này chứa sao, khí và bụi. Bức ảnh này, chụp bằng thiết bị đa mốt FORSI trên kính thiên văn Antu thuộc ma trận Kính thiên văn Rất Lớn, là ảnh ghép của ba ảnh phơi sáng ở những dải sóng khác nhau. (Ảnh: ESO/P. Barthel)
  9. NGC 2264 và đám sao Cây thông NGC 2264 là một vùng không gian chứa đám sao Cây thông (Christmas Tree) và tinh vân Hình nón (Cone). Bức ảnh này thể hiện một vùng bề ngang chừng 30 năm ánh sáng. Nó được tạo ra từ các ảnh chụp qua bốn bộ lọc khác nhau với Máy ảnh Trường Rộng tại La Silla. (Ảnh: ESO)
  10. Lõi của Dải Ngân hà Những phần chính giữa của thiên hà của chúng ta, quan sát trong vùng hồng ngoại gần với thiết bị NACO trên Kính thiên văn Rất Lớn của ESO.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2