intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 bí quyết giúp trẻ học tốt

Chia sẻ: Phạm Thị Kiều Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

983
lượt xem
373
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1 Lập thời gian biểu: hãy đề nghị trẻ lập một thời gian biểu cho việc học tại nhà. Chẳng hạn, trẻ có thể sắp xếp những bài tập ở nhà trong thời gian một giờ đồng hồ vào mỗi buổi tối trong cả một tuần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 bí quyết giúp trẻ học tốt

  1. 10 bí quyết giúp trẻ học tốt 1. Lập thời gian biểu: hãy đề nghị trẻ lập một thời gian biểu cho việc học tại nhà. Chẳng hạn, trẻ có thể sắp xếp những bài tập ở nhà trong thời gian một giờ đồng hồ vào mỗi buổi tối trong cả một tuần. Điều này sẽ giúp trẻ bước đầu có thói quen học tốt. 2. Đòi hỏi quá cao: bạn không nên đòi hỏi quá cao đối với việc học ở nhà của trẻ. Hãy nói chuyện với những phụ huynh khác hoặc giáo viên của trẻ, về khoảng thời gian cần thiết giúp trẻ có thể hoàn tất những bài làm ở nhà. Tuy vậy, chính bạn là người cần quyết định điều này cho trẻ ngoài việc cần tham khảo thêm ý kiến bổ ích từ những người khác. 3. Lập bảng ghi chú: cần lập một bảng ghi chú về việc học ở nhà hằng ngày của trẻ và gắn nó trong phòng ngủ hoặc dán trên bảng thông báo của nhà bếp. Cần bảo đảm những yêu cầu đưa ra thích hợp cho trẻ thực hiện mỗi ngày 4. Lên kế hoạch cho những kỳ thi: việc ôn bài chuẩn bị cho những kỳ thi của trẻ cần đòi hỏi nhiều phương pháp linh hoạt khác nhau, vì trẻ cần có kế hoạch cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là thời gian học của trẻ, bên cạnh đó cần có những tài liệu cần thiết để trẻ có thể tham khảo thêm. Đây là bước khởi đầu có hiệu quả nhất giúp trẻ chuẩn bị tốt cho những kỳ thi, nhưng tránh bắt đầu thực hiện nó quá sớm. 5. Thời gian nghỉ ngơi: hầu hết những trẻ học quá sức cần được kết hợp với thời gian nghỉ ngơi ngắn hoặc thời gian học những môn khác và
  2. cứ tiếp tục như thế. Việc học tập chạy nước rút, thiếu thời gian nghỉ ngơi tuy đạt kết quả cao, nhưng thiếu sức bền cho việc học lâu dài về sau. 6. Kiểm tra việc học của trẻ: hãy kiểm tra xem những nề nếp, thói quen học mới có thích hợp với trẻ. Cứ mỗi hai tuần, cùng trẻ bàn luận những tiến bộ trẻ đạt được và cố gắng nhận xét những công việc nào trẻ thực hiện hiệu quả nhất. Nếu kém hiệu quả, cần thay đổi cách khác. 7. Nghỉ ngơi vào buổi tối: đôi khi bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau khi đã thực hiện xong những công việc hằng ngày. Cần bảo đảm cho trẻ có giờ nghỉ ngơi vào buổi tối để trẻ có thể tự làm những việc nó muốn, thay vì trẻ phải học gạo môn học này đến môn học khác mỗi tối. Cố gắng sắp xếp những giờ nghỉ ngơi xen kẻ với thời gian học của trẻ 8. Học cùng bạn: có những trẻ học rất tốt khi được thoải mái học cùng học với một hoặc hai đứa bạn của nó. Tuy điều này dễ dẫn đến việc trẻ có thể tán gẫu với bạn bè trong khi học, nhưng nhờ đó mà kết quả học tập có thể tiến triển tốt hơn. 9. Đánh giá kết quả học tập: đặc biệt cần biết phải khen ngợi những kết quả học tập của trẻ có liên quan đến việc trẻ biết thực hiện tốt thói quen học tập hằng ngày và có sự học tập nghiêm túc của nó. Nếu trẻ không thể đạt được kết quả như nó mong muốn, bạn không nên tỏ ra giận dữ với trẻ. Hãy nói với trẻ bạn rất hài lòng về những cố gắng của trẻ để động viên cho trẻ.
  3. 10. Kết hợp giữa việc ngủ, ăn và uống: trẻ chỉ có thể học tốt khi có được những thói quen cơ bản về ăn uống, giấc ngủ và tập luyện tốt. Một chế độ ăn uống khoẻ mạnh, ngủ nhiều và thường xuyên tập luyện luôn cần thiết cho trẻ trong học tập (trích trong Yêu trẻ số 286 tháng 9 năm 2005. trang 24: minh họa)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2