intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 cách dạy con không cần dùng roi vọt

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một công trình nghiên cứu của Viện hàn lâm y học Nga cho thấy: Cứ 4 gia đình thì có một gia đình dùng đến roi một lần trong ngày để giáo dục con. Và 1/3 các bà mẹ đó sau khi đánh con thường tự day dứt: “Sao mình lại làm thế?”. Năm 2002, một nhà tâm lý học ở Đại học tổng hợp Colombia (Mỹ), sau mấy chục năm nghiên cứu, đã nhận thấy rằng: Đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì lợm, càng thích làm những điều ngược lại, càng hay nói dối,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 cách dạy con không cần dùng roi vọt

  1. 10 cách dạy con không cần dùng roi vọt Một công trình nghiên cứu của Viện hàn lâm y học Nga cho thấy: Cứ 4 gia đình thì có một gia đình dùng đến roi một lần trong ngày để giáo dục con. Và 1/3 các bà mẹ đó sau khi đánh con thường tự day dứt: “Sao mình lại làm thế?”. Năm 2002, một nhà tâm lý học ở Đại học tổng hợp Colombia (Mỹ), sau mấy chục năm nghiên cứu, đã nhận thấy rằng: Đứa trẻ càng bị đánh nhiều thì càng hung tợn, lì
  2. lợm, càng thích làm những điều ngược lại, càng hay nói dối, phản bội và càng khinh miệt người yếu hơn mình. Những đứa trẻ hay bị đòn roi rất khó phân biệt tốt xấu và sau lưng cha mẹ là chúng làm ngược lại những gì chúng vừa hứa lúc bị ăn roi. Dưới đây là một số biện pháp nhằm giúp cha mẹ tôn trọng con cái ngay cả khi chúng mắc lỗi. Khi được tôn trọng, trẻ em sẽ không khiến chúng ta nóng nảy đến mức phải dùng đến vũ lực. 1. Nghiêm khắc nhưng hiền dịu Trẻ em sẽ dễ ghi nhớ lời bạn hơn nếu bạn nói với chúng bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. 2. Lùi lại Sẽ tốt hơn nếu bạn bảo con: “Bây giờ mẹ đang rất cáu, không nên giải quyết chuyện của con vội. Chúng ta sẽ nói sau!”. 3. Dạy con nghe lời Đừng phạt con vì không nghe lời. Thay vào đó hãy tìm cách dạy cháu biết làm theo lời cha mẹ. Ví dụ: “Mẹ không
  3. đồng ý khi con vứt mũ lung tung thế này. Từ lần sau, hãy treo mũ vào đúng chỗ. Mẹ phải làm gì để giúp con nhớ điều này nhỉ?”. 4. Luôn có tinh thần xây dựng Thay vì nói “Mẹ phải nhắc bao nhiêu lần để con đánh răng đây?”, hãy bảo “Con đánh răng đi, khi nào xong thì bảo mẹ để mẹ lấy đồ ăn sáng cho con”. 5. Giải thích nhưng không dọa nạt Hãy giải thích ngắn gọn cho trẻ hiểu vì sao phải làm thế này thế kia. Như vậy tức là bạn đã cung cấp cho cháu nền tảng quan trọng để cháu có những hành vi tốt. 6. Cố gắng không nổi nóng Thay vì thấy việc xấu con vừa làm là quá nghiêm trọng, bạn hãy coi như đây chính là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt. Nhìn nhận vấn đề như vậy bạn sẽ bớt cáu giận, bớt nóng nảy và hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều. 7. Tạo ra động cơ khuyến khích con
  4. Khuyến khích con làm việc nhà cùng mình bằng những câu như “Con ăn nốt cốc kem nhanh lên để mẹ con mình về nhà. Mẹ muốn kịp rán bánh phồng tôm”. Như vậy, chắc chắn cháu sẽ tự giác giúp mẹ rán bánh cho kịp. 8. Hãy mềm dẻo, linh hoạt Bạn đang đợi cháu để đi dạo vì đã đến giờ theo thời gian biểu. Tuy nhiên, nếu cháu hỏi “Cho con xem nốt phim rồi mẹ con mình đi dạo được không?” thì bạn nên đồng ý. Nhân nhượng một chút chính là cách rất tốt để dạy con tính kỉ luật. 9. Đừng ra lệnh Không có gì gây khó chịu và kém hiệu quả hơn việc ra lệnh cho con làm gì đó chỉ vì cha mẹ thấy mình là người trên, có quyền ra lệnh, con là người dưới, phải tuân lệnh. Hãy mời con hợp tác bằng những câu như “Mẹ đang có việc bận quá. Mẹ muốn con mặc áo len vào kẻo lạnh”. Những câu kiểu này có tác dụng tuyệt vời so với cách nói “Mặc ngay áo len vào! Mẹ nói có nghe không?”.
  5. 10. Không xúc phạm khi mắng con Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Đôi khi, tội của cháu chỉ đáng một, cha mẹ nâng lên thành năm, thành mười. Cháu sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2