intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe đang gặp rắc rối

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống gấp gáp khiến chúng ta hiếm khi để ý đến bản thân. Những thay đổi nhỏ về sức khoẻ thường bị coi là không quan trọng. Hãy coi chừng bởi nó có thể thực sự dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Mọi người thường lờ đi những dấu hiệu đau chung chung, họ nghĩ rằng những kiểu đau như thế không đáng ngại, và không cần đến bác sỹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số dấu hiệu mà bạn nên để tâm vì chúng có thể là những dấu hiệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe đang gặp rắc rối

  1. 10 dấu hiệu chứng tỏ sức khỏe đang gặp rắc rối Cuộc sống gấp gáp khiến chúng ta hiếm khi để ý đến bản thân. Những thay đổi nhỏ về sức khoẻ thường bị coi là không quan trọng. Hãy coi chừng bởi nó có thể thực sự dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Mọi người thường lờ đi những dấu hiệu đau chung chung, họ nghĩ rằng những kiểu đau như thế không đáng ngại, và không cần đến bác sỹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số dấu hiệu mà bạn nên để tâm vì chúng có thể là những dấu hiệu của tai hoạ.
  2. Số báo tháng 11 của tạp chí Sức khoẻ phụ nữ của bệnh viện chuyên khoa Mayo đã nêu ra 10 dấu hiệu không được lơ là, và nhất thiết phải báo cáo với bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu này. 1. Vấn đề về nhìn, nói hoặc cử động Bị tê hoặc liệt nửa bên người, khó nói chuyện, và tầm nhìn bị giảm, bị mờ là những biểu hiện cơ bản của một cơn đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ (TIA). Một cơn đột quỵ nhẹ đôi khi chỉ kéo dài trong vài phút. Những triệu chứng không điển hình khác như ngất, khó thở, hoặc đột nhiên cảm giác đau vùng mặt, mệt mỏi hoặc một đợt tăng nhịp tim. Ở phụ nữ, những dấu hiệu đột quỵ truyền thống thường ít thấy hơn so với nam giới, nhưng cũng có thể trước hết họ sẽ trải qua những dấu hiệu không điển hình. Trong bất kỳ trường hợp xảy ra các triệu chứng về đột quỵ, các biện pháp cấp cứu là rất cần thiết, vì những biện pháp khẩn cấp đối với đột quỵ có thể loại bỏ những nguy hiểm đối với não bộ hay những biến chứng khác. 2. Một cơn đau đầu bất thình lình Một cơn đau đầu xuất hiện với cường độ lớn, gay gắt, rất đau đớn có thể là triệu chứng của “chứng phình mạch”, xuất huyết não, đột quỵ viêm mạch máu, viêm màng não hoặc u não. Tất cả đều cần đến chăm sóc y tế khẩn cấp. Trong trường hợp một cơn đau đầu vì trấn thương đầu hoặc đi kèm với bị sốt, cứng cổ, phát ban, lẫn lộn, nhìn một hoá hai, mệt mỏi, bị tê liệt hoặc khó khăn khi nói, những chăm sóc y tế khẩn cấp là rất cần thiết.
  3. 3. Giảm cân không lý do Việc bị giảm cân mà không chủ định nên được quan tâm. Một cuộc hẹn với bác sỹ là cần thiết khi bạn bị sụt 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng, hoặc nhiều hơn 10% trong 6 đến 12 tháng. Ở khía cạnh y học, có thể đây là triệu chứng của bệnh cường tuyến giáp, các bệnh về gan, suy nhược hoặc thậm chí là ung thư. 4. Những thay đổi ở vùng ngực Bạn nên thông báo với bác sỹ nếu có một u cục ở vùng ngực, đầu ngực chảy dịch hoặc ngực méo mó, bị ngứa hoặc da đổi màu (bị mẩn đỏ, vảy, bị lõm…), những cơn đau ngực kéo dài hoặc một thay đổi nào đó về kích cỡ và hình dáng của ngực. 5. Đầy bụng khi ăn ít Cảm giác đầy bụng hơn bình thường sau khi ăn một chút ít thức ăn có thể là những vấn đề về ruột và dạ dày, nằm trong hệ thống tiêu hoá gây ra do axit chảy ngược hoặc các căn bệnh ung thư khác. Nếu cảm giác này kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần, bạn nên đến gặp bác sỹ để tham vấn, đặc biệt nếu có những triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng hoặc sưng phù, sốt và bị lạnh hoặc những thay đổi về cân nặng. 6. Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh nguyệt
  4. Âm đạo nổi mụn hoặc chảy máu sau khi hết kinh có thể là do những thay đổi ở các mô âm đạo, bộ phận này có thể trở nên mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi hàm lượng estrogen giảm xuống. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chảy máu sau khi hết kinh có thể là triệu chứng của ung thư phụ khoa. Hãy đi khám sức khoẻ ngay khi bạn có thể. 7. Thay đổi thói quen đi vệ sinh Tiêu chảy nhẹ kéo dài hơn 1 tuần, táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc không có lý do, đột nhiên muốn đi vệ sinh, đây là lúc bạn nên đến trung tâm y tế để khám sức khoẻ. Các triệu chứng khác như tiêu chảy ra máu hoặc phân có màu đen hoặc màu hắc ín. Những triệu chứng này có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng, tác dụng phụ dược phẩm, rối loạn tiêu hoá hoặc ung thư ruột kết. 8. Ho kéo dài Một cơn ho kéo dài hơn 1 tháng, nó ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc đi kèm chảy máu hoặc đờm là lúc bạn cần phải đi gặp bác sỹ ngay lập tức. Một cơn ho kinh niên có thể là do bệnh hen xuyễn, các bệnh liên quan đến thực quản, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính hoặc thậm chí là ung thư phổi. 9. Tâm trạng buồn chán hoặc suy nhược Cảm thấy buồn nhiều tuần hoặc nhiều tháng là một triệu chứng của suy nhược, đây là một bệnh y khoa có thể chữa trị được. Những dấu hiệu khác có thể
  5. bao gồm mất hứng thú vào những hoạt động bình thường, cảm thấy vô vọng, dễ khóc, vấn đề về khả năng tập trung, sụt cân, và ý nghĩ muốn tự tử. 10. Sốt cao kéo dài Bác sỹ cần được biết khi bạn có một cơn sốt nhẹ nhưng kéo dài hơn 1 tuần. Sốt có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc những bệnh nghiêm trọng khác như rối loạn miễn dịch hoặc ung thư. Một cơn sốt cao đột ngột cần phải đi khám sức khoẻ gấp. Nếu gặp phải những triệu chứng ở trên, hãy ghi nhớ, đừng bao giờ bỏ qua chúng, vì việc chữa trị đúng thời điểm sẽ giúp bạn có được kết quả thật khả quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2