intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy DN đã sử dụng thủ thuật kế toán

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

114
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

10 dấu hiệu DN “làm xiếc” với BCTC Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đang là căn cứ cơ bản để NĐT đưa ra quyết định giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, cũng như kinh nghiệm mà thị trường đã trải qua, NĐT cần cảnh giác với những số liệu có dấu hiệu bất thường. 10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy DN đã sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy DN đã sử dụng thủ thuật kế toán

  1. 10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy DN đã sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận. 10 dấu hiệu DN “làm xiếc” với BCTC Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đang là căn cứ cơ bản để NĐT đưa ra quyết định giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, cũng như kinh nghiệm mà thị trường đã trải qua, NĐT cần cảnh giác với những số liệu có dấu hiệu bất thường. 10 dấu hiệu dưới đây rất có thể cho thấy DN đã sử dụng thủ thuật kế toán để thổi phồng lợi nhuận. 1. Lợi nhuận đánh bại thị trường. Nếu một DN bình thường hoạt động ở lĩnh vực không mấy đặc sắc, mà duy trì được lợi nhuận khả quan, thậm chí vượt trội trong môi trường kinh doanh khó khăn, thì các con số ấn tượng cần được đem ra mổ xẻ. 2. Lợi nhuận ấn tượng nhưng không được đối thủ cùng ngành vị nể. Đây là trường hợp của CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD). Khi cổ phiếu này mới lên niêm yết, ít nhất 3 CTCK lớn có báo cáo đánh giá hoạt động của DVD rất khả quan. Dựa trên thông tin DVD công bố, các CTCK này tính toán EPS dự phóng của cổ phiếu DVD cao nhất nhì trong ngành. Khi cổ phiếu DVD nhận được nhiều lời tán dương từ các chuyên viên phân tích, thì không ít DN cùng ngành dược lại không mấy xem trọng hoạt động kinh doanh của DVD. Thực tế cho thấy, DVD đã sụp đổ. 3. Lợi nhuận nhảy vọt so với cùng kỳ. Hai năm trước khi niêm yết, DVD chỉ đạt lợi nhuận lần lượt 18,5 tỷ đồng và 25,5 tỷ đồng, nhưng vào năm 2009, khi vừa niêm yết, lợi nhuận bất ngờ nhảy vọt lên 109 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận của DVD xuất phát từ hoạt động sản xuất - kinh doanh chính, chứ không phải từ các thu nhập bất thường như thanh lý tài sản, chuyển nhượng vốn. “Hiện tượng” DVD sau này được giải mã bằng hình thức ghi nhận “doanh thu ảo”. 4. Lợi nhuận ấn tượng công bố trước các đợt phát hành tham vọng. Trong quý III/2010, mặc dù TTCK suy giảm, đa phần CTCK thua lỗ, nhưng CTCK VNDirect (VND) công bố
  2. lãi 53 tỷ đồng. Thế nhưng, vào quý IV/2010, khi TTCK phục hồi, đa phần CTCK có lãi, thì VND lại công bố lỗ 117 tỷ đồng. Lãnh đạo VND giải thích, thua lỗ có nguyên nhân khách quan là thị trường biến động, nhưng giới phân tích nhìn nhận, con số lợi nhuận khả quan trước đó của VND có thể được công bố để hỗ trợ cho đợt phát hành tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. 5. Lợi nhuận được tạo ra từ các giao dịch đáng ngờ. Tháng 7/2010, một DN ngành khí đốt đã triệu tập ĐHCĐ bất thường điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận tăng 2,5 lần so với con số được thông qua vài tháng trước đó tại ĐHCĐ thường niên. Khoản lợi nhuận tăng thêm này được tạo ra từ kinh doanh BĐS, nhằm phục vụ cho mục đích tăng vốn. Thực chất, khoản lợi nhuận này được tạo ra bằng một giao dịch chuyển nhượng khá đáng ngờ trong liên minh 3 bên đều liên quan đến chủ tịch HĐQT. “Âm mưu” này sau đó phá sản do TTCK đi xuống, nhưng cũng khiến nhiều NĐT thua lỗ khi tin vào con số lợi nhuận “bánh vẽ”. 6. Các con số lợi nhuận thay đổi chóng mặt. Vào đầu quý II năm nay, CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC) gây chú ý khi ĐHCĐ vừa thông qua kế hoạch lợi nhuận 167 tỷ đồng năm 2012, thì hai ngày sau đó, Công ty công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012 với 204 tỷ đồng lợi nhuận, gấp 4 lần con số lãnh đạo DBC công bố tại ĐHCĐ. Giải thích với báo giới và giải trình với cơ quan quản lý thị trường, ý kiến của lãnh đạo DBC tỏ ra không thống nhất về cách ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án BĐS. 7. Lợi nhuận gắn với các đợt thanh lý tài sản khả nghi. Các đợt thanh lý tài sản lớn có thể là biện pháp cứu vãn kết quả kinh doanh yếu kém của DN. Đặc biệt, nếu việc thanh lý diễn ra sát thời điểm kết thúc chu kỳ kế toán, thì gần như chắc chắn là DN có ý đồ. Đơn cử, năm 2010, CTCP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) chuyển nhượng cổ phần tại Tribeco Bình Dương cho một cổ đông lớn là Uni- President vào đúng ngày 30/6. Động thái này giúp Tribeco lãi 44 tỷ đồng trong quý II/2010 và khiến cổ phiếu tăng giá mạnh. Tuy nhiên, đây là quý lãi duy nhất của Tribeco trong 13 quý liên tiếp. 8. Lợi nhuận cao đột biến rơi vào quý I và quý III. BCTC quý I và quý III không yêu cầu phải soát xét, nên các “bùa chú” kế toán nhiều khả năng được DN đem ra áp dụng nhiều nhất. 9. Thay đổi kế toán trưởng liên tục. Chưa kể những lần thay đổi người đại diện pháp luật và tổng giám đốc, trước khi kết thúc năm tài chính 2011, CTCP Nhựa Tân Hóa (VKP) liên tục thay kế toán trưởng. Hai vị trí tổng giám đốc và kế toán trưởng có vai trò quan trọng đối với chất lượng BCTC của DN. Sự thay đổi đột ngột cả hai vị trí này trước thời điểm năm tài chính kết thúc có thể là một dấu hiệu không lành, báo hiệu BCTC có thể bị can thiệp. 10. DN có thể “múa may” lợi nhuận bằng cách thay đổi chính sách bán hàng, cho phép người mua trả chậm để tăng doanh thu. Một kỹ thuật khác là thay đổi các ước kế toán ghi nhận giá trị các hợp đồng tương lai về thời điểm hiện tại.
  3. Một công ty luôn công bố lợi nhuận cao hơn đánh giá của chuyên viên phân tích có thể là dấu hiệu lợi nhuận bị thao túng, nhiều chuyên viên phân tích cho rằng các công ty nói dối về lợi nhuận bởi vì họ phải chịu áp lực bên ngoài, đặc biệt là từ phía cổ đông. 11 dấu hiệu cho thấy công ty có thể nói dối về lợi nhuận #11: Lợi nhuận biến động nhiều Nên cẩn thận với những biến động lớn trong lợi nhuận đặc biệt là trong điều kiện không có sự thay đổi thực sự hoạt động kinh doanh. Thông thường, hoạt động kinh doanh chính nên là yếu tố tạo ra lợi nhuận và nếu như tình trạng lợi nhuận không đồng nhất lặp đi lặp lại, đó là một tín hiệu xấu. #10: Tích tụ các khoản phải thu Khoản phải thu là khoản tiền khách hàng nợ công ty và việc xuất hiện những khoản phải thu không thường xuyên có thể là dấu hiệu công ty đang ghi nhận doanh thu đáng lẽ nên được phân bổ ở quý sau hoặc việc thanh toán tiền mặt của khách hàng bị chậm hơn so với thường lệ. #9: Sử dụng phương pháp kế toán khác GAAP (ở Mỹ) GAAP là là tập hợp những quy tắc chi phối báo cáo tài chính ở Mỹ, những nguyên tắc này nhằm mục đích tạo ra sự nhất quán trong báo cáo tài chính của các công ty khác nhau. Sử dụng phương pháp khác GAAP là một trong những cách công ty cố tình tô vẽ một bức tranh khác về kết quả kinh doanh của họ. Hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam là VAS được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán IAS và của một số quốc gia trong khu vực. #8: Sự thay đổi ban quản lý nhân sự thường xuyên hoặc đột ngột. Những người đứng đằng sau các con số công bố đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có người còn cho rằng mối quan tâm đầu tiên của họ là ban quản trị và các nhân sự điều hành cấp cao bởi đây là những người thiết lập tiếng nói và văn hóa để cho bộ phận kế toán nội bộ vận hành theo. Viêc thay đổi không được mong đợi do đó sẽ là một tín hiệu tiêu cực đối với công ty. #7: Tích tụ hàng tồn kho Lượng hàng tồn kho cao có nghĩa là giá vốn hàng bán ở kỳ này sẽ thấp hơn so với kỳ kế tiếp, điều này cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận công bố sẽ cao hơn thực tế. Do đó, các
  4. nhà quản lý có thể sẽ gia tăng lượng hàng tồn kho nếu họ đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận. #6: Lợi nhuận luôn đánh bại các dự phóng của chuyên viên phân tích Một công ty luôn công bố lợi nhuận cao hơn đánh giá của chuyên viên phân tích có thể là dấu hiệu lợi nhuận bị thao túng, nhiều chuyên viên phân tích cho rằng các công ty nói dối về lợi nhuận bởi vì họ phải chịu áp lực bên ngoài, đặc biệt là từ phía cổ đông. #5: Thanh lý tài sản Các đợt thanh lý tài sản lớn hoặc thường xuyên hoặc các giao dịch phức tạp nên được đặc biệt lưu ý khi xem xét báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. #4: Lợi nhuận bền vững trong một thị trường bất ổn Sẽ là rất khó để công ty có thể duy trì lợi nhuận bền vững theo quý, đặc biệt là trong một thị trường bất ổn. Điều này đã đủ là lý do để các chuyên gia cho rằng đây cũng là một trong những tín hiệu công ty có thể nói dối về lợi nhuận. #3: Ghi nhận doanh thu trước lớn Công ty ghi nhận quá nhiều doanh thu trên sổ sách trước khi thu được tiền mặt có thể là một trong những tín hiệu cảnh báo về lợi nhuận của doanh nghiệp. #2: Lợi nhuận không đồng nhất với các công ty còn lại trong ngành Phương pháp kế toán không đồng nhất với các công ty còn lại trong ngành chính là vấn đề của Enron và Worldcom. Các chuyên gia cho rằng nên đặc biệt chú ý đến: - Vòng quay tiền mặt - Khả năng sinh lời trung bình - Tăng trưởng doanh thu và đầu tư - Tổn thất tài sản #1: Lưu chuyển tiền tệ không nhất quán với lợi nhuận Điều này rất đúng với câu nói “Tiền mặt là vua”. Theo các chuyên gia, cần lưu ý những điểm sau: - Dòng tiền yếu - Sự gia tăng lợi nhuận đi kèm với sự sụt giảm dòng tiền - Lợi nhuận và dòng tiền dịch chuyển ngược chiều trong nhiều quý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2