intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 kiểu ăn uống tích độc cho cơ thể

Chia sẻ: Mucnuong Sate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

108
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người xưa có câu “thần khẩu hại xác phàm” để lưu ý việc ăn uống vô độ cốt thỏa mãn cái miệng (thần khẩu) sẽ gây hại cho cơ thể (xác phàm). Quả thật, ăn uống không khoa học, cân bằng với nhu cầu của cơ thể – sẽ gây tích độc trong cơ thể, Beer rượu quá chén rất làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh nan y nguy hiểm... hại cho sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 kiểu ăn uống tích độc cho cơ thể

  1. 10 kiểu ăn uống tích độc cho cơ thể Người xưa có câu “thần khẩu hại xác phàm” để lưu ý việc ăn uống vô độ cốt thỏa mãn cái miệng (thần khẩu) sẽ gây hại cho cơ thể (xác phàm). Quả thật, ăn uống không khoa học, cân bằng với nhu cầu của cơ thể – sẽ gây tích độc trong cơ thể, Beer rượu quá chén rất làm tăng nguy cơ mắc các loại hại cho sức khỏe. bệnh nan y nguy hiểm... Dưới đây là 10 thói quen ăn uống bất lợi cần tránh. 1.Sử dụng quá nhiều caffein Caffein là một chất có nhiều trong các loại đồ uống, đặc
  2. biệt là trong cà phê. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng độc tố trong cơ thể, làm lượng đường trong máu và adrenaline tăng nhanh, nếu dùng dài kỳ, liên tục sẽ làm cho tuyến thượng thận làm việc quá sức dẫn tới bị vô hiệu hóa và cuối cùng phải lệ thuộc vào cà phê. Vì lý do này mà các nhà dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên dùng vừa phải, 1 cốc cà phê mỗi ngày là hợp lý; ngoài ra có thể chuyển sang dùng chè xanh vì nó giàu hàm lượng chất chống ôxi hóa, hạn chế nguy cơ nghiện các chất caffein. 2. Sử dụng quá nhiều hợp chất carbohydrate Bánh mì là thực phẩm dạng carbohydrate (carb) rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nếu ăn cả ngày (3-4 bữa)sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực và một khi cơ thể thoả hiệp với thói quen tiêu thụ nhiều đường, caffein hay stress thì hậu quả lại càng xấu, làm tăng lượng đường trong máu, gây mệt mỏi, đau đầu vì thực phẩm, da xấu, mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ làm tăng bệnh viêm nhiễm như bệnh candid trong hệ thống tiêu hóa… Bởi vậy nên thay đổi thực đơn đa dạng hóa thực phẩm, ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng
  3. carb thấp, chứa ít men (yeast), ưu tiên là thực phẩm nguyên chất, ít qua chế biến. 3. Uống quá nhiều cola Đây là loại đồ uống chứa nhiều đường, dễ uống, dễ nghiện và để lại nhiều hậu quả tiêu cực, làm hỏng men răng, tăng lượng đường trong máu, tăng tính ngon miệng làm cho người ta ăn nhiều, phát sinh dư cân hoặc béo phì. Nếu nước giải khát có nhiều chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư, rụng tóc, trầm cảm, sa sút trí tuệ, thay đổi tính cách, mắc bệnh động kinh v.v... Nên hạn chế càng nhiều càng tốt, riêng các loại nước giải khát có chứa gas không nên uống cận bữa… 4. Dùng nhiều bánh rán Những người nghiện loại thức ăn này cần đề phòng vì đây là những thực phẩm đầy tính cám dỗ, dễ ăn nhưng lại chứa nhiều mỡ chuyển hóa (trans fat), mỡ bão hòa và đường - thủ phạm làm cho gan phải làm việc nhiều - dễ làm tăng
  4. cân, béo phì, tích độc trong cơ thể. 5. Thực phẩm đóng hộp Đây là nguồn thực phẩm chế biến sẵn không phải mất công nấu nướng, tiện lợi trong tiêu dùng nhưng lại có những mặt trái ít được quan tâm: trước tiên là có thể chứa chất béo hydro hóa (trans fat) - khiến cho thời hạn bảo quản dài hơn song sẽ tích tụ trong cơ thể gây ung thư. Kế đến là nguy cơ kim loại từ vỏ hộp có thể bị nhiễm vào thực phẩm và đi vào cơ thể, nhất là thực phẩm có chứa axít (như hoa quả đóng hộp có chứa axít có thể hoà tan kim loại) và thực phẩm có chứa mỡ (hấp thụ cặn kim loại nặng rất nhanh); một khi gan không đào thải heat thì các chất này sẽ gây hại cho cơ thể, làm giảm quá trình hấp thụ khoáng chất. Ngoài ra, khi được đun nấu lại thực phẩm đóng hộp sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Các nhà chuyên môn khuyên không dùng thực phẩm đóng hộp thường xuyên; và tốt nhất vẫn là dùng thực phẩm tươi sống. 6. Thịt chế biến quá kỹ
  5. Nhược điểm chính của thịt chế biến quá kỹ là chứa nhiều muối, thủ phạm làm tổn thất các khoáng chất đặc biệt là magiê (rất cần cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể). Ngoài ra muối còn là thủ phạm làm tăng huyết áp, chướng bụng, gây ảnh hưởng đến các chức năng của thận. Thịt chế biến quá kỹ mà không rõ nguồn gốc (như lạp xưởng, thịt lạp, thịt xông khói… không nhãn mác) còn có thể chứa nhiều mỡ bão hòa, hợp chất độc hại sinh ra khi gia nhiệt, các chất phụ gia, các chất hormon tăng trưởng và kháng sinh tồn dư… Để khắc phục, nên dùng thịt chế biến có nguồn gốc rõ ràng, của các đơn vị có uy tín, được giám sát từ khâu nguyên liệu đến quá trình chế biến… Nên nhớ, mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 3 bữa thịt (cả thịt tươi lẫn thịt đã chế biến) là tốt nhất. 7. Dùng nhiều phomát Hầu hết chúng ta đều công nhận phomát là thực phẩm ngon miệng và tiện dụng; nhưng tùy vào điều kiện bảo quản, men trong phomát phát triển quá mạnh sẽ khiến phomát
  6. khó tiêu hóa. Ngoài ra phomát còn là thủ phạm tạo màng dịch phát sinh dị ứng, tăng bệnh về hô hấp, da (nhất là bệnh eczema). Nếu quá “ghiền” loại thực phẩm đặc biệt này, nên dùng vừa phải; và nên dùng phomát sữa dê vì hàm lượng axít và lactose thấp, có lợi cho cơ thể. 8. Hạt dẻ rang Hạt dẻ thô nguyên chất là nguồn thực phẩm rất hữu ích cho sức khỏe da, não vì có chứa nhiều loại mỡ tốt giúp cho gan khử độc rất hiệu quả nhưng nếu đem rang lên, các mỡ tốt sẽ chuyển sang dạng mỡ xấu gây bất lợi cho cơ thể vì vậy thay vì rang có thể chuyển sang dùng cách khác (như luộc chẳng hạn). 9. Thực phẩm rán triệt để Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nếu ăn ít thực phẩm rán thì không gây hại nhưng ăn nhiều, dài kỳ có thể để lại hiệu ứng tiêu cực mang tính lâu dài… Quá trình rán kỹ, nhiệt sẽ phá hủy các phân tử dầu và tạo ra các gốc tự do
  7. trong thực phẩm, tích lũy trong cơ thể gây tổn thương tế bào, gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch vv... Nếu thích ăn món rán, nên đun nhỏ lửa làm chín thực phẩm trước khi rán và để lửa vừa phải khi rán, rán nhanh bằng dầu thực vật, dầu hướng dương vv... (vì đây là những loại dầu chịu được nhiệt độ cao). 10. Uống quá nhiều rượu bia Uống rượu bia quá nhiều, liên tục dẫn đến chứng nghiện và vô vàn ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, ảnh hưởng kinh tế gia đình, hủy hoại nhân cách và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Rượu là thủ phạm “quét sạch” các chất đạm có trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B (dưỡng chất rất cần cho trí nhớ và trao đổi chất của cơ thể) và làm cho não nhanh chóng bị tê liệt, làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh, gan nhiễm mỡ, hạn chế quá trình điều tiết hormone và khử độc của cơ thể. Để hạn chế tác hại của rượu, mỗi bữa chỉ nên uống 1 ly rươu vang hoặc rất ít rượu mạnh; bổ sung vitamin C trước và sau khi uống rượu để
  8. bảo vệ gan, đồng thời tăng cường uống nước để giúp cơ thể khử độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2