10 kỹ năng cơ bản trẻ cần biết để bảo vệ bản thân
lượt xem 43
download
Làm thế nào để nói chuyện với người lạ, xử trí ra sao khi có hỏa hoạn, lạc bố mẹ, cần phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp… là những kỹ năng cơ bản và cần thiết mà mỗi đứa trẻ phải được dạy. Vì vậy 10 kỹ năng cơ bản trẻ cần biết để bảo vệ bản thân này rất cần thiết cho bé mời các phụ huynh tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 kỹ năng cơ bản trẻ cần biết để bảo vệ bản thân
- 10 kỹ năng cơ bản trẻ cần biết để bảo vệ bản thân
- Làm thế nào để nói chuyện với người lạ, xử trí ra sao khi có hỏa hoạn, lạc bố mẹ, cần phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp… là những kỹ năng cơ bản và cần thiết mà mỗi đứa trẻ phải được dạy. 1. Nói chuyện với người lạ Nhận thức được những tình huống với người lạ là điều rất quan trọng liên quan đến sự an toàn của trẻ. Cha mẹ cần phải nói chuyện với trẻ về chủ đề này để giúp con nâng cao hiểu biết và kỹ năng xử lý tình huống, chứ không phải đe dọa chúng. Không để cho người lạ ôm hôn hay chạm vào mình. Cần biết cắt đuôi nếu thấy có dấu hiệu bị theo dõi. 2. Phải làm gì trong một thảm họa tự nhiên Trong khi một số thảm họa tự nhiên cho phép chúng ta có thời gian để chuẩn bị, thì lại có một vài trường hợp khác không may đến mà không được cảnh báo. Vì thế, hãy dạy cho trẻ biết chúng phải làm gì trong trường hợp thiên tai đe dọa môi trường sống của bạn. 3. Trẻ phải biết làm gì khi bị lạc Dạy trẻ phải làm gì trong trường hợp chúng bị lạc có thể giúp chúng an toàn và chắc chắn trở được trở về. Hãy đứng yên tại chỗ, bình tĩnh, không khóc lóc, gọi tên bố mẹ hoặc tên của bé, nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ… là những gợi ý mà bạn có thể dạy trẻ. 4. Kỹ năng cơ bản về việc xác định hướng
- Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời, nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kỹ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn. 5. Hiểu biết về khu phố của mình Con bạn cần phải làm quen với hàng xóm của chúng cũng như các khu phố lân cận trong các trường hợp khẩn cấp. 6. Địa chỉ và số điện thoại của nhà mình Bạn có thể nghĩ rằng con bạn biết địa chỉ của gia đình và số điện thoại của bố mẹ vì đã có những lần chúng ghi nhớ và học thuộc lòng, nhưng nếu bé không thường xuyên đọc và viết số điện thoại và địa chỉ thì bé sẽ rất dễ quên lại. Vì thế bạn nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn. 7. Những bước sơ cứu cơ bản Nói với trẻ về việc sơ cứu cơ bản cho mình, tập trung vào những việc cần làm trong trường hợp bị những vết cắt nhỏ hay xây xát và làm thế nào để biết sự khác biệt giữa các chấn thương nhẹ hoặc và những vết thương nguy hiểm. Kiến thức cơ bản của việc sơ cứu ban đầu sẽ giúp con bạn chăm sóc tốt hơn bản thân và những người khác khi bị chấn thương .
- 8. Phải làm gì khi xảy ra hỏa hoạn Đây là kỹ năng cần thiết giúp trẻ có thể tự cứu mạng sống của mình khi có hỏa hoạn xảy ra. 9. Trẻ cần biết nơi sống của bạn bè và họ hàng của gia đình Trong các trường hợp khẩn cấp, con bạn cần biết những ai và những nơi nào bé có thể đi đến để nhận được giúp đỡ. 10. Trẻ cần biết gọi tới số điện thoại nào trong trường hợp khẩn cấp Ngoài số điện thoại của bố mẹ, trẻ cũng nên biết một vài số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam là: Số 113 : Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh Số 114 : Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn Số 115 : Cấp cứu y tế Bạn nên dạy trẻ cách gọi cho số điện thoại của công an 113 trong trường hợp khẩn cấp qua điện thoại nhà của nhà hoặc điện thoại di động của bố mẹ. Đó là việc trẻ dễ dàng học được vì chắc chắn chúng biết cách chơi game trên điện thoại di động của bạn. Đối với máy điện thoại cố định - để bàn hoặc dùng điện thoại thẻ, điện thoại di động... trong phạm vi tỉnh, thành phố khi muốn gọi Trung tâm Cảnh sát 113 thì gọi số 113. Trường hợp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố hoặc điện thoại
- di động đang ở vùng giáp ranh, muốn gọi cảnh sát 113 của địa phương nào thì phải bấm thêm số mã vùng của địa phương cần gọi. - Đối với các máy điện thoại phụ thuộc vào tổng đài của một ngành, cơ quan, khách sạn thì phải gọi theo hướng dẫn của tổng đài nơi đó. Giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và trí nhớ Khi còn nhỏ, nhận thức của trẻ chủ yếu là không chủ động, khả năng tập trung chú ý không cao. Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý của bé tăng lên và bắt đầu hình thành chú ý có chủ định. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho biết quá trình hình thành và phát triển nhận thức ở trẻ theo từng lứa tuổi. Trước 3 tuổi, trẻ chủ yếu chú ý không chủ định; khả năng tập trung chú ý không cao, thường di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo nguyên nhân không rõ ràng. Các em chỉ có thể hướng sự quan tâm vào một đối tượng. Sự chú ý của bé đi liền với đối tượng chứ khó hướng chú ý vào lời nói. Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý tăng lên. Bé có khả năng phân phối chú ý vào hai hay nhiều đối tượng. Tính bền vững của chú ý cũng phát triển, đặc biệt trong trò chơi, trẻ bắt đầu vào mẫu giáo có thể tập trung chú ý vào trò chơi khoảng 30-50 phút, đến cuối tuổi mẫu giáo thời lượng này tăng lên khoảng 1,5 giờ. Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào hứng thú của bé với các đối tượng. Giai đoạn này, trẻ đã hình thành chú ý có chủ định.
- Để giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, người lớn nên lôi cuốn các em vào những dạng hoạt động mới và dùng những phương tiện nhất định để tổ chức sự chú ý của trẻ. Ảnh: Thi Trân. Khoảng 4-5 tuổi, các em bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng tập trung vào đối tượng nhất định. Sự chú ý của trẻ gắn liền với hành động có mục đích, ví dụ phải chú ý trong giờ học vẽ, nặn, âm nhạc thì mới có thể làm đúng yêu cầu. Chú ý có chủ định hình thành nhờ việc người lớn lôi cuốn trẻ vào những dạng hoạt động mới, đồng thời dùng những phương tiện nhất định để hướng dẫn và tổ chức chú ý của trẻ. Sự hình thành kiểu chú ý này có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, là phương tiện để người lớn hướng dẫn trẻ hành động để đạt được mục đích, sau đó các em tự biểu đạt bằng lời những điều cần chú ý, giúp tính chủ định phát triển.
- Ở lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, các trò chơi, các dạng hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy sáng kiến, việc thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động sẽ giúp duy trì khả năng chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách bền vững. Trí nhớ Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế (thường không đặt ra cho mình mục đích hay nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều gì, mà việc ghi nhớ thường diễn ra một cách tự nhiên). Khi khối lượng trí nhớ tăng lên, bé có khả năng ghi nhớ tốt một lượng lớn những bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ, các phép đếm, câu đố, truyện cổ tích, phim hoạt hình mà không cần phải có sự cố gắng. Giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu nếu các em có hành động trực tiếp, tích cực với đối tượng và nhìn thấy trực tiếp trong khi hoạt động, chẳng hạn vật thật, tranh ảnh, mô hình; bị gây ấn tượng, có cảm xúc mạnh Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh (trí nhớ có mục đích, gắn với nhiệm vụ nhận thức và có sự nỗ lực của ý chí). Trẻ có thể học hát, múa để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ dặn đi mua ở cửa hàng. Trẻ còn biết sử dụng thủ thuật ghi nhớ như lặp lại các từ theo người lớn; nhẩm to hoặc nhẩm thầm, nhắc đi nhắc lại; xác định mối quan hệ giữa chúng;
- giơ ngón tay đếm theo người lớn… Các em có thể nhớ theo điểm tựa, phân loại, tạo nhóm khi nhớ, ví dụ: các từ chỉ tên đồ vật, nhóm các con vật. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Minh, việc nắm bắt được những đặc điểm về sự hình thành và phát triển nhận thức, trí nhớ của trẻ như trên sẽ giúp cha mẹ và thầy cô lựa chọn những phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với từng độ tuổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 Cách giúp trẻ tự tin trước những con số
5 p | 1211 | 644
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 10: Hai đứa trẻ
11 p | 1179 | 61
-
10 kỹ năng sống phải dạy trẻ trước khi vào tiểu học
9 p | 452 | 54
-
Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 10
7 p | 106 | 18
-
10 cách đơn giản dạy con học Toán để chuẩn bị vào lớp 1
5 p | 68 | 12
-
Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bến Tre
6 p | 196 | 12
-
10 cách giúp trẻ dễ học Toán
7 p | 86 | 11
-
Dạy trẻ kỹ năng sống - 10 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
7 p | 57 | 9
-
'Cô ơi không phải lỗi của con'
4 p | 92 | 5
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán năm học 2021 - 2022 có đáp án - Sở GD&ĐT tỉnh Bến tre
7 p | 16 | 4
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bến Tre
10 p | 26 | 4
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre (Mã đề 01)
8 p | 11 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre
4 p | 12 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký, Bến Tre (Đề tham khảo)
3 p | 9 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường chuyên Bến Tre
1 p | 14 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre
3 p | 5 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân, Bến Tre
2 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn