intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 lý do doanh nghiệp nhỏ chưa nên viết Blog

Chia sẻ: Sunshine_4 Sunshine_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một nghiên cứu với hơn 3000 chuyên gia marketing được thực hiện bởi Social Media Examiner năm 2011 tại Mỹ đã chỉ ra rằng 68% doanh nghiệp nhỏ sử dụng các bài viết trên blog như một phần trong chiến dịch truyền thông xã hội (social-media) của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 lý do doanh nghiệp nhỏ chưa nên viết Blog

  1. 10 lý do doanh nghiệp nhỏ chưa nên viết Blog
  2. (CRMVietnam) Một nghiên cứu với hơn 3000 chuyên gia marketing được thực hiện bởi Social Media Examiner năm 2011 tại Mỹ đã chỉ ra rằng 68% doanh nghiệp nhỏ sử dụng các bài viết trên blog như một phần trong chiến dịch truyền thông xã hội (social-media) của mình. Nếu bạn đã và đang cập nhật các thông tin mới nhất về doanh nghiệp nhỏ của mình lên Tweeter, LinkIn, Facebook cũng như các mạng xã hội khác, bạn có thể bổ sung thêm đường link vào những thông tin này để liên kết trở lại tới nội dung hấp dẫn trên trang thông tin doanh nghiệp của bạn. Việc viết và đăng thông tin lên blog sẽ làm điều này dễ dàng hơn. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Blog luôn luôn phù hợp với mọi doanh nghiệp nhỏ, theo nhận định mới đây của Reputation Capital. Vậy đâu là lý do mà những doanh nghiệp nhỏ chưa nên viết blog. Dưới đây là 9 trong 10 lý do được tạp chí Entreprener đăng tải được CRMVietnam tổng hợp mà bạn có thể xem xét để quyết định: 1. Không có thời gian Hãy thành thật với chính mình, liệu bạn có thể dành ít nhất 2 hay 3 giờ mỗi tuần để viết bài cho blog hay không. Nếu không ai trong doanh nghiệp nhỏ của bạn có thể làm điều này, bạn có thể thuê một người chuyên viết bài chuyên nghiệp - nghiên cứu cho thấy có 10% chủ các doanh nghiệp nhỏ đã thuê ngoài dịch vụ này. Sự thật là nếu không có người cam kết về việc viết blog, blog của doanh nghiệp nhỏ sẽ "phủ bụi" khi không được cập nhật trong 3 tháng, 6 tháng hay thậm chí 1 năm. Điều này sẽ tạo cho khách hàng của bạn cảm nhận tồi tệ hơn so với việc bạn chưa bao giờ viết blog. 2. Không biết nói gì Bạn cần lập kế hoạch viết ra ít nhất 4 ý tưởng mới có liên quan tới lĩnh vực
  3. kinh doanh trong các bài viết của mình mỗi tháng, tháng này qua tháng khác và không tính tới các bài viết liên quan tới việc ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới hoặc nâng cấp. Nếu bạn không nhiều ý tưởng, có lẽ, đây chưa phải là lúc công ty bạn bắt đầu viết blog. 3. Không có một mục tiêu thực tế Bạn hy vọng Blog doanh nghiệp của mình sẽ làm được gì? Bạn sẽ khó tăng được doanh số bán hàng. Chỉ có ít hơn một nửa số doanh nghiệp có blog nói rằng blog của họ đã giúp họ đạt được mục tiêu này. Ngược lại, tới 88% nói rằng blog đã giúp họ quảng bá thương hiệu rất tốt. Vậy nên, hãy đặt mục tiêu một cách thực tế để định hướng đúng cho các bài viết trên blog doanh nghiệp nhỏ mình. 4. Không cẩn thận Không gì làm xói mòn lòng tin vào một công ty nhanh bằng những bài viết luộm thuộm hay sai lỗi chính tả. 5. Không thiết lập được phong cách riêng Những doanh nghiệp thành công với blog luôn có một phong cách viết bài riêng. Phong cách này nhất quán trong tất cả các bài viết của blog và khiến độc giả cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Một lợi ích khác là nếu bạn có thể xây dựng một phong cách viết và phổ biến trong toàn công ty, công ty bạn sẽ không chỉ có một người có thể viết bài.
  4. 6. Không sử dụng mạng xã hội Rất nhiều người nghĩ rằng khi viết một bài trên blog thì rất nhanh sẽ có hàng nghìn người sẽ truy cập blog. Nhưng thực tế sẽ không diễn ra như thế. Sau khi bạn viết một bài, phải có ai đó chia sẻ và phát tán bài viết này trên Internet. Tham gia và có kiến thức về mạng xã hội sẽ giúp bạn thực hiện điều này hiệu quả và dễ dàng. 7. Không tin tưởng những người viết blog cho công ty mình Nếu bạn đang ủy quyền cho một số người trong công ty viết bài cho blog, bạn cần cho họ quyền đại diện cho thương hiệu của công ty trên mạng. Nếu không, với sự vòng vèo chỉnh sửa bởi một "hội đồng" phê duyệt, kết quả sẽ là những bài viết không có giá trị, thiếu nhất quán về phong cách và không liền mạch. 8. Không muốn độc giả bình luận Rất nhiều công ty e ngại về những gì khách hàng của họ có thể nói trên blog của công ty mình. Nhưng blog là sự gắn kết và chỉ sống khi có sự tương tác.
  5. Vì vậy, bạn cần thể hiện mong muốn sẵn sàng đón nhận và chào đón những phản hồi của độc giả hay những khách hàng của mình. 9. Không muốn đầu tư vào thiết kế giao diện Blog của công ty cần có giao diện chuyên nghiệp và mời gọi để người đọc muốn xem, đọc bài viết. Và rõ ràng, công ty nào cũng muốn người đọc sẽ thực hiện những bước tiếp theo như đăng ký nhận bản tin về những bài viết hay thông tin mới của công ty. Sự thiếu đầu tư vào giao diện sẽ khiến công sức viết blog của công ty không đạt được những hiệu quả mong muốn. Trên đây là 9 lý do một doanh nghiệp nhỏ cần xem xét tới trước khi lên kế hoạch xây dựng blog cho riêng mình. Những doanh nghiệp đang dùng blog trong chiến dịch truyền thông trực tuyến cũng có thể xem xét những lý do này để cải thiện hiệu quả của blog đối với việc quảng bá thương hiệu và duy trì mối tương tác với khách hàng. Công ty bạn có đang hay có ý định xây dựng blog không? Hãy chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình bằng cách chia sẻ bình luận với CRMVietnam phía dưới bài viết này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2