intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản hơn

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

111
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản hơn Khi bắt đầu làm quen và sử dụng Linux, 1 trong những “trở ngại” lớn nhất với hầu hết mọi người là chức năng điều khiển, quản lý hệ thống bằng dòng lệnh – command. Và trong bài viết dưới đây, Gocthuthuat sẽ giới thiệu với các bạn 1 số website, tài liệu tham khảo, công cụ và những mẹo cần thiết để dần dần làm quen với điều này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản hơn

  1. 10 mẹo hữu ích giúp bạn “làm chủ” các câu lệnh Linux đơn giản hơn Khi bắt đầu làm quen và sử dụng Linux, 1 trong những “trở ngại” lớn nhất với hầu hết mọi người là chức năng điều khiển, quản lý hệ thống bằng dòng lệnh – command. Và trong bài viết dưới đây, Gocthuthuat sẽ giới thiệu với các bạn 1 số website, tài liệu tham khảo, công cụ và những mẹo cần thiết để dần dần làm quen với điều này. Website: 1. http://linuxcommand.org/ Nếu bạn là người hoàn toàn mới, nghĩa là chưa có chút khái niệm nào về Linux command thì đây là 1 trong những địa chỉ phù hợp nhất. Có thể so sánh website này như 1 ngôi trường dạy nghề, từ những điều cơ bản nhất, ví dụ như: câu lệnh – shell là gì,
  2. cho tới những phần nâng cao dành cho người đã có kinh nghiệm như làm thế nào để tự viết 1 câu lệnh của riêng bạn? 2. http://www.commandlinefu.com/ Có rất nhiều trường hợp bạn định làm 1 việc gì đó với Terminal nhưng lại không thể nhớ chính xác câu lệnh là gì. Nếu lâm vào tình huống như vậy, các bạn hãy nhớ đến CommandLineFu – với mô hình khác giống với 1 “mạng xã hội” thu nhỏ. Tại đây, mọi người chia sẻ các câu lệnh và cú pháp cơ bản, và bạn
  3. chỉ việc tham khảo, copy, paste và áp dụng thay vì phải ngồi gõ từng ký tự. 3. http://www.shell-fu.org/lister.php Khá giống với CommandlineFu, ShellFu là 1 lựa chọn khá tốt nếu bạn muốn tự mình tìm hiểu về các dòng lệnh, cú pháp, chức năng... qua ví dụ và hướng dẫn cụ thể. Đối với nhiều người, ShellFu có vẻ giống như 1 trang blog hơn nếu đem so sánh với mô hình mạng xã hội, được quản lý, điều tiết cẩn thận nhưng không có chức năng vote bên trong. 4. http://www.oreillynet.com/linux/cmd/ và http://ss64.com/bash/ 2 địa chỉ hoàn hảo và toàn diện, với nội dung đa dạng, được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, người sử dụng sẽ cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều với chức năng tìm kiếm tại đây.
  4. Các công cụ hỗ trợ: 5. CLI Companion: Có thể coi đây là sự thay thế khá tốt cho ứng dụng Terminal mặc định của hệ thống. Được chia làm 2 phần chính, bên trên là thư viện các câu lệnh, cú pháp, và dưới là phần thực hiện. Bạn có thể cuộn chuột lên xuống trong thư viện, chọn cú pháp lệnh phù hợp, kích chuột phải và chọn Apply:
  5. Hoặc sử dụng lệnh sau để cài đặt trong hệ điều hành Ubuntu: sudo add-apt-repository ppa:clicompanion- devs/clicompanion-nightlies sudo apt-get update sudo apt-get install clicompanion 6. Ebook – Bash Guide For Beginners:
  6. Dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về cấu trúc lệnh cơ bản, các bạn hãy tải cuốn sách điện tử Bash Guide For Beginners này và đọc ở bất cứ đâu, trên máy tính hoặc điện thoại di động. Cuốn sách này chứa hầu hết các điều cơ bản nhất về cú pháp lệnh, được trình bày đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhiều người (cơ bản và nâng cao). Các mẹo hướng dẫn: 7. Bash Autocompletion: 1 mẹo được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở đây là chức năng tự động hoàn thiện cú pháp theo chuẩn – autocompletion. Phím tắt sử dụng ở đây là Tab, ví dụ khi bạn gõ được 1 nửa câu lệnh, khi nhấn Tab hệ thống sẽ tự động hoàn chỉnh cú pháp này cho bạn.
  7. 8. Tạo các alias: Nếu bạn thường xuyên sử dụng những câu lệnh giống nhau nhiều lần, hãy sử dụng alias. Tương tự như việc khai báo 1 biến dành cho 1 cụm mã chức năng, thay thế dòng lệnh dài bằng ký tự bất kỳ của bạn: 9. Quản lý các quá trình làm việc của câu lệnh: Trong phần này, hệ thống lưu trữ tất cả danh sách các câu lệnh bạn đã từng sử dụng trước kia. Sử dụng
  8. phím mũi tên di chuyển lên xuống để xem lại các lệnh ở trên, khá đơn giản và hiệu quả. 10. Sử dụng các chức năng lệnh khác nhau: Là kết quả khi người sử dụng thực hiện 1 cú pháp câu lệnh nào đó, hầu hết mọi người đều sử dụng màu sắc mặc định (màu nâu) của hệ thống mà không hề biết rằng có thể thay đổi thiết lập cơ bản, qua đó dễ dàng phân biệt giữa những dữ liệu khác nhau như cú pháp của câu lệnh hoặc kết quả khi được thực hiện. Trên đây là một vài điều cơ bản đóng góp và chia sẻ với những người mới bắt đầu làm quen và sử dụng Linux. Nếu bạn đọc có ý kiến và kinh nghiệm của riêng mình, vui lòng chia sẻ với Quản Trị Mạng qua mục góp ý bên dưới. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0