intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 nguyên tắc thiết kế của Dieter Rams

Chia sẻ: Linh Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dieter Rams (sinh ngày 20 tháng năm 1932 tại Wiesbaden, Hesse) là một nhà thiết kế công nghiệp người Đức. Rams đã từng giải thích cách tiếp cận thiết kế của mình trong cụm từ: "Weniger, aber Besser" – "Ít đi, nhưng tốt hơn". Ông nổi tiếng với các thiết kế Máy ghi âm SK-4, Loạt máy chiếu phim 35mm D-serier (D45, D46), hệ thống giá đỡ 606 Universal. Nhiều thiết kế của ông như: máy làm cà phê, máy tính, đài phát thanh, đồ gia dụng, sản phẩm văn phòng, hiện đang được trưng bày tại nhiều viện bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 nguyên tắc thiết kế của Dieter Rams

  1. 10 nguyên tắc thiết kế của Dieter Rams
  2. Dieter Rams (sinh ngày 20 tháng năm 1932 tại Wiesbaden, Hesse) là một nhà thiết kế công nghiệp người Đức. Rams đã từng giải thích cách tiếp cận thiết kế của mình trong cụm từ: "Weniger, aber Besser" – "Ít đi, nhưng tốt hơn". Ông nổi tiếng với các thiết kế Máy ghi âm SK-4, Loạt máy chiếu phim 35mm D-serier (D45, D46), hệ thống giá đỡ 606 Universal. Nhiều thiết kế của ông như: máy làm cà phê, máy tính, đài phát thanh, đồ gia dụng, sản phẩm văn phòng, hiện đang được trưng bày tại nhiều viện bảo tàng trên thế giới. Những nguyên tắc của Dieter Rams không phải áp dụng cứng nhắc bởi vì, giống như công nghệ và văn hoá không ngừng phát triển, nó là ý tưởng về một thiết kế tốt. 1. Thiết kế tốt là sáng tạo Có vô số những người sáng tạo và những công ty không làm gì cả nhưng lại tạo ra những thứ "tốt hơn" – cách tốt hơn để làm việc, để sống, và dĩ nhiên cả các thiết bị tốt hơn.
  3. Merriam-Webster xác định sáng tạo như là "một ý tưởng mới, một nền tảng hay thiết bị" - khái niệm này không hoàn toàn đúng. Trong thực tế, tốt hơn cũng có thể coi là sáng tạo nhưng chỉ khi nó bao gồm các khái niệm cốt lõi về định nghĩa cái mới. Không nên nói rằng tạo sự khác biệt không đòi hỏi phải có sự nỗ lực sáng tạo, bởi tạo ra các biến thể của một chủ đề dễ dàng hơn là tạo ra một thứ hoàn toàn mới. 2. Thiết kế tốt là hữu ích Nó có nghĩa là làm cái gì đó hữu dụng. "Hữu ích" là một thuật ngữ khá mơ hồ, mỗi người nhìn nhận nó một cách khác nhau. Tuy nhiên có một yếu tố phổ biến khi đi liền với chức
  4. năng, là hội tụ sự hấp dẫn thẩm mỹ gợi lên một phản ứng tâm lý và cảm xúc trong người xem. Nhà thiết kế phải thường xuyên xem xét cẩn thận và loại bỏ tất cả những thứ có thể cản trở người dùng đạt mục tiêu của họ. 3. Thiết kế tốt là thẩm mỹ Một chức năng sẽ không rõ ràng nếu thiếu sự tương phản. Một phong cách tối giản (minimalism) sẽ không rõ ràng nếu thiếu những đường ngang. Một thiết kế tốt sẽ tự giải thích các chức năng của nó. 4. Thiết kế tốt là tạo ra một sản phẩm dễ hiểu
  5. Nguyên tắc của Dieter Ram thường xuyên là câu hỏi "Nó có cần thiết không?”. Ông cần mẫn trong việc loại trừ các yếu tố thừa gây mất tập trung, để tạo ra những sản phẩm đỉnh cao. Trong mọi lĩnh vực sáng tạo, thường có những thiết kế quá đỗi tuyệt vời và gây tiếng vang trong nhiều thập kỷ. Nếu có một sản phẩm vượt qua được thời gian, ngôn ngữ, giáo dục, văn hóa thì chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng nó là "một sản phẩm dễ hiểu". 5. Thiết kế tốt là không phô trương Một thiết kế tốt nên trung tính và kiềm chế. Nói cách khác thiết kế tốt giúp người dùng tập trung hoàn toàn tối đa vào lợi ích sử dụng mà không quan tâm tới việc nó được làm ra
  6. thế nào. Sản phẩm thiết kế tốt được hoàn thành không phải vật trang trí và cũng không phải tác phẩm nghệ thuật. 6. Thiết kế tốt là trung thực Một nguyên tắc tuyệt vời của thiết kế tốt là trung thực, đây là nguyên tắc tuyệt vời không chỉ cho lĩnh vực thiết kế. Nhưng nó có nghĩa gì? Thế nào là trung thực trong khái niệm về chủ nghĩa tư bản, nơi thiết kế cũng chỉ là một mặt hàng? Ở đây, trung thực được hiểu theo nghĩa đen. Có thể thiết kế tốt là thiết kế của chính bạn chứ không phải ăn cắp của ai đó. Nó có thể xuất phát từ những nguồn cảm hứng khác nhau nhưng hình thức cuối cùng của nó phải là duy nhất. Nó cũng có thể xác định như là giá trị tinh thần, ví dụ. Một thiết kế tốt là một thiết kế thuần khiết. Hay nói cách khác hình thức đúng với chức năng, các vật liệu đúng với giá trị về lý do thiết kế nó. Cuối cùng, nó nên được nhìn từ góc độ thẩm mỹ: trung thực là cái đẹp, hoặc không phụ thuộc vào mục tiêu của nhà thiết kế. Đối ngược với những thiết kế trung thực, là những thiết kế giả dối. Và nếu nó là giả, thì nó là gì? một vật liệu tồi? Chất lượng thấp? Sai! Nó là sự khoe khoang, hào nhoáng vô giá trị!
  7. 7. Thiết kế tốt là lâu dài Khi một đối tượng thiết kế tồn tại lâu dài. Nó đem lại đồng thời hai tác động. Đầu tiên chúng có sự tôn trọng vì sự ổn định, bền bỉ. Nó trở thành một người bạn cũ, một cái gì đó ta hoàn toàn hiểu rõ, như chiếc ghế ta ngồi làm việc, chiếc cặp ta dùng… tất cả đều gây ấn tượng cho chúng ta về sự gắn bó lâu dài. Có thể nó là những cái cũ nhưng lại vô cùng dễ chịu khi đối mặt hàng ngày. Thứ hai, khi chúng ta dành thời gian cho một đối tượng, nó tạo thành thói quen sử dụng dựa trên kinh nghiệm của bạn. Phần đỡ cánh tay của chiếc ghế phải nằm ngay dưới cánh tay. Số điện thoại người thân được ghi nguệch ngoạc ở mặt sau cuốn sách. Theo cách này có nghĩa là, một thiết kế tốt có giá trị bất tử với mọi lần sử dụng. Đối với kỷ nguyên pixels, bits, bytes thì thế nào? Nếu tôi qua đời ngày mai, tôi có thể tự tin giả định rằng những cuốn sách trên giá của tôi sẽ còn mãi hàng trăm năm sau. Nhưng những tài liệu trên latop, nơi tôi gõ những từ này có khi không tồn tại 1 tới 2 năm. Những từ tôi viết blog tồn tại có khi ngắn hơn nếu ổ cứng bị lỗi, hoặc nơi lưu trữ không được trả phí sẽ xóa. Liệu nó có nghĩa là tầm thường? Có thể thay vì trong thời gian dài thì bây giờ nó chỉ trong vài năm, nhưng trong tâm trí không phải là một đối tượng tồn tại bao lâu, mà bao
  8. nhiêu người vì nó mà thay đổi. Một cuốn sách được đọc bởi hàng triệu người, nhưng biến mất trong vòng thập kỷ, tốt hơn một cuốn không được để mắt tới trong hàng thiên niên kỷ. 8. Thiết kế tốt là chú ý tới từng chi tiết cuối cùng Nguyên tắc "Thiết kế tốt là chú ý tới từng chi tiết cuối cùng" có thể lập luận đơn giản là để củng cố các nguyên lý khác, và khi so sánh với các nguyên lý còn lại, nó có vẻ là thứ gì đó không cần "động não". Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện như đảm bảo tính sáng tạo, hữu ích, thẩm mỹ, dễ hiểu… 9. Thiết kế tốt là thân thiện với môi trường
  9. Người thiết kế không phải thợ đốn củi, chặt cây hay tạo rác thải. Thay vào đó chúng ta khiến các vật liệu tốt hơn hoặc xấu hơn. Rams hoàn toàn tự tin với tuyên bố của mình "Thiết kế tốt là thân thiện với môi trường". Ngày nay, bảo vệ môi trường là yếu tố cấp bách. Bạn sẽ khó kiếm được một tập tài liệu, một bao bì, hoặc một mảnh kim loại nhỏ mà có những lời nhắn nhủ về việc bảo vệ môi trường. Tệ hơn, những thương hiệu lớn dường như chào bán chính môi trường sống – đó là điều không thể chấp nhận. 10. Thiết kế tốt là ít thiết kế nhất có thể
  10. Ông nói tới đến thiết kế tốt như một hình thức cơ bản. Với thiết kế như là "ít thiết kế" ông đề cập tới tiến trình của việc tạo hình dạng. Đừng cố tìm cách phức tạp hóa các hình thức bên ngoài của nó, mà hãy làm cho nó hoạt động hiệu quả và gần gũi với con người. Theo iDesign.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0