intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

173
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có phải là một nhà lãnh đạo tiềm năng? Câu trả lời là "có" nếu bạn có những tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là 10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng, do Ram Charan, một nhà hùng biện và là nhà cố vấn nổi tiếng, đúc kết: 1. Tiếp cận với thông tin đầu tiên: Các nhà lãnh đạo quan sát khách hàng, để ý xem phản ứng của họ ra sao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng

  1. 10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng Bạn có phải là một nhà lãnh đạo tiềm năng? Câu trả lời là "có" nếu bạn có những tham vọng thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là 10 phẩm chất của một nhà lãnh đạo tiềm năng, do Ram Charan, một nhà hùng biện và là nhà cố vấn nổi tiếng, đúc kết: 1. Tiếp cận với thông tin đầu tiên: Các nhà lãnh đạo quan sát khách hàng, để ý xem phản ứng của họ ra sao. Họ mua hàng ngay lập tức, đắn đo trước khi mua hay bỏ đi? Và hơn thế, đó là nói chuyện trực tiếp với
  2. khách hàng, hỏi xem tại sao họ mua hay không mua sản phẩm. Đây chính là cách mà Sam Walton đã xây dựng lên đế chế Wal-mart hùng mạnh. Cho dù, công ty đã rất phát triển và có mặt trên nhiều quốc gia, Sam vẫn rất gần gũi với các khách hàng và đảm bảo những nhà quản lý dưới quyền ông nắm vững kỹ năng này. Tổng giám đốc Steve Jobs cũng là một nhà lãnh đạo rất gần gũi với khách hàng. Ông tiếp cận với họ qua những bản báo cáo thị trường xem thị hiếu hiện nay của họ là gì. 2. Trực tiếp tham gia một dự án phát triển: Khi tham gia một dự án, nhà lãnh đạo cần một định hướng cụ thể, một nguồn thông tin phong phú. Họ sẽ phải đối mặt với thử thách mới, cơ hội mới và những vấn đề mới. Từ đó, họ sẽ có thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Quan trọng hơn, nhà lãnh đạo có thể xem xét sự tương tác giữa các ban ngành, phát hiện những lỗ hổng trong bộ máy của công ty, đánh giá khả
  3. năng làm việc và trách nhiệm của từng cá nhân ra sao... để kịp thời có sự điều chỉnh. 3. Tập trung: Các nhà lãnh đạo tài năng luôn biết tận dụng thời gian và nguồn lực một cách triệt để và hiệu quả. Họ tập trung vào những điều cốt lõi nhất để đi đến mục tiêu chung là tạo sự tăng trưởng cho công ty. 4. Một cái đầu thật vững: Không có gì đảm bảo một dự án mới sẽ thành công. Có vô số lý do cho những điều không may mắn: khách hàng không yêu thích sản phẩm mới, cạnh tranh quá khốc liệt giữa các công ty, hoạt động tiếp thị sản phẩm đến khách hàng chưa được tốt... Nhà lãnh đạo giỏi biết cách chấp nhận những điều đó. Họ có một tâm lý khá vững khi đối đầu với khó khăn và thất bại. 5. Cụ thể: Nhà lãnh đạo sẽ làm việc thật cụ thể và chi tiết trước khi ra mắt sản phẩm mới, từ khâu chiến lược đến khâu thực hiện. 6. Thực tế: Các nhà lãnh đạo thành công luôn thiết lập cho mình những
  4. mục tiêu đầy thách thức nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được, dựa vào khả năng phân tích tình hình thực tế, khả năng đưa ra những quyết định khôn ngoan cũng như có tầm nhìn sáng suốt về tính ứng dụng, sự phù hợp của sản phẩm trong thực tế. 7. Luôn luôn lắng nghe: Dù trong một cuộc họp chung của toàn công ty hay gặp riêng một ai đó, nhà lãnh đạo tài năng luôn thể hiện là một người biết lắng nghe. Trước tiên là lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Kế đó là lắng nghe khách hàng. Theo nguồn tin từ tạp chí Time, một nhà quản lý nhận được nhiều báo cáo cho biết rất nhiều độc giả nữ than phiền về áp lực giữa công việc và gia đình. Nắm bắt điều này, tạp chí chuẩn bị cho ra đời một ấn phẩm chuyên phục vụ nhóm đối tượng trên. Rõ ràng tiêu chí luôn luôn lắng nghe, luôn luôn hành động không bao giờ lỗi thời. 8. Đảm bảo để mọi người đều tham gia vào dự án: Một nhà lãnh đạo tài năng luôn biết sắp xếp cho nhân viên làm được nhiều công việc khác
  5. nhau và làm hiệu quả. Họ luôn biết cách thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình, nhiệt tình và không kêu ca, phàn nàn. 9. Ăn mừng thất bại: Trên thương trường, thất bại là chuyện thường. Ăn mừng thất bại đem đến thông điệp: Hãy đón nhận những thử thách mới, thất bại hiện tại sẽ là thành công trong tương lai. Đó là một cách thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say hơn và không bị quá nhiều áp lực. Đây cũng là cơ hội để nhà lãnh đạo xem xét lại cái được, cái mất, lý do tại sao và cuối cùng là hướng phấn đấu. 10. Khả năng gây áp lực với nhân viên: Nhà lãnh đạo tài ba biết cách gây áp lực để nhân viên làm việc tốt hơn, sau đó định hướng giúp họ hoàn thành công việc. www.chudoanhnghiep.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2