YOMEDIA
ADSENSE
110 câu hỏi trắc nghiệm về Phản xạ và Khúc xạ ánh sáng
395
lượt xem 52
download
lượt xem 52
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức ôn tập về Phản xạ và Khúc xạ ánh sáng để chuẩn bị cho các kỳ thi học kì, ĐH-CĐ sắp tới, mời các bạn tham khảo “110 câu hỏi trắc nghiệm về Phản xạ và Khúc xạ ánh sáng”. Tài liệu cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các bạn dễ dàng ôn tập hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 110 câu hỏi trắc nghiệm về Phản xạ và Khúc xạ ánh sáng
- 110 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHẢN XẠ VÀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. Sự phản xạ và khúc xạ (GỒM 110 Câu, từ câu 1 đến câu 110) Câu 1. VL1225CBH Hai gương phẳng có mặt phản xạ hợp với nhau một góc 360. Chiếu một tia sáng đến gương thứ nhất, tia phản xạ đến gương thứ hai rồi phản xạ lại từ gương này. Góc tạo bởi tia tới đầu tiên và phản xạ cuối cùng từ gương thứ hai là: A. 360 B. 720 C. 560 D. 180 PA: B Câu 2: VL1225CBB Gương phẳng được coi là gương cầu có tiêu cự A.f = 0 B.f =¥ C.f > 0 D.f < 0 PA: B Câu 3: VL1225CBH Một tia sáng được chiếu vào gương phẳng, cố định tia tới, quay gương phẳng một góc a = 250 xung quanh một điểm cố định thì tia phản xạ quay một góc là: A. 250 B. 500 C. 750 D. Không quay. PA: B Câu 4: VL1225CBH Điều nào sau đây là sai khi nói về sự tạo ảnh qua gương phẳng: A. Vật và ảnh luôn đối xứng nhau qua gương phẳng B. Vật và ảnh luôn khác nhau về tính chất C. Vật luôn cho ảnh đứng sau gương D. Vật và ảnh luôn có kích thước bằng nhau PA: C Câu 5. VL1226CBH Một gương cầu lõm có tiêu cự 25 cm, điểm sáng S nằm trên trục chính của gương cho ảnh ảo ở cách gương là 75 cm. Điểm sáng S ở cách gương là: A. 18,75 cm B. 37,5 cm C. 20 cm D. 18,75. PA: A Câu 6: VL1226CBH Trong cùng điều kiện, thị trường các gương sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A. Gương cầu lồi - gương phẳng - gương cầu lõm
- B. Gương phẳng - gương cầu lồi - gương cầu lõm C. Gương cầu lõm - gương phẳng - gương cầu lồi D. Gương phẳng - gương cầu lõm - gương cầu lồi PA: C Câu 7: VL1226CBB Nhận xét nào sau đây là đúng đối với gương cầu lõm: A. Chùm tia tới gương là chùm hội tụ (điểm hội tụ không trùng với mặt gương) cho chùm tia phản xạ là chùm hội tụ. B. Chùm tia tới gương là chùm phân kỳ cho chùm tia phản xạ là chùm phân kỳ. C. Chùm tia tới gương là chùm song song cho chùm tia phản xạ là chùm song song. D. Chùm tia tới gương là chùm phân kỳ cho chùm tia phản xạ là chùm phân kỳ hoặc Chùm tia tới gương là chùm song song cho chùm tia phản xạ là chùm song song. PA: A Câu 8: VL1226CBV Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của gương cầu lồi có bán kính là 40cm thì cho ảnh có chiều cao bằng 2/5 chiều cao của vật. Khoảng cách từ vật đến gương là: A. 20cm B. 60cm C. 30cm D. 45cm PA: C Câu 9: VL1226CBV Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một gương cầu, cách gương 30cm, ta thấy có một ảnh cùng chiều và lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của gương cầu nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. f = -60cm B. f = 60cm C. f = 30cm D. f = - 30cm PA: B Câu 10: VL1226CBV Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lồi có ảnh nhỏ hơn vật 3 lần. Dịch vật dọc theo trục chính thêm 15cm thì ảnh nhỏ hơn vật 1,5 lần. Tiêu cự của gương bằng: A. -10cm B. -20cm C. -15cm D.-25cm PA: A Câu 11: VL1226CBH Vật sáng và ảnh thật của nó tạo bởi gương cầu. A. Luôn di chuyển ngược chiều nhau. B. Luôn cùng chiều nhau. C. Luôn nằm trước mặt phản xạ gương và cùng chiều với nhau.
- D. Luôn cùng chiều và nằm về cùng phía so với gương PA: A Câu 12 VL1226CBV Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một gương cầu, cách gương 30cm, ta thấy có một ảnh cùng chiều và lớn gấp 2 lần vật. Tiêu cự của gương cầu nhận giá trị nào trong các giá trị sau? A. f = -60cm B. f = 60cm C. f = 30cm D. f = -30cm PA: B Câu 13: VL1226CBV Đặt điểm sáng S trên trục chính của gương cầu có bán kính R (cm) và S cách đỉnh gương 20 cm. Gương cho ảnh ảo S’ cũng nằm trên trục chính nhưng cách đỉnh gương 30cm. Bán kính của gương là: A. 60cm ; B. -60cm ; C. 120cm ; D. -120cm PA: C Câu 14. VL1226CBH Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của gương cầu lõm có bán kính 40 cm và cách gương 30 cm. Ảnh của vật tạo bởi gương là. A. ảnh thật, cách gương 12 cm. B. ảnh thật cách gương 60 cm C. ảnh ảo, cách gương 60 cm. D. ảnh ảo cách gương 12 cm PA : B Câu 15: VL1226CBV Một vật đặt trước một gương cầu có ảnh cao gấp 4 lần vật và ảnh cùng chiều với vật. Khi giữ gương cố định và dịch chuyển vật lại gần gương thì ảnh sẽ: A. Dịch lại gần gương và độ cao của ảnh tăng lên. B. Dịch ra xa gương và độ cao của ảnh tăng lên. C. Dịch lại gần gương và độ cao của ảnh giảm đi. D. Dịch ra xa gương và độ cao của ảnh giảm đi PA: B Câu 16. VL1226CBV Một điểm sáng A đặt trên trục chính của một gương cầu lồi có bán kính 40cm và cách gương 20 cm. Cho A chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với trục chính với vận tốc 1,5 cm/s. Trong đó ảnh A’ của A qua gương sẽ chuyển dộng thẳng đều theo phương vuông góc với trục chính với vận tốc. A. 1,5 cm/s B. 2,5 cm/s C. 1,25 cm/s D. 0,75 cm/s PA: D Câu 17 VL1226CBV Vật sáng AB cách màn chắn 15cm có thể tìm được hai vị trí của gương cầu lõm cách nhau 45cm đều cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự của gương là:
- A. f = 12cm B. f = 15cm C. f = 10cm D.f = 1 cm. PA: C Câu 39: VL1227CBV Một vật đặt vuông góc trên trục chính của một gương cầu lõm tiêu cự 20cm, cho ảnh ảo cách vật 30cm. Xác định khoảng cách từ vật đến gương. A. 50cm B. 10cm C. 28,3cm D. 42,5cm PA: B Câu 18: VL1227CBH Một tia sáng đi từ môi trường 1 đến môi trường 2 dưới góc tới 300. Góc khúc xạ bằng 200. Gọi vận tốc ánh sáng trong môi trường 1 và môi trường 2 lần lượt là v1 và v2. Quan hệ giữa hai vận tốc này: A. v1 < v2 B. v1 = v2 C. v1 > v2 D. Chưa xác định được tương quan giữa v1 và v2 PA: C Câu 19: VL1227CBB Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì A. Góc tới và góc khúc xạ liên hệ theo hàm bậc nhất B. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng tới C. Tia khúc xạ và tia tới nằm về cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới. D. Góc khúc xạ bằng góc tới. PA: B Câu 20. VL1227CBB Một người lặn dưới nước rọi một tia sáng lên mặt nước dưới góc tới 300 góc khúc xạ bằng 41,300. Chiết xuất của nước là. A.. 1,32 B. 1,35 C. 1,2, D. 1,47 PA: A Câu 21 VL1227CBV Một người quan sát một con cá ở dưới đáy một bể nước có chiều sâu h, theo phương vuông góc với mặt nước. Người ấy thấy con cá hình như cách mặt nước 90cm. Cho chiết suất của nước là n = 4/3. Tính h? A. 120 B. 110cm C. 115cm D. 105cm PA: A Câu 22: VL1227CBB Biểu thức của Định luật khúc xạ ánh sáng là: (với i1 là góc tới; i2 là góc khúc xạ; n1, n2 tương ứng là chiết suất của môi trường chứa tia tới và tia khúc xạ). A. sini1 = n21sini2 B. n12. sini1
- sin i1 C. = n1.n 2 D. sini1. sini2 = n1/n2 sin i2 PA : A Câu 23 VL1227CBH Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì đại lượng nào thay đổi? A. Tần số B. Vận tốc C. Bước sóng D. Cả B và C PA: D Câu 24: VL1227CBV Đồ thị nào dưới đây mô tả đúng sự phụ thuộc của góc khúc xạ r vào góc tới i khi ánh sáng chiếu từ không khí vào nước? r r r r A. B. C. D. PA: D 0 0 0 0 Câu 25: VL1227CBH Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào isau đây i i i là sai; A. Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường thì tia khúc xạ truyền thẳng. C. Đối với mỗi cặp môi trường trong suốt nhất định, sin góc khúc xạ luôn tỉ lệ thuận với sin góc tới. D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. PA: C Câu 26 VL1227CBV Một người lặn trong nước đặt mắt tại A cách mặt nước 0,6m để nhìn một bóng đèn ở B cùng nằm trên đường thẳng đứng AB (B trong không khí). Biết điểm B cũng cách mặt nước 0,6m thì người ấy thấy đèn cách mặt nước d’. Chiết suất của nước là 1,33 thì giá trị của d’ bằng: A. 0,6m ; B. 0,8m ; C.1,20m ; D. 1,0m PA: B Câu 27: VL1227CBH Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1 với vận tốc v1, trong môi trường có chiết suất n2 với vận tốc v2. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc là: n2 v n2 v n2 v2 n2 v1 A. =2 1 B. =2 2 C. = D. = n1 v2 n1 v1 n1 v1 n1 v2
- PA: D Câu 28: VL1227CBV Chiếu tia sáng đơn sắc từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất là n = 3 với góc tới là 600. Góc giữa tia tới và tia khúc xạ là: A. 1200 B. 900 C. 1500 D. 1800 PA: C Câu 29: VL1227CBV Giữa đáy một bể nước đầy có độ sâu 40cm có một bóng đèn nhỏ phát ra ánh sáng đỏ. Một người quan sát bóng đèn theo phương gần vuông góc với mặt nước. Người đó nhìn thấy ảnh của bóng đèn cách mặt nước bao nhiêu? A. 25cm B. 30cm C. 20cm D. 28cm PA: B Câu 30 VL1227CBH Cho biết n1, n2 là chiết suất tuyệt đối của các môi trường 1, 2; đồng thời v1, v2, c lần lượt là vận tốc truyền ánh sáng trong các môi trường 1, 2 & chân không. Trong các hệ thức sau hệ thức nào sai: A. n1 = c/v1 B. n21 = v1/v2 C. n12 = v1/v2 D. n21 = 1/n12 PA: C Câu 31: VL1227CBV Giữa đáy một bể nước đầy sâu 40cm có một bóng đèn nhỏ phát ra ánh sáng đỏ. Một người quan sát bóng đèn theo phương gần vuông góc với mặt. Người đó nhìn thấy ảnh của bóng đèn cách mặt nước bao nhiêu? Chiết suất 4 của nước là 3 A. 25cm B. 30cm C. 20cm D. 35 cm PA: B Câu 32: VL1228CBB Khi chiếu một tia sáng đi từ nước vào không khí sẽ có phản xạ toàn phần khi góc tới là: A. 600 B. 300 C. 450 D. 150 PA: A Câu 33: VL1228CBV Một tia sáng truyền vào một đầu của sợi cáp quang hình trụ (hình vẽ). Chiết suất của sợi cáp quang là n = 1,4. Hỏi góc tới i cực đại là bao nhiêu để i tia sáng phản xạ trong cáp quang? A. 780 B. 460 C. 440 D. 120 PA: C
- Câu 34: VL1228CBV Một nguồn sáng đơn sắc nhỏ phát ánh sáng đơn sắc bước sóng là 625nm đặt ở độ sâu là 40cm so với mặt nước. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đơn sắc nói trên là 4/3. Hỏi phải thả nổi trên mặt nước một vật chắn sáng hình tròn có bán kính tối thiểu là bao nhiêu thì sẽ không có tia sáng nào khúc xạ ra ngoài không khí được? A. 40cm B. 30cm C. 53,3cm D. 45,4cm PA: D Câu 35: VL1228CBV Chùm sáng hẹp từ không khí đi vào khối thuỷ tinh có chiết suất n = 3 dưới góc tới i = 600. Một phần ánh sáng bị phản xạ, một phần bị khúc xạ. Góc hợp bởi tia phản xạ và tia khúc xạ bằng: A. 800 B. 900 C. 1000 D. 600 PA : B Câu 36: VL1229CBV Một lăng kính có góc chiết quang A = 600 và chiết suất n = 2 . Chiếu một tia sáng nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính, vào mặt bên của lăng kính dưới góc tới bằng 450. Góc lệch của tia ló so với tia tới sẽ là: A. 300 B. 450 C. 420 D. 600 PA: A Câu 37. VL1229CBV Chiếu vào mặt trên của lăng kính có góc chiết quang A = 680 một chùm tia sáng trắng hẹp. Biết góc lệnh của tia màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính đối với tia vàng là nv = 1,52 và tia tím nt = 1,54. Góc lệnh của tia màu tím là: A.55,200 B. 62,400 C.50,90 D.43,500 PA: C Câu 38 VL1229CBH Một lăng kính có góc A = 600, chiết suất n = 2 đặt trong không khí. Để có góc lệch cực tiểu thì góc tới là: A. i1 = 300 B. i1 = 600 C. i1 = 900 D. i1 = 450 PA: D Câu 40: VL1229CBV Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân ABC (A = 900) được đặt cho cạnh huyền BC tiếp xúc với mặt nước trong một chậu nước A (hình vẽ). Nước có chiết suất n = 4/3. Một tia sáng đơn sắc S I SI tới mặt AB theo phương song song với BC, chiết suất B C
- của chất làm lăng kính phải thoả mãn điều kiện gì để tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt BC 17 19 A. n > 1,5 B. n > 2 C. n > D. n > 3 3 PA: C Câu 41: VL1229CBV Một lăng kính có chiết suất n và góc chiết quang A. Chiếu một tia sáng đơn sắc vào mặt bên thứ nhất với góc tới it. Điều kiện để tia sáng bị phản xạ toàn phần ở mặt bên thứ hai với mọi góc tới it là: 1 2 1 1 A. n ³ B. n ³ C. n ³ D. n ³ sin A sin A sin ( A / 2 ) sin ( 2A ) PA: C Câu 42: VL1229CBH Một lăng kính có chiết suất 2 đặt trong không khí, với góc chiết quang A = 600. Một tia sáng đến mặt bên của lăng kính với góc tới i1 = 450 thì cho tia ló với góc ló i2 là: A. 450 ; B. 300 ; C. 600 ; D. 400 PA: A Câu 43: VL1229CBH Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều. Khi chiếu một tia sáng đơn sắc vào lăng kính với góc tới nhỏ i » 0 thì góc lệch của tia sáng này qua lăng kính là D » 300. Chiết suất của lăng kính là: A, 1,50 B. 1,73 C. 1,15 D. 45,4 PA : C Câu 44: VL1229CB Kính lúp có tiêu cự f = 4cm. Mắt đặt cách kính 2cm nhìn ảnh của vật AB và thấy ảnh rõ khi AB nằm bên trong và cách tiêu điểm từ 0,5cm đến 2cm. Khoảng nhìn rõ của mắt người này là? A. 6cm đến 30cm B. 4cm đến 25cm C. 6cm đến 25cm D. 6cm đến 20cm PA: A Câu 45: VL1229CBV Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên AB của một lăng kính có tiết diện là tam giác vuông ABC ( BC là mặt huyền) theo phương song song với đáy BC. Tia sáng đến mặt bên AC bị phản xạ toàn phần. Chiết suất của chất làm lăng kính là: 7 A. n = 2 B. n = 1,5 C. n = D. n = 2 3
- PA: D Câu 46: VL1229CBH Một lăng kính có góc chiết quang A = 600 và chiết suất n = 2 . Chiếu một tia sáng nằm trong tiết diện thẳng của lăng kính dưới góc tới i = 450. Góc lệch của tia sáng bằng: A. 300 B. 450 C. 600 D. 150 PA : A Câu 47: VL1229CBV Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên AB của một lăng kính có tiết diện là tam giác đều ABC theo phương song song với đáy BC. Tia ló ra khỏi lăng kính có phương trùng với mặt bên AC. Chiết suất của chất làm lăng kính là: 7 A. n = 2 B. n = 1,5 C. n = D. = 2 3 PA: B Câu 48: VL1230CBV Một thấu kính hội tụ mỏng gồm một mặt phẳng và một mặt cầu lồi, bán kính 30cm. Chiết suất của thuỷ tinh đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím nt = 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím là: A. 4,44cm B. 4,44mm C. 2,22cm D. 2,22mm PA: A Câu 49: VL1230CBV Một hệ gồm hai thấu kính hội tụ, có tiêu cự lần lượt bằng f1 = 18cm và f2, đặt cách nhau một đoạn bằng a, sao cho trục chính trùng nhau. Một vật nhỏ đặt trước thấu kính thứ nhất, vuông góc với trục chính, có ảnh thật tạo bởi hệ nhỏ hơn vật 3 lần. Khi dịch chuyển vật dọc theo trục chính ra xa hệ thì độ cao của ảnh vẫn không thay đổi. Tiêu cự của thấu kính thứ hai bằng bao nhiêu? A. f2 = 6cm B. f2 = 9cm C. f2 = 15cm D. f2 = 12cm PA: A Câu 50: VL1230CBH Đối với thấu kính hội tụ thì phát biểu nào sau đây đúng.: A. Vật ảo luôn có ảnh thật nhỏ hơn vật. B. Vật ảo luôn có ảnh ảo lớn hơn vật C. Ảnh thật luôn lớn hơn vật không phụ thuộc gì vào vật là ảo hay thật. D. Ảnh ảo luôn lớn hơn vật không phụ thuộc gì vào vật là ảo hay thật. PA: A
- Câu 51: VL1230CBH Đặt một vật nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, ta thu được ảnh cao bằng một phần ba vật và cách vật một đoạn bằng 48cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. 9cm B. 12cm C. 15cm D. 18cm PA: A Câu 52: VL1230CBV Vật sáng AB vuông góc trục chính của thấu kính cho một ảnh ngược chiều lớn gấp 3 lần AB và cách nó 80 cm. Tiêu cự thấu kính là: A. f = 25 cm. B. f = 15 cm C. f = 20 cm. D. f = 10 cm PA : B Câu 53. VL1230CBH Khi nhìn một vật qua một thấu kính hội tụ tiêu cự f , ta phải đặt vật cách thấu kính một khoảng: A. bằng f B. nhỏ hơn f C. giữa f và 2 f D. lớn hơn 2 f PA: B Câu 54: VL1230CBV Đặt một thấu kính cách một trang sách 20cm nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh của các dòng chữ cùng chiều và cao bằng một nửa các dòng chữ đó. Đó là thấu kính loại gì? tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu? A. TKHT, f = 20cm B. TKPK, f = -20cm C. TKHT; f = 10cm D. TKPK; f = -10cm PA: B Câu 55. VL1230CBV Một vật sáng AB cách màn ảnh E một khoảng l = 100 cm. Đặt một thấu kính hội tụ trong khoảng giữa vật và màn để có một ảnh thật lớn gấp 3 lần vật ở trên màn. Tiêu cự của thấu kính là. A. 20 cm. B. 21,75 cm C. 18,75 cm D. 15,75 cm. PA: C Câu 56VL1230CBV Một thấu kính phân kỳ có f= -12 cm. Vật phẳng AB trên trục chính cho ảnh bằng 1/2 vật. Vị trí của vật là: A.d = 12cm B.d = 6cm C.d = 18cm A.d = 24cm PA: B Câu 57: VL1230CBB Trong các công thức về thấu kính dưới đây, hãy chọn công thức đúng? h' f f f - d' A. k = B. k = C. - k = D. k = h f -d f -d f PA: B
- Câu 58 VL1230CBH Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự là 20cm. Có bao nhiêu vị trí của điểm sáng cho ảnh của S cách S’ là 60cm? A. 0 B. 1 C. 2 D. 4 PA : B Câu 59: VL1230CBH Một thấu kính hai mặt lồi làm bằng chất có chiết suất tuyệt đối bằng 2 . Đặt vào môi trường có chiết suất tuyệt đối bằng 3 thì trở thành. A. Thấu kính phân kỳ B. Thấu kính hội tụ C. Bản mặt song song D. Lăng kính PA: A Câu 60 VL1230CBV Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính cho một ảnh ảo gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là: A. 10 cm B. 30. C. - 20 . D – 30 PA: B Câu 61 VL1230CBH Đặt một vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là. A. Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật ngược chiều với AB C. Ảnh thật cùng chiều với AB D. Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật PA: A Câu 62: VL1230CBH Một thấu kính hội tụ tạo ra một ảnh thật cao gấp hai lần vật rõ nét trên một màn ảnh. Nếu trao đổi vị trí của vật và của màn nhưng vẫn giữ nguyên vị trí của thấu kính thì kích thước của ảnh trên màn bây giờ: A. Vẫn gấp hai lần vật. B. Cùng kích thước với vật C. Bằng nửa kích thước của vật D. Không kết luận được vì kết quả còn phụ thuộc vào tiêu cự của thấu kính. PA : C Câu 63: VL1230CBV Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A1B1. Dịch chuyển AB lại gần thấu kính thêm 30cm cho ảnh thật A2B2= 4 A1B1, vị trí ban đầu của vật nhận giá trị đúng nào? A. d = 28cm B. d = 28/3cm C. d = 30 cm. D. d = 60 cm PA: D
- Câu 64: VL1230CBV Một thấu kính phân kỳ f = -12cm đặt trong không khí. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm. Bán kính mặt này gấp 3 lần mặt kia chiết suất của thấu kính là n = 1,5. Tìm bán kính của mỗi mặt cầu: A. R1 = 4cm; R2 = 12cm B. R1 = 6cm; R2 = 12cm C. R1 = -4cm; R2 = 12cm D. R1 = -4cm; R2 = - 12cm PA: C Câu 65 VL1230CBV Thấu kính hội tụ đặt cách gương phẳng 30cm, vật S nằm trên trục chính phía trước thấu kính thì thấy có hai vị trí của S cách nhau 8cm đều cho ảnh qua hệ trùng với S. Tiêu cự của thấu kính? A. f = 15cm B. f = 12cm D. f = -1cm D. f = -15cm PA: B Câu 66 VL1230CBV Khoảng cách từ vật thật đến tiêu điểm vật của thấu kính hội tụ bằng 2 lần tiêu cự, khoảng cách từ ảnh thật của nó đến tiêu điểm ảnh của thấu kính bằng 5 lần tiêu cự. Độ phóng đại dài k của ảnh bằng: A. k = 4 B. k = 2 C. k = -2 D. k = 1/2 PA: C Câu 67 VL1230CBV Cho thấu kính hội tụ O1 có tiêu cự f1 = 25cm và O2 có f2 = 10cm đặt đồng trục và cách nhau một đoạn a. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, trước O1 và cách nó là 50 cm thì cho ảnh thật A2B2 qua hệ hai thấu kính và cách O2 là 15cm. Khoảng cách a giữa hai thấu kính bằng: A. 80cm B. 100cm C. 120cm D. 60 cm PA: A Câu 68 VL1230CBH Đặt một vật cách thấu kính hội tụ 12cm, thu được ảnh cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính: A. f = 9cm B. f = 18cm C. f = 9cm và f = 18cm D. f = 9cm hoặc f = 18cm PA: D Câu 69 VL1230CBV Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và trước hai thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 40cm và O2 có tiêu cự f2 = -30cm đặt đồng trục. Khoảng cách giữa hai thấu kính phải bằng bao nhiêu để ảnh cho bởi hệ có độ cao không phụ thuộc vào vị trí đặt vật AB? A. 70cm B. 10cm C. 35cm D. 50cm PA: B
- Câu 70 VL1230CBV Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Nhìn qua thấu kính ta thấy một ảnh cùng chiều với AB, nhỏ hơn AB 4 lần & ảnh cách vật 36cm. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = -12cm B. f = -16cm C. f = -20cm D. f = -24cm PA: B Câu 71 VL1230CBV Vật sáng AB đặt song song với màn ảnh E và cách màn E một khoảng bằng 50cm. Đặt xen giữa vật và màn ảnh một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn ảnh và đi qua A. Xê dịch thấu kính trong khoảng đó ta thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau 10cm đều cho ảnh của vật AB hiện rõ nét trên màn ảnh. Tiêu cự của thấu kính là: A. f = 60cm B. f = 8cm C. f = 12cm D. f = 16 cm. PA: C Câu 72 VL1230CBV Cho thấu kính hội tụ có f = 20cm. Vật AB đặt vuông góc với với trục chính thì qua thấu kính cho ảnh thật A1B1. Dịch chuyển vật lại gần thấu kính thêm 10cm cho ảnh thật A2B2 lớn gấp 2 lần A1B1, vị trí ban đầu của vật AB cách thấu kính là: A. d = 20cm B. d = 30 cm C. d = 40 cm D. d = 60 cm PA: C Câu 73 VL1225CBH. Vật sáng đặt trước gương phẳng. Nhận xét nào sau đây là SAI: A.Ảnh luôn chuyển động cùng chiều với vật B. Ảnh luôn là ảnh ảo C. Ảnh có kích thước bằng vật (với vật phẳng) D. Ảnh không hứng được trên màn PA: A Câu 74 VL1225CBH Khi chiếu tia sáng tới một gương phẳng dưới góc tới 600 thì A.Không có tia phản xạ B.Tia phản xạ hợp với pháp tuyến góc 300 C.Tia phản xạ hợp với mặt gương góc 300 D.Tia phản xạ hợp với góc tới góc 900 PA: C Câu 75 VL1225CBH Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phản xạ của chùm tia sáng trên gương phẳng A.Chùm tia tới là chùm tia hội tụ thì chùm tia phản xạ là chùm tia phân kỳ B.Chùm tia tới là chùm tia hội tụ thì chùm tia phản xạ là chùm tia hội tụ
- C.Chùm tia tới là chùm tia phân kỳ thì chùm tia phản xạ là chùm tia phân kỳ D.Chùm tia tới là chùm tia song song thì chùm tia phản xạ là chùm tia hội tụ PA: B Câu 76 VL1225CBH Cho gương phẳng quay một góc a quanh một trục vuông góc với mặt phẳng tới và đi qua điểm tới, tia phản xạ quay một góc: a A. 2 a B. 4 C.2 a D.4 a PA: C Câu 77 VL1226CBB Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về sự phản xạ của tia sáng qua gương cầu lõm: A.Tia tới đến đỉnh gương, tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính B.Tia tới qua tâm gương, tia phản xạ truyền ngược trở lại C.Tia tới song song với trục chính, tia phản xạ qua tâm gương D.Tia tới qua tiêu điểm chính, tia phản xạ song song với trục chính PA: C Câu 78 VL1226CBH Phát biểu nào là SAI khi nói về tính chất ảnh của một vật sáng qua gương cầu: A.Gương cầu lồi và lõm đều có thể cho ảnh ảo B.Gương cầu lồi và lõm đều có thể cho ảnh thật C.Gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo D.Gương cầu lõm có thể cho ảnh thật hoặc ảo tuỳ vị trí đặt vật PA: B Câu 79 VL1226CBH Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi vật sáng di chuyển dọc theo trục chính đến gần gương cầu lõm A. Ảnh không thay đổi vị trí B. Ảnh dịch xa gương C. Ảnh tiến đến gần gương D. Ảnh luôn chuyển động ngược chiều với vật PA: B Câu 80 VL1226CBH Khi nói về tạo ảnh qua gương cầu lõm ta có: A.Vật thật chỉ cho ảnh thật
- B.Vật thật chỉ cho ảnh ảo C.Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ vị trí của vật trước gương D.Vật thật không thể cho ảnh ở vô cùng PA: C Câu 81 VL1226CBH Chọn phát biểu đúng về thị trường của gương cầu lồi? A.Thị trường của gương là vùng không gian đằng trước gương sao cho đặt vật ở vùng không gian này, dù đặt mắt ở đâu, mắt cũng có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương B.Nếu một gương cầu lồi và một gương phẳng cùng có kích thước đường rìa và cùng vị trí đặt mắt, thì kích thước vùng thị trường của chúng là như nhau C.Kích thước của vùng htị trường phụ thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt D.Kích thước của vùng thị trường không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt PA: C Câu 82 VL1226CBH Một gương cầu lõm có bán kính 3m. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại điểm A cách gương 60cm. Ta thu được: A.Ảnh ảo, cách gương 60cm B. Ảnh ảo, cách gương 100cm C. Ảnh thật, cách gương 85cm D. Ảnh thật, cách gương 100cm PA: B Câu 83 VL1226CBV Đặt vật phẳng nhỏ AB trước một gương cầu, vuông góc với trục chính, cách gương 25cm. Người ta nhận được một ảnh ảo lớn gấp 4 lần vật. Tiêu cự và tính chất của gương là: A.33,3cm, gương lõm B.33,3cm, gương lồi C.30cm, gương lõm D.30cm, gương lồi PA: A Câu 84 VL1226CBV Đặt một vật sáng vuông góc với trục chính của một gương tiêu cự 20cm cho ảnh xa gương hơn vật và cách vật 40cm. Vật đặt cách gương là: A.25cm B.26,4cm C.28,3cm D.30cm
- PA: C Câu 85 VL1227CBH Chiết suất tuyệt đối của một môi trường: A.là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với không khí B.cho biết một tia sáng khi đi vào môi trường đó sẽ bị khúc xạ nhiều hay ít C.cho biết vận tốc ánh sáng truyền trong moi trường đó nhỏ hơn trong chân không bao nhiêu lần D.là chiết suất tỉ đối của chân không đối với môi trường đó PA: C Câu 86 VL1227CBH Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường: A.bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới B.bằng tỉ số giữa góc tới và góc khúc xạ C.càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ D.cho biết tia sáng bị khúc xạ nhiều hay ít khi truyền từ môi trường này vào môi trường kia PA: D Câu 87 VL1227CBH Khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất 2 sang môi trường có chiết suất 3 thì: A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới B. có thể xảy ra phản xạ toàn phần. C. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới D. không có tia khúc xạ PA: C Câu 88 VL1227CBH Từ không khí nhìn xuống đáy một bể nước thì thấy A. đáy bể như bị nâng cao hơn thực tế B. đáy bể như bị hạ thấp hơn thực tế C. đáy bể không thay đổi độ cao so với thực tế D.tuỳ vào vị trí đặt mắt mà thấy đáy bể có thể bị nâng cao hoặc hạ thấp sao với thực tế PA: A Câu 89 VL1227CBV Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tại mặt phân cách hai môi trường A.có thể không xảy ra phản xạ và khúc xạ B.có thể có phản xạ mà không có khúc xạ C.có thể có khúc xạ mà không có phản xạ
- D.luôn xảy ra cả hiện tượng phản xạ và khúc xạ PA: B Câu 90 VL1227CBV Chiếu một tia sáng từ không khí vào bản mặt song song thì A.có thể không có tia ló B.tia ló luôn vuông góc với tia tới C.tia ló luôn song song với bản mặt D.tia ló luôn song song với tia tới PA: D Câu 91 VL1227CBH Định luật khúc xạ ánh sáng cho biết A.tia khúc xạ và tia tới đều nằm trong cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng tới B.tia khúc xạ và tia tới đều nằm cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới C.góc tới và góc khúc xạ liên hệ nhau theo hàm số bậc nhất D.góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới PA: A Câu 92 VL1227CBH Biểu thức nào là SAI khi nói về mối liên hệ giữa chiết suất của môi trường trong suốt và vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường đó: n2 c v2 1 A.n21 = B.n21 = C.n12 = D.n12 = n1 v2 v1 n21 PA: B Câu 93 VL1227CBH Khi chiếu tia sáng từ không khí đến tấm thuỷ tinh với góc tới 600 thì cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Vận tốc truyền ánh sáng trong không khí là c = 3.108 m/s, vận tốc truyền ánh sáng trong tấm thuỷ tinh là: A. 3 .108 m/s B.3 3 .108 m/s 3 C. .108 m/s 3 D. Không tính được vì thiếu dữ liệu PA: A Câu 94 VL1227CBV Chiếu xiên góc tia sáng đơn sắc từ nước ra không khí ta thấy A.luôn có tia sáng ló ra ngoài không khí B.cường độ sáng của tia ló ra không khí bằng cường độ sáng tia tới C.có thể không có tia ló ra không khí D.tại mặt phân cách luôn luôn có tia khúc xạ và tia phản xạ PA: C
- Câu 95 VL1228CBB Cáp quang làm bằng: A.kim loại B.pôlime C.thuỷ tinh D.hợp kim PA: C Câu 96 VL1228CBH Điều kiện có thể xảy ra phản xạ toàn phần là ánh sáng phải đi từ môi trường A.có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới nhỏ hơn góc giới hạn B.có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường có chiết suất lớn hơn với góc tới lớn hơn góc giới hạn C.có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn với góc tới lớn hơn góc giới hạn D.có chiết suất nhỏ hơn môi trường có chiết suất lớn hơn với góc tới nhỏ hơn góc giới hạn PA: C Câu 97 VL1228CBV Các ảo tượng được giải thích dựa vào A. định luật khúc xạ ánh sáng B. định luật phản xạ ánh sáng C. nguyên lý về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng D.hiện tượng phản xạ toàn phần PA: D Câu 98 VL1228CBV Chọn câu SAI khi nhận xét về phản xạ gương với phản xạ toàn phần A.Đều xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường B.Đều có góc phản xạ bằng góc tới C.Đều có cường độ sáng tia phản xạ bằng cường độ sáng tia tới D.Phản xạ gương xảy ra dưới mọi góc tới còn phản xạ toàn phần chỉ xảy ra ở điều kiện nhất định PA: C Câu 99 VL1229CBB Công thức tính góc lệch cực tiểu của lăng kính là: A A.sin ( Dmin + A ) = n sin 2
- ( Dmin + A) A B.sin = n sin 2 2 sin( Dmin + A) A C. = n sin 2 2 ( D + A) n. sin A D.sin min = 2 2 PA: B Câu 100 VL1229CBB Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính A.Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác B.Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn 900 C.Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang D.Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua PA: A Câu 101 VL1229CBH Công thức tính góc lệch D= A(n-1) áp dụng cho A.lăng kính phản xạ toàn phần B.trường hợp ánh sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ C.bất kì trường hợp nào D.lăng kính có góc chiết quang và góc tới nhỏ. PA: D Câu 102 VL1229CBB Chiếu một tia sáng tới mặt bên của lăng kính thì: A.luôn luôn có tia ló B.tia ló lệch về phía đáy lăng kính C.tia ló lệch về phía đỉnh lăng kính D.tia ló lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới PA: D Câu 103 VL1229CBH Góc lệch của tia sáng qua lăng kính dạng nêm: A.không phụ thuộc góc chiết quang B.không phụ thuộc chiết suất lăng kính C.phụ thuộc góc tới của chùm sáng tới D.phụ thuộc góc chiết quang PA: D Câu 104 VL1230CBB Công thức tính độ tụ của thấu kính là:
- 1 1 1 A.f = = (n-1)( + ) D R1 R2 1 1 1 B.f = = (n-1)( - ) D R1 R2 1 1 1 C.D = = (n-1)( + ) f R1 R2 1 1 1 D.D = = (n-1)( - ) f R1 R2 PA: C Câu 105 VL1230CBV Hai thấu kính tiêu cự f1, f2 ghép sát, đồng trục. Tiêu cự f của hệ thấu kính bằng: f1 . f 2 A. f1 + f 2 B.f1+ f2 C.| f1+ f2 | f1 . f 2 D. f1 - f 2 PA: A Câu 106 VL1230CBH Đặt vật sáng trước thấu kính hội tụ. Khi vật tiến lại gần kính thì ảnh của nó qua thấu kính sẽ: A.không thay đổi vị trí B.tiến lại gần thấu kính C.tiến ra xa thấu kính D.chuyển động cùng chiều với vật PA: D Câu 107 VL1230CBV Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước một thấu kính hội tụ, cho một ảnh thật cách thấu kính 80cm. Nếu thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kì tiêu cự có cùng độ lớn và đặt vào đúng chỗ thấu kính hội tụ thì ảnh của AB sẽ nằm cách thấu kính 20cm. Kết quả đúng với tiêu cự của các thấu kính trên lần lượt là: A.f1 = 32cm, f2 = -32cm B.f1 = 36cm, f2 = -36cm C.f1 = -32cm, f2 = 32cm D.f1 = 30cm, f2 = -30cm PA: C
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn