Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
13 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ<br />
VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG<br />
Võ Thị Tiến*, Tạ Văn Trầm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ có con bị bệnh tay chân miệng và xác<br />
định mối liên quan giữa các yếu tố: Đặc điểm dân số- xã hội với kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống<br />
bệnh tay chân miệng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.<br />
Kết quả: Đa số bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng, hiểu biết về vi rút gây bệnh, biết khi trẻ<br />
bị sốt, loét miệng, nổi bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân<br />
miệng vẫn còn biết ít. Trong chăm sóc sức khoẻ tại nhà khi trẻ sốt, đa số đã biết thực hành đúng. 92% bà mẹ biết<br />
rằng tay chân miệng là 1 bệnh nguy hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh tay chân miệng. Có sự liên quan giữa<br />
kiến thức, thái độ với hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng; giữa tuổi, trình độ văn hoá và nghề nghiệp với<br />
sự hiểu biết về phòng chống bệnh tay chân miệng.<br />
Kết luận: Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là các bà mẹ về tay chân miệng.<br />
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF MOTHERS IN HAND, FOOT AND MOUTH<br />
DISEASE PREVENTION<br />
Vo Thi Tien, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 83 - 86<br />
Object: Assess knowledge, attitudes, and practice of mothers of children with hand foot and mouth disease<br />
and determine the relationship between these factors: the socio-demographic characteristics with knowledge,<br />
attitude, behavior prevention hand foot and mouth disease.<br />
Methods: Cross –sectional description study.<br />
Result: Most mothers know about the cause of hand foot and mouth disease, understanding of the virus,<br />
when a child has a fever, mouth ulcers, floating bubbles palms, soles of the feet but the signs of getting worse of<br />
hand foot and mouth disease still knowless. In health care at home when they are fever, majority know right<br />
practice. 92% of mothers know that hand foot and mouth disease is one of serious diseases, while 8% did not know<br />
about hand foot and mouth disease. There is a link between knowledge, attitudes and acts of hand foot and mouth<br />
disease prevention; between age, educational level and occupation with the understanding of prevention of hand<br />
foot and mouth disease.<br />
Conclusion: Need to strengthen public health education, especially mothers of hand foot and mouth disease.<br />
Key word: Hand foot and mouth disease.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm,<br />
lây từ người sang người dể gây thành dịch lớn<br />
* Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang<br />
Tác giả liên lạc: CN Võ Thị Tiến,<br />
<br />
ĐT: 0913 771 779,<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
do vi rút đường ruột gây ra. Tác nhân gây bệnh<br />
thường gặp là Coxsackie vi rút A 16 và<br />
Enterovirus 71(1). Bệnh xảy ra quanh năm hầu<br />
hết các tỉnh thành. Bệnh tăng cao vào tháng 3- 5<br />
<br />
Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
và tháng 9-10 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ<br />
em dưới 5 tuổi, tập trung nhiều nhất trẻ dưới 3<br />
tuổi. Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có<br />
thuốc chủng ngừa cũng như chưa có thuốc điều<br />
trị đặc hiệu(2). Do đó, việc giáo dục sức khỏe cho<br />
người dân hiểu được cách phòng ngừa cho bản<br />
thân, gia đình và cộng đồng. Cũng như giảm tỉ<br />
lệ mắc bệnh và tử vong, việc nâng cao kiến thức<br />
cho cộng đồng về hoạt động phòng chống bệnh<br />
tay chân miệng là một hoạt đông cần thiết(Error!<br />
Reference source not found.). Vả lại các bà mẹ ở nước ta giữ<br />
vai trò chính trong việc chăm sóc trẻ em và trẻ<br />
bệnh. Họ là những người phải được am hiểu về<br />
triệu chứng, dấu hiệu trở nặng để đưa trẻ đến<br />
bệnh viện điều trị kịp thời là rất quan trọng.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của các<br />
bà mẹ có con bị bệnh tay chân miệng và xác<br />
định mối liên quan giữa các yếu tố: Đặc điểm<br />
dân số- xã hội, kiến thức, thái độ, hành vi phòng<br />
chống bệnh tay chân miệng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích với cỡ<br />
mẫu là 400.<br />
Số liệu được thu thập dựa theo một bảng<br />
câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Các biến số về hiểu<br />
biết, thái độ, hành vi sẽ được thống kê để tính<br />
tần suất bằng phương pháp thống kê y học.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội của các bà mẹ<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Trình độ<br />
<br />
84<br />
<br />
< 20t<br />
21t - 29t<br />
> 30t<br />
CNV<br />
Nội trợ<br />
Làm ruộng<br />
Buôn bán<br />
Khác<br />
Mù chữ<br />
Cấp I<br />
Cấp II<br />
Cấp III, CĐ,ĐH,TH<br />
<br />
n<br />
40<br />
208<br />
152<br />
188<br />
48<br />
86<br />
44<br />
34<br />
05<br />
105<br />
224<br />
66<br />
<br />
%<br />
10<br />
52<br />
38<br />
44<br />
12<br />
21,5<br />
11<br />
8,5<br />
1,25<br />
26,25<br />
56<br />
16,5<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Địa chỉ<br />
<br />
Tp. Mỹ Tho<br />
Huyện<br />
Nơi Khác<br />
<br />
n<br />
112<br />
240<br />
48<br />
<br />
%<br />
28<br />
60<br />
12<br />
<br />
* Nhận xét: Đa số các bà mẹ < 30 tuổi, 44%<br />
nghề nghiệp là công nhân viên, 82% trình độ ><br />
cấp II và 60% bệnh nhân ở tuyến huyện.<br />
Bảng 2. Tỉ lệ bà mẹ biết bệnh tay chân miệng<br />
Đặc điểm<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
n<br />
328<br />
72<br />
<br />
%<br />
82<br />
18<br />
<br />
Bảng 3. Nguồn thông tin về bệnh TCM mà các bà mẹ<br />
nhận được<br />
Nguồn thông tin<br />
Sách báo<br />
TV<br />
Radio<br />
NVYT<br />
Khác<br />
<br />
n<br />
132<br />
320<br />
56<br />
64<br />
58<br />
<br />
%<br />
42<br />
80<br />
44<br />
16<br />
14,5<br />
<br />
Bảng 4. Hiểu biết của các bà mẹ về nguyên nhân<br />
Bệnh TCM<br />
Nguyên nhân<br />
Vi rút<br />
Vi khuẩn<br />
Vi trùng<br />
Nấm<br />
<br />
n<br />
216<br />
120<br />
56<br />
08<br />
<br />
%<br />
54<br />
30<br />
14<br />
2<br />
<br />
Bảng 5. Hiểu biết của các bà mẹ về đường lây bệnh<br />
TCM<br />
Đường lây<br />
Ăn uống<br />
Dịch tiết<br />
Truyền máu<br />
<br />
n<br />
248<br />
136<br />
16<br />
<br />
%<br />
62<br />
34<br />
4<br />
<br />
Bảng 6. Hiểu biết của bà mẹ về mức độ nguy hiểm<br />
bệnh TCM<br />
Mức độ nguy hiểm<br />
Có<br />
Không<br />
Không biết<br />
<br />
n<br />
368<br />
24<br />
08<br />
<br />
%<br />
92<br />
6<br />
2<br />
<br />
Bảng 7. Kiến thức của các bà mẹ về lứa tuổi dễ mắc bệnh<br />
TCM<br />
Lứa tuổi<br />
< 2t<br />
2 - 5t<br />
> 5t<br />
<br />
n<br />
144<br />
240<br />
16<br />
<br />
%<br />
36<br />
60<br />
4<br />
<br />
Bảng 8. Kiến thức của các bà mẹ về triệu chứng bệnh TCM<br />
Triệu chứng<br />
Bóng nước lòng bàn tay<br />
<br />
n<br />
272<br />
<br />
%<br />
68<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Triệu chứng<br />
Bóng nước lòng bàn chân<br />
Bóng nước mông<br />
Lở miệng<br />
<br />
n<br />
232<br />
96<br />
208<br />
<br />
%<br />
58<br />
24<br />
52<br />
<br />
Bảng 9. Hiểu biết của bà mẹ về dấu hiệu bệnh TCM cần<br />
đưa vào bệnh viện<br />
Dấu hiệu cần nhập viện<br />
Sốt<br />
Chới với<br />
Giật mình<br />
Đi lảo đảo<br />
Ngồi không vững<br />
Run tay,yếu chi<br />
Nôn ói<br />
Tiêu chảy<br />
<br />
n<br />
360<br />
112<br />
88<br />
40<br />
82<br />
74<br />
38<br />
22<br />
<br />
%<br />
90<br />
28<br />
22<br />
10<br />
20,5<br />
18,5<br />
9,5<br />
5.5<br />
<br />
Bảng 10. Hiểu biết của bà mẹ về khả năng tái phát bệnh<br />
TCM<br />
Khả năng tái phát<br />
Có<br />
Không<br />
Không biết<br />
<br />
n<br />
264<br />
72<br />
64<br />
<br />
%<br />
66<br />
18<br />
16<br />
<br />
Bảng 11. Kiến thức của các bà mẹ về biện pháp phòng bệnh<br />
TCM<br />
Biện pháp<br />
Vệ sinh cá nhân<br />
Vệ sinh môi trường<br />
Vệ sinh vật dụng<br />
<br />
n<br />
256<br />
114<br />
200<br />
<br />
%<br />
64<br />
28,5<br />
50<br />
<br />
Bảng 12. Hiểu biết của các bà mẹ về các dung dịch rửa tay<br />
Dung dịch<br />
Nước sạch<br />
Nước muối<br />
Nước đun sôi<br />
Nước xà phòng<br />
<br />
n<br />
64<br />
08<br />
08<br />
320<br />
<br />
%<br />
16<br />
2<br />
2<br />
80<br />
<br />
Bảng 13. Hiểu biết của các bà mẹ về các dung dịch sát<br />
khuẩn<br />
Dung dịch<br />
Alcol<br />
Xà phòng<br />
Xanh methylen<br />
Chloramin B 2%<br />
<br />
n<br />
104<br />
192<br />
32<br />
128<br />
<br />
%<br />
26<br />
48,5<br />
8<br />
32<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Đa số đối tượng trong diện tuổi 21-29 tuổi<br />
chiếm 52%; nghề nghiệp chủ yếu là công nhân<br />
viên (44%), làm ruộng (21%); trình độ văn hóa<br />
đa số là cấp II trở lên (> 80%). Do đó, trong công<br />
tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cần chú ý<br />
ngôn ngữ phải hết sức đơn giản, dễ hiểu, tránh<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dùng nhiều từ chuyên môn; các tờ bướm tuyên<br />
truyền cần dùng hình ảnh, ít câu chữ, phù hợp<br />
với ngôn ngữ thường dùng ở địa phương và<br />
chú ý thời điểm và hình thức tuyên truyền thích<br />
hợp cho đối tượng là nội trợ và nông thôn.<br />
<br />
Kiến thức của các bà mẹ<br />
54% bà mẹ biết nguyên nhân gây bệnh TCM<br />
là vi rút, vẫn có khoảng 29% cho rằng bệnh tay<br />
chân miệng là do vi khuẩn gây ra, 15% vi khuẩn<br />
và 2% nghỉ là do nấm.<br />
Hiểu biết về virus gây bệnh: 96% bà mẹ biết<br />
là do ăn uống và dịch tiết. Đây là kiến thức hiểu<br />
biết tốt của các bà mẹ. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ<br />
khoảng 4% người dân hiểu chưa đúng về tác<br />
nhân gây bệnh là do truyền máu, cần phải được<br />
tăng cường giáo dục sức khỏe.<br />
Hiểu biết về những dấu hiệu của bệnh TCM:<br />
90% bà mẹ đã biết với bệnh TCM khi trẻ sốt cao,<br />
50% biết TCM có chới với và giật mình. Tuy<br />
nhiên, các dấu hiệu bệnh nặng như: nôn ói và<br />
giật mình (22%); thở rút ngực, mạch nhanh, ngồi<br />
không vững, đi loạng choạng chỉ chiếm khoảng<br />
54%. Do đó, trong truyền thông giáo dục sức<br />
khoẻ cần nhấn mạnh các dấu hiệu báo động<br />
bệnh TCM nặng để người dân có thể đem con<br />
mình đến cơ sở y tế kịp thời.<br />
92% bà mẹ biết rằng TCM là 1 bệnh nguy<br />
hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh TCM.<br />
Các biện pháp phòng bệnh: 64% bà mẹ biết<br />
rằng cần phải vệ sinh cá nhân, 50% vệ sinh vật<br />
dụng, 28,5% vệ sinh môi trường để phòng bệnh.<br />
Về nguồn thu nhận kiến thức bệnh TCM:<br />
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận sự hiểu biết<br />
của các bà mẹ chủ yếu từ các phương tiện thông<br />
tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền<br />
hình chiếm tổng cộng trên 80%. Chức năng<br />
truyền thông giáo dục sức khoẻ của cán bộ y tế<br />
chiếm tỉ lệ khiêm tốn 14% trong việc cung cấp<br />
kiến thức cho người dân về bệnh TCM. Điều<br />
này cho chúng ta thấy rằng dùng cộng đồng để<br />
giáo dục cộng đồng đã cho một kết quả tương<br />
đối tốt. Các phương tiện thông tin đã góp phần<br />
đáng kể vào giáo dục sức khỏe người dân, cần<br />
được phát huy và hoàn thiện. Bên cạnh đó, các<br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
tuyến y tế cần quan tâm hơn trong công tác<br />
tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng.<br />
<br />
khoẻ tại nhà khi trẻ sốt, đa số đã biết thực hành<br />
đúng.<br />
<br />
Thái độ của bà mẹ đối với các biện pháp<br />
phòng ngừa bệnh TCM<br />
<br />
92% bà mẹ biết rằng TCM là 1 bệnh nguy<br />
hiểm, còn 8% không biết rõ về bệnh TCM.<br />
<br />
80% bà mẹ thừa nhận rửa tay bằng xà<br />
phòng. 20% các bà mẹ đồng ý rửa tay bằng nước<br />
sạch, nước muối, nước đun sôi để nguội.<br />
<br />
Có sự liên quan giữa kiến thức, thái độ với<br />
hành vi phòng chống bệnh TCM; giữa tuổi,<br />
trình độ văn hoá và nghề nghiệp với sự hiểu biết<br />
về phòng chống bệnh TCM.<br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến sự hiểu biết của<br />
các bà mẹ<br />
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa<br />
nhóm tuổi, nghề nghiệp với kiến thức của các bà<br />
mẹ. Trên 52% bà mẹ ở nhóm tuổi 21 – 29 có hiểu<br />
biết tốt về bệnh TCM.<br />
Có sự liên quan giữa kiến thức và thái độ,<br />
hành vi phòng chống bệnh TCM. Điều này cho<br />
chúng ta khẳng định phòng chống bệnh TCM<br />
dựa vào cộng đồng luôn luôn bắt đầu với công<br />
tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nhằm thay<br />
đổi nhận thức và thái độ của cộng đồng về<br />
nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí và phòng<br />
ngừa bệnh TCM.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đa số bà mẹ biết về nguyên nhân gây bệnh<br />
TCM, hiểu biết về vi rút gây bệnh, biết khi trẻ bị<br />
sốt, loét miệng, nổi bóng nước lòng bàn tay,<br />
lòng bàn chân nhưng các dấu hiệu trở nặng của<br />
bệnh TCM vẫn còn biết ít. Trong chăm sóc sức<br />
<br />
86<br />
<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn nói<br />
lên rằng: hiểu biết của cộng đồng, nhất là của<br />
các bà mẹ về bệnh TCM là vấn đề quyết định<br />
đến bệnh tật và sự sống còn của con mình. Có<br />
nhiều yếu tố tác động đến sự hiểu biết của các<br />
bà mẹ. Để làm giảm tỉ lệ bệnh và tử vong, cộng<br />
đồng cần phải biết triệu chứng của bệnh TCM.<br />
Để phòng chống bệnh có hiệu quả, cộng đồng<br />
cần phải biết các biện pháp làm giảm nguồn lây<br />
nhiễm cách ly hợp lý và cách thực hiện các biện<br />
pháp đó như thế nào. Hãy làm trước những việc<br />
nằm trong tầm tay chúng ta và đem lại nhiều<br />
hiệu quả nhất.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Chen KT (2007). Epidemiologic Features of hand foot mouth<br />
diseaase and Herpangina caused by Enterovirus 71 in Taiwan<br />
1999-2005, PEDIATRIC Vol.120 No 2, pp e224 – e252.<br />
Lu HK, Lin TY, Hsia SH (2004). Prognostic implications of<br />
myoclonic jerk in children with enterovirus infection. J Microbil<br />
Immunol Infect, 37: 82-87.<br />
Phan Văn Tú (2007). Epidemiologic and Virologic investigation<br />
of hang foot mouth disease, Southern Vietnam, vol 13, 11: 17331741.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
14 TỈ LỆ THỪA CÂN – BÉO PHÌ Ở NHÓM TRẺ 4 – 6 TUỔI<br />
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO TIỀN GIANG NĂM 2012<br />
Trần Phương Bình*, Tạ Văn Trầm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho,<br />
tỉnh Tiền Giang.<br />
Phương phápnghiên cứu: Cắt ngang mô tả.<br />
Kết quả: Đa số các gia đình có 1 con hoặc 2 con. 90,13% trẻ sống chung với cả cha và mẹ. Phần lớn trẻ sinh<br />
đủ tháng (82,53%) và cân nặng lúc sinh là bình thường (94,40%). Tỉ lệ bú sữa mẹ là khá cao 99,07%, tỉ lệ bú<br />
sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 19,87%. Tỉ lệ bú mẹ trên 12 tháng là 68%. Thời điểm cho ăn dặm chiếm tỉ lệ nhiều<br />
nhất là trên 6 tháng, chiếm 53,47%, tỉ lệ cho ăn dặm sớm trước 4 tháng là 4%. Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6<br />
tuổi đang học mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang năm 2012 là 21,24%. Trong đó tỉ lệ trẻ thừa cân<br />
là 9,07%, tỉ lệ trẻ béo phì là 12,17%.<br />
Kết luận: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi đang học mẫu giáo tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang<br />
năm 2012 là 21,24%.<br />
Từ khóa: Thừa cân, béo phì.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Prevalence of OVERWEIGHT, OBESITY AMONG CHILDREN 4-6 YEARS OLD IN MY THO CITY, TIEN<br />
GIANG PROVINCE IN 2012<br />
Tran Phuong Binh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 87 92<br />
Objective: To identify the rate of overweight and obesity in children 4-6 years old in My Tho city, Tien<br />
Giang province.<br />
Methods: Cross-sectional description.<br />
Results: Most families have one or two children. 90.13% of children living with both parents. The majority<br />
of full-term infants (82.53%), and birth weight was normal (94.40%). Breastfeeding rate is quite high 99.07%,<br />
the rate of exclusive breastfeeding accounts for 19.87%. Breastfeeding rate over 12 months was 68%. Weaning<br />
time for the most percentage is more than six months, accounting for 53.47%, the rate for solid foods before 4<br />
months of 4%. The rate of overweight and obesity in 4-6 year-old kindergarten children in the city of My Tho,<br />
Tien Giang province in 2012 is 21.24%. In which the rate of overweight children is 9.07%, the rate children<br />
obesity is 12.17%.<br />
Conclusion: The rate of overweight and obesity in 4-6 year-old kindergarten children in the city of My Tho,<br />
Tien Giang province in 2012 is 21.24%.<br />
Key words: Overweight, obesity.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tình trạng thừa cân và béo phì đang trở<br />
thành mối đe dọa đến sức khỏe con người, đang<br />
<br />
ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới,<br />
không chỉ ở các nước phát triển mà còn xuất<br />
hiện cả ở các nước đang phát triển với một tỉ lệ<br />
khá cao. Bên cạnh đó, xu hướng béo phì ngày<br />
<br />
* Trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang<br />
Tác giả liên lạc: ĐD Trần Phương Bình, ĐT: 0913 771 779, Email: tavantram@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa<br />
<br />
87<br />
<br />