intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

14 Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Ngữ Văn 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

186
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kỳ kiểm tra học kỳ. Mời các em và giáo viên tham khảo 14 đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ Văn 12 sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài kiểm tra đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 14 Đề kiểm tra chất lượng HK1 môn Ngữ Văn 12

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 11/12/2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào (nêu tên bản tuyên ngôn, tên nước, năm ra đời)? Cho biết mục đích của việc trích dẫn đó? Câu 2. (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong đời sống mỗi con người. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết : Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó … (Ngữ văn 12, tập một, tr.118, NXB Giáo dục- 2009) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên . Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên gắn liền với thuỷ trình của hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục – 2009). Hết. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………………….. Số báo danh……………………………. Chữ kí của giám thị 1:……………………………. Chữ kí của giám thị 2:…………………..
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ s ắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.110 – 111)
  3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH BAN D CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: Tây-Ban-Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.164-165) Đêm Mùa Đông Hà Nội
  4. Đáp án – Thang điểm Câu I ( 2 điểm): a, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được ý chính sau: * Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng đậy giành chính quyền. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. * Mục đích sáng tác: ~ Tuyên ngôn Độc lập như chính nhan đề văn bản đã cho thấy mục đích hướng đến của tác phẩm là tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. ~ Tương ứng với đối tượng trên, Tuyên ngôn Độc lập còn nhằm mục đích bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta. b, Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II ( 3 điểm): a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: A. Mở bài B. Thân bài 1. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của m ình... 2. Nguyên nhân - Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn - Do phụ huynh nuông chiều con cái... - Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp ............. 3. Hậu quả - Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.dẫn đến việc ...........
  5. 5. Biện pháp giải quyết vấn đề trên. C. Kết bài : Bài học rút ra cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. b, Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III ( 5 điểm): 1. Đề ban A và ban cơ bản A: a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Đoạn thơ là lời của người ra đi – các cán bộ kháng chiến nói với người ở lại – nhân dân Việt Bắc thể hiện nỗi nhớ nhung, lưu luyến thiết tha. - Viêt Bắc đã trở thành “ người yêu”, “người thương” trong nỗi nhớ của người ra đi. - Nhớ cảnh vật thơ mộng, hiền hoà: những bản làng bồng bềnh trong sương; những rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê đầy vơi trong nhung nhớ - Hoài niệm về những ngay gian nan, khó khăn thiếu thốn: cơm chấm muối, củ sắn lùi...nhưng cùng chia sẻ đùm bọc nhường cơm sẻ áo: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng = > Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm đầy gian khổ nhưng tình nghĩa thật mặn nồng. - Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. - Việt Bắc tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của Tố Hữu. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 2. Đề ban cơ bản D: a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, học sinh biết phân tích những chi tiết hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tương Lor- ca và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Nội dung: vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca + Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng có tiếng hát yêu đời, yêu tự do (hát nghêu ngao, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy,...)
  6. + Hiện thân cho số phận đau thương của con người: bị phát xít sát hại dã man (bị điêu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,...). Cái chết của Lor-ca gợi lên cái đẹp bị bạo lực tàn ác huỷ diệt (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,...). - Nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật đối lập , nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ,...mang màu sắc của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, gần gũi với sáng tác của Lor-ca; câu thơ giàu nhạc điệu; cảm xúc tinh tế và mãnh liệt. - Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
  7. Ngày soạn: / /2011 Ngày giảng: 12 E /12/2011 12G /12/ 2011 12H /12/2011 12I /12/2011 Tiết 53+54: Làm văn BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. 2.Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, 3. Thái độ: Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp. - Giáo dục kĩ năng sống. Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tắc phẩm văn học. Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu . + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình đã học + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
  8. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1. Văn học Nhớ lại những quan - Quan điểm sáng điểm sáng tác của tác tác của một tác giả giả. Số câu Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 0 Số điểm: 0 Số điểm: 0 Số điểm:2 Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:0% Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ: 20% 2. Làm văn Viết bài văn - Tạo lập văn bản nghị luận về một (NLXH: NL về Nêu được những hiện tượng trong một hiện tượng Trình bày những suy hành động của cá đời sống. trong đời sống). nghĩ cá nhân mình nhân mình trước một trước một hiện tượng hiện tượng trong đời trong đời sống. sống. Số câu: 0 Số câu: 0.3 Số câu: 0.3 Số câu: 0.4 Số câu: 1 Số điểm: 0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ: 30% 3. Làm văn Nhớ được hoàn cảnh ra Nắm được vị trí và nội Biết cách phân tích Viết bài văn - Tạo lập văn bản đời của bài thơ và tác dung khái quát của một đoạn thơ. nghị luận về một (NLVH: NL về giả. đoạn thơ. bài thơ, đoạn thơ một bài thơ, đoạn . thơ). Số câu: 0.1 Số câu: 0.3 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ : 10% Số câu: 0.4 Số câu: 0.3 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm:1.5 Số điểm:5 Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ: 50% Tổng số câu Số câu: 1.1 Số câu: 0.6 Số câu: 0.7 Số câu: 0.7 Số câu: 3 Tổng số điểm Số điểm: 2.5 Số điểm:2.0 Số điểm: 3 Số điểm: 2.5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 25% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ :25% Tỉ lệ: 100%
  9. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Năm học 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm). Hãy nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Câu 2 (3.0 điểm). Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS? Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). ---HẾT---
  10. V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Đề chính thức (Đáp án gồm 2 trang) Câu Ý Nội dung Điể m 1 1 Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho 0.5 sự nghiệp cách mạng. 2 Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. 0.5 3. Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, tạo ra 1.0 tính đa dạng, phong phú và đạt hiệu quả cao. 2 Trình bày được suy nghĩ và nêu lên được hành động của bản thân 3.0 nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS 1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiểm hoạ HIV/AIDS 0.5 điểm 2 Thân bài : 2 điểm - Trình bày nguyên nhân, hậu quả. 1.0 - Nêu suy nghĩ và đưa ra giải pháp 1.0 b Kết luận (0.5 điểm) Khẳng điịnh lại vấn đề và liên hệ 0,5 3 Cảm nhận về đoạn thơ: 5.0 Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). 3. Yêu cầu về kỹ năng: 1 Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 3. Yêu cầu về kiến thức: 2 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, cảm 0.5 nhận chung về đoạn trích. b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ: - Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ: 10 dòng (5 cặp lục bát): 3.0
  11. + Cặp mở đầu vừa như lời ướm hỏi, vừa lời khẳng định tình tứ, trìu mến. + Bốn cặp còn lại là những nét chấm phá, gợi tả chân thực về cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa. 2.0 - Nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát; lối đối đáp; cách xưng hô mình - ta, ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi). c. - Đánh giá chung: 0.5 - Đoạn thơ như bức họa cổ điển, hiện đại về vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp với vẻ đẹp của con người cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động, tâm hồn thủy chung, tình nghĩa. - Đóng góp của đoạn thơ đối với bài thơ. Lưu ý :  Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 2.0 điểm.  Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1. 0 điểm.  Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 0.5 điểm. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 BỔ TÚC THPT LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm: 01 trang, 03 câu) Câu 1 (2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Câu 2 (3 điểm): Có ý kiến cho rằng: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn chế của chính mình. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục - 2011) .............................Hết........................ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.........................................................Số báo danh...............
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 BỔ TÚC THPT LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2012 - 2013 HDC CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 điểm: lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm Những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. - Về nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. 0,5 + Hồn thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình 0,25 cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Câu 1: + Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của (2 điểm) đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những 0,25 vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. + Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. 0,25 - Về nghệ thuật: mang tính dân tộc đậm đà. 0,25 + Thể loại: vận dụng thành công những thể thơ truyền thống của 0,25 dân tộc. + Ngôn ngữ: thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen 0,25 thuộc với dân tộc; phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt. *Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu chính xác, đầy đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, có sự phân tích mới được tối đa điểm. Suy nghĩ về ý kiến: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn chế của chính mình. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu Câu 2: loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (3điểm) b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn
  14. chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau: - Nêu được vấn đề nghị luận. 0,25 - Giải thích: + Tự tin: tự mình tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, 0,25 không bị chi phối, tác động bởi những khó khăn. + Hạn chế của chính mình: là những điểm yếu của bản thân. 0,25 + Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sự tự tin như một 0,25 động lực để tự mình khắc phục, vượt qua những khó khăn đang tồn tại trong chính bản thân. - Bàn luận: + Những hạn chế trong bản thân mỗi con người thường khiến 0,25 người đó có tâm lý mặc cảm, mất tự tin, lo lắng, sợ sệt, rất dễ dẫn đến những thất bại. + Tự tin giúp con người thắng những mặc cảm, tự ti, sự nhút 0,5 nhát; bình tĩnh, sáng suốt, chủ động giải quyết tốt công việc; tạo ra niềm tin, động lực vươn tới những thử thách của cuộc sống và chiến thắng nó. + Tự tin góp phần tạo nên bản lĩnh, cốt cách; khẳng định được năng lực và phẩm chất; đây là đức tính quý báu cần có ở mỗi 0,25 người. + Tự tin khác với tự cao tự đại, tự phụ; để có tự tin cần phải 0,25 không ngừng học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao nhận thức, khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân. - Nhận ra vai trò quan trọng của sự tự tin; bản thân luôn luôn tự 0,5 tin trước khó khăn, trước hết là những khó khăn ở tuổi học trò. - Đánh giá chung 0,25 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận. 0,5 Câu 3: - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tác giả về 1,0 (5 điểm) thiên nhiên, cuộc sống miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. - Thiên nhiên, cuộc sống miền Tây với không gian núi rừng hùng 1,0 vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.
  15. - Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên chặng đường hành 1,0 quân đầy gian khổ, nguy hiểm mà tâm hồn trẻ trung, trong sáng, bay bổng, lãng mạn. - Nghệ thuật: có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và 1,0 lãng mạn; ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc;... - Đánh giá chung. 0,5 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ..........Hết.........
  16. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Năm học 2012-2013 MÔN: Văn - LỚP 12 -------------------- (Thời gian: 90 phút) Câu 1: (2,0 điểm.) Kết thúc “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1- 12 – 2003”, tác giả Cô-phi An-nan viết: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn”. (Sách Ngữ 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2008) Vì sao tác giả Cô-phi An-nan viết như vậy ? Nêu ý nghĩa của câu văn ? Câu 2: (3,0 điểm.)“Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn). Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật bức chân dung người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Ngữ văn 12- tập một, NXB Giáo dục - 2008) ---------------- Hết ----------------- TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Năm học 2012-2013 MÔN: Văn - LỚP 12 -------------------- (Thời gian: 90 phút) Câu Điểm Câu 1 - Giải thích: 1,0 + Tác giả muốn nhấn mạnh và đặt ra vấn đề hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS. Cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. + Nhấn mạnh trong cuộc chiến này “các bạn” là người thực hiện, đóng vai trò quan trọng, quyết định. * Lưu ý: Nếu học sinh giải thích: “Tôi” là người tổ chức, đề xướng, lãnh đạo cũng cho điểm. - Ý nghĩa: 1,0 + Khích lệ, động viên mạnh mẽ mọi người cùng chung tay chống đại dịch. + Thức tỉnh nhiệm vụ phòng chống HIV/ AIDS bắt đầu từ chính mình. Câu 2 1/ MB: Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 2/ TB: - Giải thích: + Người lười biếng: Lười suy nghĩ, học tập, lao động. 0,5 + Thành công : Là mục đích, kết quả mà bản thân mất công sức, thời gian, trí tuệ trải qua gian nan, thậm chí cả thất bại mới có được. - Phân tích, chứng minh, bình luận: Chân lí trong thực tiễn cuộc sống. 1,5 + Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn thử thách. Đó là cả một quá trình học tập lao động nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, có ý chí nghị lực mới thành. (Ví dụ: Nhà khoa học, nhà văn, bác sĩ, học sinh giỏi…)
  17. + Phê phán thói lười biếng. + Khẳng định: bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chịu khó. Lười biếng, ngại khó cũng chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa. 3/ KB: Bài học nhận thức và hành động. 0,5 Câu 3. 1/ MB: 0,5 - Tây Tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến. - Đoạn thơ sau đã khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến trọn vẹn cả ngoại hình lẫn nội tâm: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. 2/ TB: a/ Ngoại hình: Ngoại hình của người lính Tây Tiến khắc họa bằng một nét vẽ chân dung 0,75 rất gân guốc, lạ hóa “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp. Gợi sự khắc nghiệt của đời sống chiến trường. Hiện thực được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng. b/ Sức mạnh phi thường: Tương phản giữa ngoại hình và nội tâm ý chí. “Dữ oai hùm” dữ 0,75 dằn oai phong như hổ- ẩn dụ nói về khí phách, tinh thần mạnh mẽ của đoàn quân. “Mắt trừng” là chi tiết cực tả cái phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu. Đoàn quân Tây Tiến có sức mạnh bên trong khiến quân thù khiếp sợ. c/ Hào hoa thơ mộng: Bên cạnh cái gian khổ vẫn có một khoảng trời tâm tưởng đi về 0,5 trong mộng ước của người lính. “Mộng qua biên giới”: Mộng tiêu diệt kẻ thù. “Dáng kiều thơm” trở thành động lực giúp người lính vượt qua khó khăn gian khổ, cũng là niềm tin giúp họ vượt qua bom đạn để trở về. đ/ Lí tưởng, khát vọng: “Đời xanh” cách nói ẩn dụ, tuổi trẻ bao ước mơ khát vọng còn 0,5 đang ở phía trước nhưng có gì quý giá hơn Tổ quốc thân yêu. Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi, được xả thân dâng hiến cho Tổ quốc. e / Sự hi sinh cao cả: Tái hiện thực khốc liệt của đời sống chiến trường. Từ láy “ rải rác” 1,5 gợi cảm giác rất nhiều người lính đã ngã xuống. Những từ Hán Việt biên cương, viễn xứ” trang trọng cổ kính gợi cảm giác thiêng liêng và tấm lòng trân trọng của nhà thơ trước sự ra đi của đồng đội. - Hình ảnh “áo bào thay chiếu”: Là cách nói sang trọng hóa sự hi sinh của người lính. “Về đất” là cách nói tránh về sự hi sinh. - Sự hi sinh đó đã thấu động đất trời “ Sông Mã…” 3/ KB: 0,5 - Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. - Kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp HS không những đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt trôi chảy, thể hiện khả năng cảm thụ tốt, có những suy nghĩ ý tưởng sáng tạo. Bố cục rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  18. TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – KHỐI 12 Năm học: 2012 - 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2 điểm) Trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì? Câu 2. (3 điểm) Từ những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) bàn về sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 3. (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD – 2007, tr 155-156) ..…….…….Hết……….…… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: …………………………….. Chữ kí của giám thị 1: ………………………. Chữ kí của giám thị 2: ……………………
  19. TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I – KHỐI 12 Năm học: 2012 - 2013 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số điểm Kiến thức Văn học (1 câu) 1.0 1.0 2.0 NLXH (1 câu) 2.0 1.0 3.0 Làm văn NLVH (1câu) 3.0 2.0 5.0 Tổng số điểm/ Tổng số câu 1.0 6.0 3.0 10.0/ (3 câu) HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn này gồm 04 trang) I- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sắp xếp các luận điểm, luận cứ, luận chứng một cách phù hợp, lô gic. - Giáo viên cần hết sức chủ động, linh hoạt khi chấm và cho điểm, luôn xem xét trên phương diện tổng thể của cả bài văn, cần lưu ý đến kĩ năng làm văn nghị luận của học sinh, đặc biệt là kĩ năng hành văn, diễn đạt, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. - Đối với mỗi bài làm, học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, lập luận, làm bài khác nhau. Giáo viên khi khi chấm bài cần linh hoạt, đặc biệt khuyến khích những bài làm có cảm xúc và sáng tạo, có quan điểm riêng trong cách trình bày, lập luận miễn là cách thức diễn đạt ấy phù hợp và có tính thuyết phục đối với người đọc. - Giáo viên cho điểm cụ thể từng câu, tùy vào yêu cầu cụ thể, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.25. Điểm toàn bài: 0.25 làm tròn thành 0.5; 0.75 làm tròn thành 1.0. II- YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1. (2 điểm) 1) Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn: - “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mĩ
  20. - “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 => Cho 1,0 điểm 2) Ý nghĩa của việc trích dẫn: - Khẳng định quyền hưởng tự do, độc lập, bình đẳng là chân lí hiển nhiên mà mọi dân tộc trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều được hưởng; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. - Khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, tạo cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn. => Cho 1,0 điểm Câu 2. (3 điểm) a) Về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần rõ ràng, hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có tính thuyết phục. - Đối với những bài văn, học sinh chỉ gạch đầu dòng, cho dù đủ ý, giáo viên cũng không cho quá 1.0 điểm. b) Về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng các ý cơ bản sau: A) Mở bài: Giới thiệu vấn để cần nghị luận: Vai trò quan trọng của sự sẻ chia trong cuộc sống, trích dẫn đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu. B) Thân bài: 1) Thế nào là sự sẻ chia trong cuộc sống? - Sẻ chia là sự yêu thương, cảm thông, đồng cảm, tương trợ, giúp đỡ … lẫn nhau giữa người với người, không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo, đảng phái … 2) Vì sao trong cuộc sống cần phải có sự sẻ chia? - Giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn dựa trên cơ sở tình thương và những mối quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người. - Mỗi con người khi có sự sẻ chia với người khác sẽ làm cho cuộc sống bớt đi những hận thù, đau khổ; xã hội bớt đi những cảnh đời bất hạnh và những bất công, éo le, ngang trái … - Cuộc sống vốn không bằng phẳng. Sẻ chia cho người khác bởi có thể có những lúc chúng ta cần sự tương trợ, giúp đỡ, cảm thông từ chính những người xung quanh. 3) Biểu hiện của sự sẻ chia trong cuộc sống: - Thương yêu, đồng cảm, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh xung quanh mình. - Sống có tinh thần trách nhiệm, không hời hợt, vô cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2