18 Đề kiểm tra 1 tiết phút GDCD 10
lượt xem 605
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh 18 đề kiểm tra 45 phút môn Giáo dục công dân lớp 10 sẽ là tư liệu ôn luyện hữu ích. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 18 Đề kiểm tra 1 tiết phút GDCD 10
- Họ và tên:............................................................. KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp:.... Môn: GDCD I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu đúng nhất Câu 1: Con người là kết quả và là sản phẩm của: A. Xã hội B. Giới tự nhiên C. Lịch sử D. Đấng sáng tạo Câu 2: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ: A. Quy mô của sự vật hiện tượng B. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật - hiện tượng C. Cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật - hiện tượng D. Trình độ của sự vật - hiện tượng Câu 3: Sự biến đổi về lượng dẫn đến: A. Chất mới ra đời thay thế chất cũ B. Sự vật cũ đươc thay thế bằng sự vật mới C. Sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ D. Tất cả đều đúng Câu 4: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải: A. Tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tạo ra chất mới tương ứng C. Tích lũy dần về chất D. Làm cho chất mới ra đời Câu 5: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của: A. Các hệ thống thế giới quan B. Triết học C. Phương pháp luận D. A hoặc B E. A và C G. B và C Câu 6: Trong cuộc sống em thường chọn cách ứng xử nào sau đây: A. Dĩ hòa vi quý B. Một điều nhịn chín điều lành C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng D. Tránh Voi chẳng xấu mặt nào Câu 7: Con người chỉ có thể tồn tại: A. Trong môi trường tự nhiên B. Ngoài môi trường tự nhiên C. Bên cạnh giới tự nhiên D. Không cần tự nhiên Câu 8: Điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là: A. Điểm đến B. Độ C. Điểm nút D. Điểm giới hạn Câu 9: Nội dung cơ bản của triết học gồm có: A. Hai mặt B. Hai vấn đề C. Hai nội dung D. Hai câu hỏi Câu 10: Để chất mới ra đời nhất thiết phải: A. Tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tích lũy dần về lượng C. Tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định D. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng Câu 11: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là: A. Điểm nút B. Điểm giới hạn C. Vi phạm D. Độ Câu 12: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách: A. Dần dần B. Đột biến C. Nhanh chóng D. Chậm dần Câu 13: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều: A. Là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau B. Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng C. Thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng D. Là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng Câu 14: Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào: A. Lượng của sự vật, hiện tượng B. Quy mô của vật chất, hiện tượng C. Chất của sự vật, hiện tượng D. Thuộc tính của sự vật, hiện tượng Câu 15: Heraclit nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” được xếp vào: A. Phương pháp luận biện chứng B. Phương pháp luận siêu hình
- C. Vừa biện chứng vừa siêu hình D. Không xếp được Câu 16: Mặt chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn: A. Tách rời nhau B. Ở bên cạnh nhau C. Thống nhất với nhau D. Hợp thành một khối E. Cả A, B và C G. Cả B, C và D Câu 17: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng: A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau Câu 18: Khái niệm lượng (của triết học) được dùng để chỉ: A. Những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật, hiện tượng B. Quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng C. Trình độ, tốc độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng D. Cả A và B E. Cả B và C G. Cả A và C Câu 19: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách: A. Tránh không gặp mặt bạn ấy B. Nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn C. Im lặng là vàng D. Tìm bạn ấy để cải nhau cho bỏ tức Câu 20: Sự tồn tại và phát triển của con người là: A. Song song với sự phát triển của tự nhiên B. Do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên C. Do bản năng của con người quy định D. Quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Trình bày xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? cho ví dụ minh họa? ----- HẾT-----
- KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: GDCD 10 Họ tên:................................................................................ Lớp: .................................................................................... I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Câu 1: Em hãy chọn dữ liệu ở cột bên phải sao cho phù hợp với cột bên trái 1. Thế giới quan duy vật a. Bứt giây đông rừng 2. Thế giới quan duy tâm b. Đèn nhà ai nhà nấy sáng 3. Phương pháp luận biện chứng c. Sống chết có số, giàu sang do trời 4. Phương pháp luận siêu hình d. Phú quí sinh lễ nghĩa 1……. 2…….. 3…… 4……. Câu 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa: a. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng b. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình c. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng d. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình Câu 3: Em hãy chọn dữ liệu ở cột bên phải sao cho phù hợp với cột bên trái 1. Vận dộng cơ học a. Cây ra hoa 2. Vận động vật lí b. Gỗ bị mục 3. Vận động hóa học c. Xã hội TBCN thay thế xã hội phong kiến 4. Vận động sinh học d. Nước bay hơi 5. Vận động xã hội e. Dao động của con lắc 1……. 2…….. 3…… 4……. 5…… Câu 4: Em hãy đánh dấu “ X” vào mà em cho đó là sự phát triển a. Máy bay cất cánh b. Cây ra hoa kết trái c. Nước bay hơi d. Học sinh THCS lên học sinh THPT Câu 5: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là: a. Bước nhảy b. Sự tích lũy về lượng c. Mâu thuẫn d. Sự biến đổi về chất Câu 6: Lê-Nin viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Câu đó Lê-Nin bàn về: a. Hình thức của sự phát triển b. Nội dung của sự phát triển c. Điều kiện của sự phát triển d. Nguyên nhân của sự phát triển Câu 7: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất gọi là gì? a. Bước nhảy b. Độ c. Điểm nút d. Tất cả đều sai Câu 8: Đánh dấu X vào những câu thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? a. Chín quá hóa nẫu b. Kiến tha lâu có ngày đầy tổ c. Đem muối bỏ biển d. Có công mài sát có ngày nên kim
- Câu 9: Hãy xác định câu trả lời đúng nhất trong các phát biểu sau đây. Cái mới theo nghĩa triết học là: a. Cái mới lạ so với cái trước b. Cái ra đời sau so với cái trước c. Cái phức tạp hơn so với cái trước d. Cái ra đời sau tiên tiến, hoàn thiện hơn cái trước Câu 10: Mâu thuẫn được giải quyết bằng cách nào? a. Đấu tranh giữa các mặt đối lập b. Thương Lượng c. Điều hòa mâu thuẫn d. Tất cả đều đúng Câu 11: Con người là sản phẩm của : a. Thượng đế b. Âu cơ và Lạc Long Quân c. Tự Nhiên d. A Đam và Erva II/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Em hãy nêu 2 ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói: “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” BÀI LÀM ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................
- KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Câu 1: (3đ) Cầu là gì? Cung là gì ? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán ? Câu 2: (2.5đ) Nêu nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Là 1 học sinh, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Câu 3: (4.5đ) Thế nào là cạnh tranh? Cho ví dụ? Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? Cạnh tranh chia thành mấy loại. Kể tên và lấy ví dụ minh hoạ?
- BÀI KIỂM TRA 1 TIÊT CÔNG DÂN LỚP 10 Họ và tên:…………………………………… Lớp:………………………. Hãy chọn ý đúng nhất và khoanh tròn đáp án đó: Câu 1 : Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của : A. Triết học B. Sử học C. Toán học D. Vật lí Câu 2 : Câu ca dao sau đây có nói về quan hệ lượng- chất không ? Một cây làm chắng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Không đề cập đến A. Tất cả đều sai B. C. Có D. Không mối quan hệ trên Câu 3 : Sự xoá bỏ sạch trơn không có sự kế thừa các yếu tố của cái cũ là : A. Phủ định vật chất B. Phủ định của phủ định C. Phủ định biện chứng D. Phủ định siêu hình Câu 4 : Theo triết học Mác lênin như thế nào là vận động ? A. Mội sự thay đổi vị trí của các sự vật, hiện tượng B. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật hiện tượng C. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật hiện tượng D. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng Câu 5 : Vận động theo quan điểm của triết học Mác lênin có mấy hình thức ? A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 6 : Xét đến cùng, để tồn tại và phát triển, xã hội loài người phải dựa vào : A. Thượng đế B. Các quan hệ xã hội C. Giới tự nhiên D. Khoa học kĩ thuật Câu 7 : Mọi cách thức vận đông, phát triển được thể hiện A. Cả A, B và C B. Lượng đổi dẫn đến chất đổi C. Chất đổi dẫn đến lượng đổi D. Cả hai đều biến đổi một lúc Câu 8 : Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào : A. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. B. Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần C. Việc con người có nhận thức được thế giới hay không D. Việc con người nhận thức thế giới như thế nào Câu 9 : Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng mà chưa làm biến đổi về chất được gọi là A. Giới hạn B. Điểm nút C. Bước nhảy D. Độ Câu 10 : Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : ‘ ...Xã hội từ chỗ ăn lông, ở lỗ, tiến đến xã hội nô lệ, tiến đến chế độ tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa’ Trong đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát : A. Các kiểu chế độ xã hội B. Quy luật vận động của xã hội C. Tính khách quan của xã hội loài người D. Sự phát triển của xã hội loài người Câu 11 : Giới tự nhiên tồn tại... A. Khách quan B. Vốn có C. Vĩnh viễn D. Tự có Câu 12 : Trong triết học, chất có nghĩa là : A. Chất là vật liệu cấu thành sự vật B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
- C. Tính hiệu quả của hoạt động. D. Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng. Câu 13 : Trong triết học lượng được hiểu là : A. Là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng B. Là khái niệm dùng để chỉ quy mô, tốc độ, dài ngắn, to nhỏ của sự vật hiện tượng C. Là bản chất của sự vật hiện tượng D. Tất cả đều sai Câu 14 : ...là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng (SVHT) trong trạng thái tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau . A. Phương pháp luận biện chứng B. Phương pháp tự nhiên C. Phương pháp luận lôgic D. Phương pháp luận siêu hình Câu 15 : Mâu thuẩn chỉ được giải quyết bằng Cả A, B và A. Điều hoà B. Đấu tranh C. Khoan nhượng D. C Câu 16 : Phát triển là quá trình diễn ra : A. Theo đường pa-ra-bôn B. Theo đường thẳng tắp C. Theo đường quanh co khúc khuỷu, thăng D. Theo đường vòng tròn khép kín trầm, phức tạm Câu 17 : Sự xoá bỏ cái cũ ra đời cái mới nhưng bao gời cũng kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ làm tiền đề cho cái mới là A. Phủ định của phủ định B. Phủ định vật chất C. Phủ định siêu hình D. Phủ định biện chứng Câu 18 : ...là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng (SVHT) trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ. A. Phương pháp luận lôgic B. Phương pháp luận biện chứng C. Phương pháp luận siêu hình D. Phương pháp tự nhiên Câu 19 : Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là A. Vận động B. Tính thực tại khách quan C. Không thể nhận thức được D. Tính quy luật Câu 20 : Vấn đề cơ bản của Triết học là : A. Quan hệ giữa vật chất và vận động B. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn C. Quan hệ giữa vật chất và ý thức D. Quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình ĐÁP ÁN
- 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 a c d d b c b a d d a b b a b c d c a c
- SƠ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA 1TIÉT Trường THPH An Lão Môn :GDCD - KhốI:10 Tiết :10 -Bài 1 đến bài 6 I:Trắc nhiệm (4đ) Câu 1(2đ): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng a- Con người nhận thức, cải tạo thế giới như thế nào là đúng A: Trái qui luật tự nhiên B: Tránh khỏi sự ràng buộc của qui luật khách quan C: Tôn trọng, tuân thủ qui luật khách quan D: Tất cả đầu sai b- Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển A: Sự biến hoá của sự vật từ đơn bào đến đa bào B: Sự thoái hoá của một động vật C: Cây cối khô héo, mục nát D: Tất cả đều đúng c- Các sự vật - hiện tượng nào sau đây tồn tại khách quan A: Các vật thể trong tự nhiên B: Các hiện tượng trong tự nhiên C: Cả hai ý kiến trên d- Quan điểm nào dưới đây phù hợp với quan điểm biện chứng A; Con người là sản phẩm của thần linh B: Con người là sản phẩm của tự nhiên C: Thần linh quyết định mọi sự biến hoá của xã hội D: Tất cả đều sai Câu 2(2đ) Nối những ý ở cột A với những ý ở cột B sao cho đúng A B A-B 1:Vận động cơ học a-Vận dộng của điện tích âm, điện tích dương 2: Vận động vật lý b-Sự kết hợp giữa Hyđrô và Ôxy tạo thành nước 3: Vận động hoá học c- Cây cối ra hoa kết quả 4:Vận động sinh học d- Xe đang chạy II : Tự luận (6đ) Câu 1: 3đ Con người có thể cải tạo được thế giới khách quan không ? Vì sao ? Cho ví dụ? Trong cải tạo xã hội , tự nhiên con người phải tuân theo nguyên tắc gì ? Vì sao ? Cho ví dụ ? Câu 2: (1.5đ) Trong cuộc sống hằng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng ? Câu 3 :(1.5đ) Em hãy nhận xét một vài hiện tượng biểu hiện sự phủ định biện chứng sau :Ma chay, Lễ hộI, Thờ cúng
- ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM I: Trắc nghiệm (4đ) Câu 1 (2đ) Mỗi câu trả lời đúng :0.5đ a: C , b: A , c: C , d: B Câu 2 (2đ) Mỗi câu trả lời đúng :0.5đ 1 – d, 2 –a, 3 – b, 4 – c, II: Tự luận (6đ) Câu 1 (3đ) +Con người có thể cải tạo thế giới khách quan………0.5đ +Vì con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan………….0.5đ Ví dụ : Làm thủy điện, thụ phấn nhân tạo………….0.5đ +Nguyên tắc : Tuân theo qui luật khách quan…………0.5đ +Vì nếu làm trái qui luật khách quan, con người sẽ gây thiệt hại cho tự nhiên, xã hội, và chính con người………………………………………..0.5đ Ví dụ : Phá rừng bừa bãi, sản xuất gây ô nhiễm…….0.5đ Câu 2 (1.5đ) +Phê bình là xem xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của người khác………0.5đ +Tự phê bình: Tự nêu ra, đánh giá ưu-khuyết điểm của bản thân…………….0.5đ +Phê bính và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái sấu………….0.5đ Câu 3 (1.5đ) +Tránh ma chay, linh đình……0.5đ +Lễ hội : phát huy truyền thống văn hóa ( phủ định biện chứng)….0.5đ +Thờ cúng ông bà, tổ tiên (kế thừa phong tục tập quán)…………...0.5đ
- KIỂM TRA 15PHÚC Môn :GDCD - KhốI 10 Tiết 8 Bài: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG , PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG CÂU HỎI Câu 1(6đ) Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng ? Cho ví dụ ? Câu 2(4đ) Cho hình chữ nhật chiều dài 50 cm, chiều rộng 20 cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM Câu 1(6đ) Chất:là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật , hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, phân biệt…………………..2đ Ví dụ: Đồng (Cu) -Khối lượng riêng :63,54 -Nhiệt độ nóng chảy …………………….1đ Lượng: :là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật , hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, qui mô , tốc độ vận động, số lượng……2đ Ví dụ:H2O -Lượng của nó là 2(H) và 1(O)……………… 1đ Câu 2 (4đ) +Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0 đến 50 cm…..1đ +Chất mới của Hình Chữ Nhật: Hình vuông, Đường thẳng…...1đ +Xác định:- 0 < độ < 50……..1đ - Nút : 0 và 50………1đ
- SỞ GD-ĐT NGHỆ AN KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THPT Anh Sơn I Môn : GDCD lớp 10 ( MÃ ĐỀ 101) TIẾT PPCT : 18 I/ TRẮC NGHIỆM : (6 diểm ) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng Câu 1: Thế giới khách quan bao gồm : a- Giới tự nhiên b- Đời sống xã hội c- Tư duy con người d- Cả 3 phương án trên Câu 2 : Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là ; a- Sinh học b- Triết học c- Văn học c- Sử học Câu 3 : Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là a- Thế giới quan b- Phương pháp luận c- Thế giới quan và phương pháp luận d- Khoa học của mọi khoa học Câu 4: Thế giới quan của con người : a- Quan điểm cách nhìn về các sự vật cụ thể b- Quan điểm cách nhìn về thế giới tự nhiên c- Quan điểm cách nhìn can bản về thế giới xung quanh d- Quan điểm niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống Câu 5: Vấn đề cơ bản của triết học là : a- Quan hệ giữa vật chất và vận động b- Quan hệ giữa vật chất và ý thức c- Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn d- Quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình Câu 6 : Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng : a- Rút dây động rừng b- Môi hở răng lạnh c- Trời sinh voi trời sinh cỏ c- Có thực mới vực được đạo Câu 7 : Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên do a- Trí tuệ con người tạo ra b- thượng đế tạo ra c- Tự có, luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng d- Thần trụ trời tạo ra Câu 8 : Bằng khoa học kỷ thuật con người có thể tác động vào giới tự nhiên như tạo ra mưa nhân tạo, làm tan mưa, tăng năng suất giống cây trồng, vật nuôi .......điều đó có nghĩa là : a- Con người quyết định những quy luật đó theo ý muốn chủ quan b- Con người thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan c- Con người quyết định, thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan
- d- Con người tác động vào giới tự nhiên dựa trên việc nắm bắt và vận dụng các quy luật của giới tự nhiên mà không thể thay đổi những quy luật đó Câu 9: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi : a- Con người sống theo bản năng b- Con người thích nghi thụ động với giới tự nhiên c- Con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên d- Con người được tạo bởi 1 sức mạnh thần bí Câu 10: Xét đến cùng để tồn tại, xã hội loài người phải dựa vào : a- Các quan hệ xã hội b- Giới tự nhiên c- Khoa học kỷ thuật d- Thượng đế Câu 11 : Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì : a- Con người có khả năng nhận thức vận dụng và cải tạo thế giới khách quan b- ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan c- Con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan d- Thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan Câu 12: Trong đoạn thơ : "Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tiến công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công" Bác Hồ dạy chúng ta : a- Cách chơi cờ b- Phải luôn suy nghĩ c- Tiến công liên tục khi chơi cờ d- Phương pháp nhận thức và vận dụng quy luật Câu 13: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là : a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng Câu 14 : Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là a- Tính thực tại khách quan b- Tính quy luật c- Vận động d- Không thể nhận thức được Câu 15: Câu thơ sau đây của Bác Hồ nói về nội dung gì của Triết học: "Sự vật vần xoay đà định sẵn Hết mưa là nắng hửng lên thôi " a- Thuộc tính khách quan của giới tự nhiên b- Thuộc tính vận động của giới tự nhiên c- Thuộc tính cơ bản của giới tự nhiên d- Thuộc tính vật lý của giới tự nhiên Câu 16 : Trong các dạng vận động dưới đay dạng vận động nào được xem là sự phát triển ?
- a- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm b- Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B c- Tư duy trong quá trình học tập d- Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó Câu 17: Phát ttriển là quá trình diễn ra: a- Theo đường vòng khép kín b- Theo đường pa ra bôn c- Theo đường thẳng tắp d- Theo đường quanh co, khúc khuỷu, phức tạp có khi có bước thụt lùi tạm thời Câu 18: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là : a- Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán b- Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng c- Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau d- Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng Câu 19: Trong những cặp khái niệm dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học : a- Trắng - đen b- Trên - dưới c- Tiến bộ - lạc hậu d- To - nhỏ Câu 20: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là : a- Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong b- Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ c- Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới d- Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập Câu 21: Bàn về sự phát triển V.I Lê-nin viết : "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập ". Câu đó Lê-nin bàn về : a- Hình thức của sự phát triển b- Nội dung của sự phát triển c- Điều kiện của sự phát triển d- Nguyên nhân của sự phát triển Câu 22: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là : a- Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng b- Tính hiệu quả (có chất lượng ) của hoạt động c- Vật liệu cấu thành sự vật d- Những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác Câu 23: Các ví dụ sau VD nào chỉ lượng : a- Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63.54ĐVC, nhiệt độ nóng chảy là 10530c... b- Đến 16/8/2006 dân số Việt Nam đạt 84 triệu người c- ớt cay d- Bạn A là học sinh chăm ngoan Câu 24: Ví dụ nào sau đây nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- a- Học sinh lớp 10 có chín tháng học : từ tháng 9 đến tháng 5 b- Trong điều kiện bình thường tăng nhiệt độ của nước từ 10 0C lên 900C c- Năm học lớp 9 bạn học chăm, có ý thức rèn luyện nên đợt kỷ niệm thành lập đoàn bạn được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh d- Học sinh lớp 9 lên lớp 10 lượng kiến thức, thời gian học nhiều hơn Câu 25: Độ của sự vật hiện tượng là a- Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng b- Giới hạn của sự vật, hiện tượng c- Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng d- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất Câu 26: Hãy chỉ rõ những VD sau đây VD nào là phủ định biện chứng Để hội nhập về văn hóa với thế giới chúng ta cần : a- Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa thời phong kiến b- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc c- Tiếp thu tất cả các nền văn hóa của thế giới d- Phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Câu 27: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là : a- Thế giới vật chất tồn tại khách quan b- Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú c- Thực tiễn xã hội d- Tính năng động chủ quan của con người Câu 28 : Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :"Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tản loạn hết ..." a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức Câu 29: Trong lời kêu goi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết :"Giờ cứu nước đã đến. Chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta " nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn : a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức Câu 30: Nhà Bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung :" Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn ? a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức II/ TỰ LUẬN ( 4 điểm )
- Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là gì ? Nêu một số ví dụ để chứng minh.
- SỞ GD-ĐT NGHỆ AN KIỂM TRA HỌC KỲ I Trường THPT Anh Sơn I Môn : GDCD lớp 10 ( MÃ ĐỀ 202) I/ TRẮC NGHIỆM : (6 diểm ) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng Câu 1: Thế giới khách quan bao gồm : a- Giới tự nhiên b- Đời sống xã hội c- Tư duy con người d- Cả 3 phương án trên Câu 2: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là : a- Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong b- Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ c- Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới d- Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập Câu 3 : Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì : a- Con người có khả năng nhận thức vận dụng và cải tạo thế giới khách quan b- ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan c- Con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan d- Thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan Câu 4: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là : a- Thế giới vật chất tồn tại khách quan b- Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú c- Thực tiễn xã hội d- Tính năng động chủ quan của con người Câu 5: Câu thơ sau đây của Bác Hồ nói về nội dung gì của Triết học: "Sự vật vần xoay đà định sẵn Hết mưa là nắng hửng lên thôi " a- Thuộc tính khách quan của giới tự nhiên b- Thuộc tính vận động của giới tự nhiên c- Thuộc tính cơ bản của giới tự nhiên d- Thuộc tính vật lý của giới tự nhiên Câu 6: Thế giới quan của con người : a- Quan điểm cách nhìn về các sự vật cụ thể b- Quan điểm cách nhìn về thế giới tự nhiên c- Quan điểm cách nhìn can bản về thế giới xung quanh d- Quan điểm niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống Câu 7: Bàn về sự phát triển V.I Lê-nin viết : "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập ". Câu đó Lê-nin bàn về :
- a- hình thức của sự phát triển b- Nội dung của sự phát triển c- Điều kiện của sự phát triển d- Nguyên nhân của sự phát triển Câu 8 : Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là ; a- Sinh học b- Triết học c- Văn học c- Sử học Câu 9: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi : a- Con người sống theo bản năng b- Con người thích nghi thụ động với giới tự nhiên c- Con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên d- Con người được tạo bởi 1 sức mạnh thần bí Câu 10 : Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là a- Thế giới quan b- Phương pháp luận c- Thế giới quan và phương pháp luận d- Khoa học của mọi khoa học Câu 11: Nhà Bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung :" Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn ? a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức Câu 12 : Vấn đề cơ bản của triết học là : a- Quan hệ giữa vật chất và vận động b- Quan hệ giữa vật chất và ý thức c- Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn d- Quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình Câu 13: Trong đoạn thơ : "Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tiến công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công" Bác Hồ dạy chúng ta : a- Cách chơi cờ b- Phải luôn suy nghĩ c- Tiến công liên tục khi chơi cờ d- Phương pháp nhận thức và vận dụng quy luật Câu 14: Độ của sự vật hiện tượng là a- Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng b- Giới hạn của sự vật, hiện tượng c- Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng d- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất Câu 15 : Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng : a- Rút dây động rừng b- Môi hở răng lạnh
- c- Trời sinh voi trời sinh cỏ c- Có thực mới vực được đạo Câu 16 : Bằng khoa học kỷ thuật con người có thể tác động vào giới tự nhiên như tạo ra mưa nhân tạo, làm tan mưa, tăng năng suất giống cây trồng, vật nuôi .......điều đó có nghĩa là : a- Con người quyết định những quy luật đó theo ý muốn chủ quan b- Con người thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan c- Con người quyết định, thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan d- Con người tác động vào giới tự nhiên dựa trên việc nắm bắt và vận dụng các quy luật của giới tự nhiên mà không thể thay đổi những quy luật đó Câu 17 : Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :"Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tản loạn hết ..." a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức Câu 18: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là : a- Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng b- Tính hiệu quả (có chất lượng ) của hoạt động c- Vật liệu cấu thành sự vật d- Những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác Câu 19: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là : a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng Câu 20: Xét đến cùng để tồn tại, xã hội loài người phải dựa vào : a- Các quan hệ xã hội b- Giới tự nhiên c- Khoa học kỷ thuật d- Thượng đế Câu 21 : Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là a- Tính thực tại khách quan b- Tính quy luật c- Vận động d- Không thể nhận thức được Câu 22 : Trong các dạng vận động dưới đay dạng vận động nào được xem là sự phát triển ? a- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm b- Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B c- Tư duy trong quá trình học tập d- Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó Câu 23: Phát ttriển là quá trình diễn ra: a- Theo đường vòng khép kín
- b- Theo đường pa ra bôn c- Theo đường thẳng tắp d- Theo đường quanh co, khúc khuỷu, phức tạp có khi có bước thụt lùi tạm thời Câu 24: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là : a- Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán b- Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng c- Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau d- Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng Câu 25: Trong những cặp khái niệm dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học : a- Trắng - đen b- Trên - dưới c- Tiến bộ - lạc hậu d- To - nhỏ Câu 26: Hãy chỉ lượng của các ví dụ sau : a- Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63.54ĐVC, nhiệt độ nóng chảy là 10530c... b- Đến 16/8/2006 dân số Việt Nam đạt 84 triệu người c- ớt cay d- Bạn A là học sinh chăm ngoan Câu 27: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là : a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng Câu 28: Hãy chỉ rõ những VD sau đây VD nào là phủ định biện chứng Để hội nhập về văn hóa với thế giới chúng ta cần : a- Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa thời phong kiến b- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc c- Tiếp thu tất cả các nền văn hóa của thế giới d- Phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Câu 29: Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên do a- Trí tuệ con người tạo ra b- thượng đế tạo ra c- Tự có, luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng d- Thần trụ trời tạo ra Câu 30: Trong lời kêu goi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết :"Giờ cứu nước đã đến. Ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta " nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn : a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức II/ TỰ LUẬN ( 4 điểm )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
18 Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 - Hidro-Oxi-Không khí
70 p | 2291 | 494
-
18 Đề kiểm tra HK1 Công nghệ 8 (2012 - 2013) - Kèm đáp án
74 p | 865 | 103
-
Đề kiểm tra 1 tiết số học lớp 6 trường Đa Tốn
4 p | 193 | 24
-
Đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 6 tuần 18 tiết 18 năm học 2012-2013
6 p | 152 | 24
-
Bài 18: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 586 | 19
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 BÀI 15-17-18
11 p | 265 | 18
-
Bộ 18 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
90 p | 133 | 15
-
Giáo án bài 18: Câu nghi vấn - Ngữ văn 8
7 p | 402 | 15
-
Giáo án đại số lớp 6 - Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT
8 p | 154 | 10
-
Giáo án đại số lớp 9 - Tiết 18 TRA 1 TIẾTKIỂM
4 p | 136 | 9
-
giáo trình vật lý lớp 10 tiết 18 tuần 9
0 p | 105 | 8
-
Tiết 17+18: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
2 p | 257 | 6
-
Giáo án vật lý lớp 6 - Tiết 18 & 19
7 p | 136 | 6
-
18 Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa chương 2 lớp 10 có đáp án
54 p | 100 | 5
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Toán lớp 9 - (Kèm đáp án) đề số 18
3 p | 63 | 4
-
Giáo án bài 1: Từ ghép - Ngữ văn 7 - GV.Thái Sương
4 p | 141 | 4
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Trả bài tập làm văn số 1 - GV: Nguyễn Kim Loan
6 p | 154 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn