intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

20 cách trò chuyện cùng bé yêu (P.1)

Chia sẻ: Sa Sadf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách chúng ta nói chuyện với con nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến việc học hỏi của trẻ cũng như khả năng bé lắng nghe lời cha mẹ.Chúng ta vẫn đang định hình cho con về cách ứng phó và hành vi ứng xử trong cuộc sống và cách cha mẹ nói chuyện với con cũng là một phần của vấn đề này. Các bé sẽ nhìn vào cách cha mẹ nói chuyện với chúng và với những người xung quanh để bắt chước theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 20 cách trò chuyện cùng bé yêu (P.1)

  1. 20 cách trò chuyện cùng bé yêu (P.1) Cách chúng ta nói chuyện với con nhỏ có ảnh hưởng rất lớn đến việc học hỏi của trẻ cũng như khả năng bé lắng nghe lời cha mẹ. Chúng ta vẫn đang định hình cho con về cách ứng phó và hành vi ứng xử trong cuộc sống và cách cha mẹ nói chuyện với con cũng là một phần của vấn đề này. Các bé sẽ nhìn vào cách cha mẹ nói chuyện với chúng và với những người xung quanh để bắt chước theo. Nhìn chung, có 3 cách khác nhau để cha mẹ giao tiếp với con. Đầu tiên là cách cha mẹ tỏ ra gay gắt với trẻ. Cha mẹ sẽ la mắng nhiều, làm cho trẻ thấy chán nản và dùng lời lẽ phản bác lại. Trẻ sẽ phản ứng theo nhiều cách khác nhau, phần lớn là làm cha mẹ tức giận hơn nữa, cảm thấy sợ hãi, hét lại cha mẹ và phớt lờ mệnh lệnh mà cha mẹ không ngừng đưa ra. Hình thức thứ hai phổ biến là giao tiếp thụ động. Cha mẹ sẽ góp ý nhẹ
  2. nhàng, dùng lời lẽ và giọng điệu răn đe với con khi thấy con chạy lung tung và phạt con ngay tức khắc. Thật không may là những cha mẹ thuộc tuýp này quá thụ động đến nỗi thi thoảng, khi họ cảm thấy dồn nén quá sức chịu đựng vậy là họ đột ngột chuyển sang cách đối xử gay gắt với con. Cuối cùng, cách thứ ba là giao tiếp quyết đoán. Đây là cách giao tiếp với trẻ hiệu quả nhất, phù hợp với mọi độ tuổi. Giao tiếp quyết đoán nghĩa là cần kiên định, nhất quán, rõ ràng, lạc quan, nồng nhiệt và tự tin. Giao tiếp quyết đoán thực sự là một kĩ năng, cách giao tiếp này cho con bạn biết rằng cha mẹ biết con sắp nói chuyện với trẻ và trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe. Sau đây là 20 mẹo hiệu quả để cải thiện cách nói chuyện với bé: 1. Gọi con bằng tên: Ai cũng thích được nghe gọi đúng tên của mình. Trẻ con cũng thế, gọi bằng tên còn thu hút được sự chú ý của trẻ khi bạn muốn truyền thông điệp đến bé. Ví dụ: “Nam, con đi ra kia lấy cho mẹ cái này đi”. Trẻ nhỏ thường chỉ tập được vào một việc trong một lúc. Hãy gọi tên con cho đến khi bé thật sự chú ý vào những điều bạn sắp nói. Ví dụ: “Bé Mi ơi (chờ cho đến khi bé ngừng chơi với bóng và nhìn bạn) 10 phút nữa là đến giờ ăn rồi đó con”.
  3. 2. Dùng lời nói tích cực: Bạn không nên lúc nào cũng dùng các từ như “Không” hay “Đừng”. Chắc chắn rằng khi chúng ta nói “Con không được làm vỡ ly” hay “Con không được chạy trong đó” hoặc “Con không được làm rơi áo xuống đất”, con bạn đã hình dung được việc đó và ghi vào trí nhớ. Cứ nhiều lần như vậy, bé thể nào cũng sẽ làm vỡ ly! Thay vào đó, hãy nói những gì bạn muốn bé thực hiện. Chằng hạn như “Con đi chậm trong đó thôi nhé!” hay “Giữ chắc cái ly này nha con, nó đặc biệt lắm đấy”, “Giữ chặt áo để nó không rơi con nhé”. Việc này cần bạn phải suy nghĩ và luyện tập nhưng nó sẽ rất hữu ích nhưng rất đáng để bạn cố gắng. Hãy cố gắng loại bỏ những từ ngữ chế nhạo bé (ví dụ: “Bé Bi mập quá nè!”) hay những từ ngữ la mắng bé (“Sao con hư quá vậy!”) hay những lời làm bé cảm thấy xấu hổ (“Hôm nay mẹ rất xấu hổ!”). Những lời nói như vậy chẳng những không có tác dụng ngoài việc khiến trẻ cảm thấy mình vô dụng. Thông thường, trẻ sẽ tránh giao tiếp với những ai dùng lời lẽ này với chúng và bắt đầu cảm thấy tự ti về bản thân. Những lời nói tích cực và tốt đẹp sẽ giúp con bạn thêm tự tin, vui vẻ, giúp bé xử sự hay hơn, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn để đạt được thành công. Bé sẽ học cách bắt chước người lớn cũng biết tỏ lòng ngưỡng mộ và tán dương những người khác.
  4. Những lời nói tích cực có thể là: “Mẹ rất vui vì con đã nhớ thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong”, “Cảm ơn con đã giúp mẹ dọn chỗ này nhé”, “Mẹ thấy rất vui vì con đã biết nhường nhịn em”. 3. Giao tiếp với con bằng mắt. Để có thể giao tiếp với bé bằng mắt, có thể bạn cần cúi thấp đến ngang tầm với con hoặc cùng ngồi vào bàn với con. Khi nói chuyện cùng bé, hành động này còn cho bé biết bé nên làm gì. Đây không chỉ là một đức tính tốt mà còn giúp con cái với cha mẹ lắng nghe nhau. Hãy gọi tên bé cho đến lúc bé nhìn lại bạn, đặc biệt trước khi bạn chỉ dẫn cho bé làm điều gì. Điều quan trọng là bạn phải thấy được rằng bé đang chú ý lắng nghe mình. Bạn cũng nên tập cho bé thái độ tương tự khi nói chuyện với người khác. 4. Dùng âm lượng phù hợp: Khi dạy học trong lớp, tôi (tác giả) từng nghe tiếng cô giáo ở lớp bên lúc nào cũng hét lên. Các học sinh đều phải đeo nút tai và thậm chí bịt chặt tai để không còn nghe thấy âm thanh nào hết. Cô giáo đó luôn cố hét lên để át tiếng của học sinh, điều đó thật kinh khủng! Vì vậy, ở nhà, bạn đừng bao giờ nạt lại con khi bé đang la hét. Hãy nói
  5. chuyện với bé khi bé đã lấy lại bình tĩnh. Nếu bình thường bạn nói với âm lượng phù hợp thì vào tình huống khẩn cấp, khi cha mẹ to tiếng, bé sẽ nhận ra ngay. Bé sẽ tự động ngồi xuống và lắng nghe bạn vì đây không phải việc thường xuyên diễn ra. Những mệnh lệnh hoặc sai khiến bằng cách hét lên từ một căn phòng khác có thể dẫn đến bệnh điếc nếu việc đó diễn ra lâu dài, ví dụ như hét lên từ nhà bếp “Tắt tivi đi con” hay “Nhanh lên và mặc quần áo vào” sẽ tạo ấn tượng bạn là người bận rộn và không thật sự nghiêm khắc. Hãy bước vào phòng, chơi cùng bé trong 1-2 phút và chờ đến lúc bé tạm dừng tay để trò chuyện với bé hiệu quả hơn. Chính lúc này là bạn đang tập cho con thái độ tôn trọng khi bắt đầu câu chuyện và nhẹ nhàng bảo ban con, vì vậy con sẽ hiểu được ý bạn rõ ràng. 5. Đưa ra nhiều lựa chọn và lựa chọn thay thế: Khi bạn muốn trẻ phối hợp cùng bạn, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu trẻ hiểu được lý do tại sao bé phải làm như vậy và việc đó có ích như thế nào đối với bé. Bé hiểu được tầm quan trọng khi nghe lời chỉ dạy của cha mẹ. Ví dụ: “Khi con mặc xong quần áo, con có thể được đi chơi với bố”, “Con muốn mặc quần nào, màu đỏ hay màu xanh?”, “Khi con làm bài tập về nhà xong, con được phép xem TV”, “Con muốn đọc quyển sách
  6. nào?” “Khi con thay quần áo đi học xong, con sẽ được chơi đồ chơi”. Bằng cách dùng những từ ngữ như “khi” và “cái nào” làm cho trẻ cảm giác rằng bé được lựa chọn, ngay cả trong trường hợp trẻ không thể nài nỉ. Cách này sẽ còn hiệu quả hơn khi bạn dùng từ “nếu”. Tương tự, hãy cho bé tham gia cùng bạn giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như thay vì nói “Đừng vứt xe đồ chơi của con ở đó”, hãy tập nói “Con hãy nghĩ xem chỗ nào thích hợp để cất những chiếc xe đồ chơi này đi để chúng được an toàn. Hãy nói với mẹ khi con đã tìm ra nơi cất nhé”. Hãy cố đưa ra nhiều phương án thay vì từ chối thằng thừng với bé. Ví dụ thay vì nói “Con chưa quen dùng bút chì màu đâu” bạn hãy nói: “Con có thể vẽ bằng màu sáp được đấy”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2