intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

20 câu hỏi hóa phân tích

Chia sẻ: Thien Kiet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

970
lượt xem
104
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết '20 câu hỏi hóa phân tích', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 20 câu hỏi hóa phân tích

  1. Hóa phân tích Câu 1 : Thế nào là một quá trình phân tích? Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành, những điểm gì đáng lưu ý Quá trình phân tích bao gồm các bước: Lấy mẫu -> bảo quản mẫu -> chuẩn bị mẫu ( phải xem phương pháp nào thích hợp) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng, khả năng vật tư, thiết bị và dụng cụ mà l ựa chọn các phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích phù hợp. * Nguyên tắc chung Lấy mẫu là một khâu rất quan trọng để nhận được chính xác các thông tin về môi trường. Sai sót trong việc lấy mẫu sẽ ảnh hưởng đến kết quả quan tr ắc và phân tích. Mục tiêu của việc lấy mẫu là chọn một phần thể tích mẫu đủ nhỏ để vận chuyển được và xử lý trong phòng thí nghiệm mà vẫn đảm bảo thể hiện và đại diện được chính xác thành phần các chất tại địa điểm lấy mẫu. Tùy thuộc vào mục đích lấy mẫu để phân tích lý hóa học hay để phân tích vi sinh, đặc điểm nguồn nước mà lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp. Mẫu lấy phải đáp ứng được các yêu cầu của chương trình lấy mẫu, xử lý mẫu và đủ để phân tích * Bảo quản và vận chuyển mẫu Các loại nước thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác đ ộng hóa lý và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích. Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích. Trong mọi trường hợp cần phải hết sức chú ý làm giảm các tác động đến mẫu và phân tích mẫu càng sớm càng tốt, nhất là khi cần phải phân tích nhiều thông số. Việc lưu giữ mẫu trong thời gian dài chỉ có thể được với một số hạn chế các số cần định. thông xác Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp lưu giữ mẫu tốt, tuy nhiên không có những quy tắc tuyệt đối nào dùng cho mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh ngoại lệ. mà không có Mọi trường hợp, phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với kỹ thuật phân tích tiếp sau. Chuẩn bị các bình chứa: - Các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu cần được vệ sinh kỹ để giảm khả năng nhiễm bẩn, cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào thành phần phân tích. Nạp mẫu vào bình chứa
  2. - Các mẫu dùng để xác định các thông số lý, hóa học cần nạp mẫu đ ầy bình và đậy nút sao cho không có không khí ở trên mẫu. Điều đó hạn chế tương tác với pha khí và sự lắc khi vận chuyển. - Các mẫu dùng để xác định vi sinh vật thì không được nạp đầy mà cần đ ể một khoảng không khí sau khi đậy nút. - Bình chứa những mẫu phải bị đông lạnh thì khi bảo quản không được nạp đầy. Làm lạnh và đông mẫu (với các mẫu nước) - Mẫu cần giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy. Làm lạnh hoặc đông lạnh chỉ có tác dụng nếu thực hiện ngay sau khi lấy mẫu. Làm lạnh không thể xem là biện pháp bảo quản lâu dài. - Nói chung đông lạnh cho phép kéo dài thời gian bảo quản mẫu. Tuy nhiên c ần kiểm tra kỹ thuật đông lạnh và làm tan để đảm bảo mẫu trở lại trạng thái cân bằng như ban đầu trước khi phân tích. - Bình bằng thủy tinh không thích hợp để đông lạnh. Các mẫu vi sinh không được làm đông lạnh. Bổ sung chất bảo quản - Một số yếu tố vật lý, hóa học có thể ổn định bằng cách cho thêm hóa chất trực tiếp vào mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu. - Nhiều hóa chất, ở nhiều nồng độ khác nhau đã được kiến nghị dùng. Thông thường là: các axit, các dung dịch bazơ, các chất diệt sinh vật, các thuốc thử đặc biệt cần bảo quản một số thành phần nhất định… *) Vận chuyển mẫu - Các bình chứa mẫu cần được bảo vệ và làm kín để chúng không bị hỏng hoặc gây mất mát một phần mẫu trong khi vận chuyển. Cần đóng gói để bảo vệ các bình chứa khỏi bị nhiễm bẩn từ bên ngoài và bị vỡ. Vật liệu đóng gói không được là nguồn nhiễm bẩn. - Trong khi vận chuyển các mẫu cầu được giữ lạnh và tránh ánh sáng. Nếu có thể thì đặt mỗi mẫu trong một vỏ riêng không thấm nước - Nếu thời gian vận chuyển vượt quá thời gian bảo quản cho phép thì vẫn phân tích mẫu và cần báo rõ thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích sau khi đã tham khảo ý kiến người giám định kết quả. Câu 2: Cho biết cách tính nồng độ %, nồng độ phân tử của một chất? Td: hòa tan 50g NaOH trong 300ml nước biết Na= 23, O=16, H=1 - Nồng độ phần trăm (theo khối lượng) số gam chất tan có trong 100gam dung dịch – ký hiệu là C%. Ví dụ: NaCl 20% có nghĩa có 20g NaCl trong 100g (ml) nước nguyên chất.
  3. - Nồng độ mol/l (nồng độ M): số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. - Nồng độ đương lượng: (nồng độ N): số mol đương lượng chất tan có trong 1lít dung dịch hay số đương lượng gam chất tan có trong 1lít dung dịch. Câu 3: Trình bày ngắn gọn các nguyên tắc phân tích thể tích mà các bạn đã biết qua? Dựa vào bản chất của phản ứng trong phân tích thể tích có thể phân loại các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp trung hòa: dựa vào phản ứng giữa axit - bazơ để đ ịnh l ượng tr ực tiếp hay gián tiếp axit, bazơ, muối. - Phương pháp oxy hóa – khử: dựa vào phản ứng oxy hóa – khử để định lượng các nguyên tố chuyển tiếp, một số chất hữu cơ và có thể định lượng một cách gián tiếp các anion vô cơ.
  4. - Phương pháp kết tủa: dựa vào phản ứng tạo thành các hợp chất kết tủa (hợp chất ít tan). - Phương pháp tạo phức: dựa vào phản ứng tạo phức chất của chất cần phân tích và thuốc thử. Nó định lượng được đa số các cation kim loại và một số anion. Thuốc thử được dùng nhiều nhất là Complexon. Câu 4: Cho biết cách xác định hàm lượng SS và TSS trong nước ô nhiễm? Vì SS và TSS trong nước ô nhiễm là những chất không tan nên không thể s ử dụng phương pháp phân tích thể tích được. Người ta sử dụng phương pháp phân tích trọng lượng để xác định SS và TSS Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định lượng hóa học dựa vào việc cân khối lượng sản phẩm được tách ra bằng phản ứng kết tủa đ ể tìm được hàm lượng của chất cần phân tích hay cần định lượng. Nói chung một quy trình phân tích thường được tiến hành qua các giai đoạn: - Lấy mẫu phân tích, đưa mẫu vào dạng dung dịch. - Tạo kết tủa: thực hiện phản ứng tạo ra kết tủa. - Tách kết tủa ra khỏi dung dịch (gạn, lọc, …). - Làm sạch kết tủa. - Sấy, nung, còn kết tủa thu được. 5. Trình bày ngắn gọn về nguyên tắc của pp phân tích đã học? Có 5 phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích thể tích:  Phân tích thể tích là phương pháp xác định hàm lượng các chất dựa vào thể tích dung dịch thuốc thử đã biết nồng độ chính xác( trong phân tích goi là dung dịch
  5. chuẩn) thêm từ buret vào dung dịch chất cần xác định( để trong bình nón) cho đến khi chúng pư vừa đử với nhau trong phản ứng hóa học: X+ R = C + D Từ thể tích thuốc thử R có nồng độ đã biết và lượng mẫu( có chứa chất X), xác định được hàm lượng của chất X. Thêm từ từ thuốc thử R vào chất X gọi là sự chuẩn độ(trong thực tế cũng có khi dung dịch cần định lượng X được rót vào buret, dung dịch R để ở dưới bình nón). Thời điểm đã thêm lượng thuốc thử R vừa đủ tác dụng với toàn bộ chất xác định X gọi là điểm tương đương.Để xác định điểm tương đương, người ta dùng những chất ngây ra những hiện tượng mà ta có thể quan sát được = mắt (như sự đổi màu, sự kết tủa…) xảy ra ở lân cận điểm tương đương gọi là chất chỉ thị. Thời điểm tại đó ta kết thúc chuẩn độ gọi là điểm cuối.Điểm cuối thường trùng với điểm tương đương và gây ra sai số chuẩn độ. Sai số chuẩn độ do 2 lý do: sử dụng chất chỉ thị không thích hợp, kỹ thuật chuẩn độ. Các pư chuẩn độ dùng trong pp phân tích thể tích phải thỏa mãn các yêu cầu sau: − Pư phải xảy ra theo đúng tỷ lệ hợp thức. − Pư phải có hằng số cân bằng đử lớn. − Chọn được chất chỉ thị thích hợp. − Vận tốc pư phải đử lớn. Phân loại pp ptich thể tích theo pư chuẩn độ gồm 4 pp: − Pư acid- base:pư định lượng là pư trao đổi proton hay pư acid- base( vd: CH3COOH + NaOH = CH3COONa + H2O) − PP oxi- hóa khử; pư định lượng là pư là pư trao đổi điện tử giữa chất oxy hóa và chất khử.( vd: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 => 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O) − Pp kết tủa: dựa vào pư tạo thành chất kết tủa giữa thuốc thử và chất cần xác định( vd: NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3) − Pp tạo phức:dựa vào pư tạo phức chất giữa thuốc thử và chất cần xác định. Phương pháp khối lượng:  Là pp định lượng hòa học trong đó người ta đo chính xác = cách cân khối lượng của chất cần xác định hoặc những hợp phần của nó đã được tách ra ở trạng thái tinh khiết hóa học hoặc dưới dạng hộp chất có thành phần biết trước. mX + nR = XmRn phải cho vừa đủ dư thuốc thử R để hạn chế sự tan của kết tủa XmRn(dạng kết tủa) XmRn được lọc, rửa, nung để chuyển hóa thành dạng XaTb( dạng cân). Điều kiện: − Dạng kết tủa: phải là chất có tích số tan nhỏ để pư xảy ra có tính định lượng;dạng kết tủa phải dễ lọc và “tinh khiết” sau khi rửa. − Dạng cân: phải là chất k hút ẩm trong điều kiện mt pư; có thành phần hóa học đúng với công thức hh; có phân tử lượng lớn. Công thức tính hàm lượng chất kết tủa:
  6. − Hệ số chuyển F: là tỷ số giữa khối lượng mol của chất cần xác định( nhân với hệ số tương ứng) và khối lượng mol của dạng cân. Ý nghĩa nó cho biết cứ 1g dạng cân có F gam chát cần xác định. Nếu 1 chất có nhiều dạng cân, dạng cân nào có F càng nhỏ càng tốt vì khi đó giảm tới mức thấp nhất ah của các sai số thực nghiệm đến kết quả cuối cùng. a*F − X= *100 G Phương pháp phân tích điện hóa:  Phương pháp phân tích quang phổ: tài liệu của cô  Phương pháp phân tích sắc ký:  6. Tại sao ta phải xác định hàm lượng của Ca2+và Mg2+ có trong nước? Sự có mặt của Ca2+ và Mg2+ có trong nước: Độ cứng Đức: 1g CaO/100 lít nước (1o Đức). Độ cứng pháp: 1g CaCO3/100 lít nước(1o Pháp). Lượng ion canxi và magie tương đương với lượng muối cacbonat và hidro cacbonat (bicacbonat) được gọi là độ cứng cacbonat. Lượng ion canxi và magie tương ứng với các anion của các axit vô cơ mạnh như clorua, sunphát và nitrat là độ cứng phi cacbonat. Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Độ cứng vĩnh cữu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Độ cứng vĩnh cửu của nước thường rất khó xử lý và tạo ra nhiều hậu quả kinh tế cho việc sử dụng chúng. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước: Độ cứng (mg CaCO3/lit) = 2,497 Ca (mg/l) + 4,118 Mg (mg/l) Chỉ số pH liên quan đến độ cứng và độ kềm của nước. Khi độ cứng và độ kềm ổn định, độ pH ít thay đổi. Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương l ượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3. Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm. Ta phải xác định hàm lượng Ca2+ và Mg2+ có trong nước vì: Tác hại của nước cứng Độ cứng vĩnh viễn của nước ít ảnh hưởng đến sinh vật trừ phi nó quá cao, ngược lại, độ cứng tạm thời lại có ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là vì thành phần chính tạo ra độ cứng tạm thời là các muối bicarbonat Ca và Mg: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2, chúng là các muối hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn
  7. định, không bền. Chúng dễ dàng bị phân hủy thành CaCO3, MgCO3 là các muối kết tủa: Ca(HCO3)2 => CaCO3 + H2O + CO2 Mg(HCO3)2 => MgCO3 + H2O + CO2 Khi phản ứng phân hủy xảy ra trong cơ thể sinh vật, các muối này kết tủa trong cơ thể sinh vật sẽ gây hại không nhỏ. Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch. Lưu ý là các muối CaCO3 và MgCO3 là các muối kết tủa và chúng không thấm qua niêm mạc hệ tiêu hóa của chúng ta được, chỉ các muối hòa ta mới thấm được thôi. Vì vậy nước cứng chỉ có tác hại do các muối bicarbonat. Tác hại của nước cứng. Tạo kết tủa không tan với xà phòng khi dùng trong nước cứng. Dùng nước cứng nấu thức ăn làm thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị. Tạo lớp cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.xem Làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế. Có thể là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ. Cách làm mềm nước cứng. Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ các ion Ca2+và Mg2+trong nước cứng bằng cách chuyển những ion tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những ion khác Để thực hiện nguyên tắc trên , có hai phương pháp làm mềm nước :Hoá học và trao đổi ion Câu 7: Tùy vào từng thể rắn, lỏng, khí mà ta có cách pha mẫu khác nhau.  chất lỏng: đơn giản nhất chúng ta chỉ cần lấy mẫu và mang về phòng thí nghiệm phân tích, bước đầu chỉ loại bỏ rác, chất rắn lơ lửng…  chất khí: tùy vào mục đích cần phân tích mà ta có thể dùng dung dịch hấp thụ (dung dịch:( tùy vào chất mà có dung dịch hấp thụ riêng) khi cần phân tích 1 chất đặc trưng chúng ta phải dùng dung dịch cho phù hợp, mà dd mình dùng phải biết được thể tích và nồng độ chất hòa tan, sau khi lấy mẫu chất khí cho hòa tan vào dd rồi đem đi phân tích) hay giấy lọ( giấy lọc: chúng ta phải sấy giấy lọc trước khi thu chất khí, khi thu khí chất ô nhiễm sẽ dính lại trên giấy lọc rồi đem cân sẽ tính đ ược khối l ượng của chất ô nhiễm)  chất rắn ( điển hình là đất) ta phải hòa vào dd ( nước cất) cho nó hòa tan điều trong hỗn hợp, lưu ý đến độ pH (phụ thuộc vào axit, bazo) rồi đem đi phân tích ,lưu ý phải loại bỏ rác và chất lơ lửng không hòa tan. 8/ Xác định độ cứng cửa nước:
  8. Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca2+ và Mg2+ chiếm hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+ và 1 số ion kim loai kìm thổ khác….. Đơn vị đo độ cứng được dùng khác nhau ở nhiều nước. 1độ cứng Đức 1 dH = 10 mg CaO/L 1độ cứng Anh 1eH = 10 mgCaCO3/0,7L 1độ cứng Pháp 1 fH = 10 mg CaCO3/L 1độ cứng Mỹ 1 aH = 1 mg CaCO3/L 1 mEq/L = 5 fH 1 fH = 0,56 dH = 0,7 eH = 10 mg CaCO3/L 1 dH =1,786 fH =1,25 eH = 17,86 mgCaCO3/L = 10 mg CaO/L 1 eH = 1,438 fH = 0,8 dH = 14,38 mg CaCO3/L 1 mg CaCO3/L = 0,1 fH = 0,056 dH = 0,7 eH Một đơn vị khác cũng hay được dùng để đánh giá độ cứng là ppm (Parts Per Million). 1 dH = 17 ppm  Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ ...  Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua... chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền. Câu 9: Độ màu có đơn vị ( Platin-Coban, kí hiệu: Pt-Co), Để xác định màu của dung dịch nguyên tắc là dựa vào sự hấp phụ ánh sang của hợp chất màu có trong dung dịch, phương pháp xác định là phương pháp so màu, bằng thủ công so màu bằng mắt có giải chuẩn và 2 muối sẽ tạo nên thang màu đo, sau đó so dung dịch
  9. đó với thang màu sẽ cho kết quả nhưng cách này chỉ mang tính ước lượng, còn cách chính xác là dùng máy so màu cho kết quả chính xác hơn. Câu 10: Khi thực hiện quan trắc mức độ ô nhiễm của đoạn sông ( ví dụ sông SG) cách tiến hành. Quan trắc là sự đo đạc theo phương pháp chuẩn, quan sát, đánh giá và báo - cáo về chất lượng môi trường theo thời gian, không gian, tần suất quy định trong 1 thời gian dài, nhằm xác định hiện trạng và xu hướng biến đ ổi chất l ượng môi trường. Cách tiến hành: có tất cả là 6 bước - + Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi quan trắc: là nước mặt hay nước thải, phạm vi quan trắc phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, loại nguồn nước và tính phức tạp của dự án (nghiên cứu về đoạn sông bị ô nhiễm.) + Lựa chọn vị trí quan trắc cho sông phải lấy điểm đầu nguồn nước chảy vào thành phố và điểm cuối nguồn nước chảy ra khỏi thành phố như thế sẽ quan trắc tốt hơn( nếu sông đã ô nhiễm sẵn thì lấy ở vị trí nào cũng được) + lựa chọn những thông số quan trắc cho phù hợp với điều mình muốn quan trắc như: Thông số vật lý: SS, TDS, độ đục, màu…; Thông số hóa học: COD, BOD, Cl-, kim loại: Fe,Zn,Cu…; TBVTV, dầu mỡ, pH… + chuẩn bị dụng cụ vật liệu để lấy mẫu + tiến hành thu mẫu: . lấy mẫu và bảo quản mẫu(Thời gian quan tr ắc là do mình quy ết định lấy mẫu theo định kì nhất định.) . đem mẫu về phòng thí nghiệm bắt đ ầu phân tích(phân tích hàm lượng chất mình cần , xem sự diễn biến của chất đó, sau phân tích s ố liệu xem thử tăng hay giảm) + đánh giá chất lượng nước Câu 11: ý nghĩa pH trong đất là: pH ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất , pH trong đất dùng để đo độ chua, độ kiềm , ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sự phân bố các loài sinh vật sống trong đất, Đất thường có trị số pH từ 3 - 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5 ). Từ đó người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng . Như là đất có quá nhiều acid bón vôi đ ể trung hòa. + Để xác định pH trong đất : trước tiên phải chuyển đất về dạng dung dịch, ta sẽ lấy mẫu đất cho vào lọ xong cho nước vào lắc đ ều 1 thời gian đ ể những chất ảnh hưởng đến pH tan dần trong dung dịch sau đó mới đem đi đo pH(Sau khi cho vào lọ một số mẫu lắc mạnh nên được để lại cho 5 đến 10 phút để cho tất cả các chất hòa tan để hòa tan và để cho tất cả các phần cứng đ ể
  10. trầm tích.Sau đó, độ pH của dung dịch trên cặn lắng được đo bằng một cách tiêu chuẩn và được gọi là "đất pH"). được và tùy theo phương pháp mình chọn lựa, mà xử lý mẫu cho hợp lý. Ví dụ như dùng phương pháp so màu: Lấy 1 nhúm đất quậy cho tan trong 1 ít nước trung tính ( nước chưng cất) , sau đó xé 1 mảnh giấy quỳ, nhúng vào để yên 1 phút, giấy quỳ sẽ đổi màu. bạn để mảnh giấy quỳ đã đổi màu ấy trên mặt hộp sau đó so sánh màu sắc c ủa mảnh giấy với các mảng màu in trên mặt hộp, trùng màu nào thì bên cạnh có ghi số.. đó là độ pH của đất, Đất trung tính PH=7 pH nhỏ hơn 5 là đất có acid pH từ 6 tới 7 là tốt nhất cho rất nhiều loại cây trồng Câu 12: Hàm lượng khí (O2, H2S, NH3) hiện diện trong nước ( khí hòa tan trong nước) tùy thuộc vào yếu tố nhiệt độ, áp suất và cặn lắng. + Để oxy hóa các chất hữu cơ trong nguồn nước luôn xảy ra quá trình bổ sung lượng oxy mới. Nguồn bổ sung oxy là không khí. Chúng hòa tan vào nguồn nước qua mặt thoáng của nguồn nước. Ngoài ra còn có một lượng oxy bổ sung vào nước nguồn còn do quá trình quang hợp của thực vật sống trong nước,độ hòa tan của oxy phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ mặn của nước. Ví dụ:1. Để quá trình tự làm sạch diễn ra một cách bình thường ở nguồn nước thì cần phải có một lượng dự trữ oxy hòa tan (DO): Về mùa hè khi nhiệt độ của nước nguồn tăng, quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh hơn. Trong khi đó độ hòa tan của oxy vào nước lại giảm xuống. Vì vậy về mùa hè, độ thiếu hụt oxy tăng nhanh hơn so với mùa đông. Nhưng vào mùa đông nhiệt độ nước nguồn thấp nên độ hòa tan tăng, tuy nhiên với nhiệt độ thấp các vi khuẩn hiếu khí tham gia vào quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ sẽ hoạt động yếu. Do đó quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ xảy ra chậm chạp. Nói một cách khác, về mùa đông quá trình tự làm sạch của nước nguồn xảy ra một cách chậm chạp. ; 2. Khi nước có nhiệt độ cao, nước cùng với độ pH cao sẽ chuyển độc tố ammonia đã hoà tan trong nước từ dạng cực kỳ độc hại NH3 ----> NH4+ (ammonium)( ít nguy hiểm hơn) Ví dụ về cặn lắng: có nhiều BOD, COD… vsv phân hủy sử sụng nhiều DO nên giảm DO. Khi có tốc độ sử dụng DO nhiều hơn tốc độ hòa tan nên DO giảm đó là nguyên nhân làm nước ô nhiễm nặng. Ví dụ về áp suất: áp suất cao thì độ hòa tan chất khí tăng và ngược lại + Chất hòa tan trong nước nhiều nhất là NH3 ( vì tan vô hạn trong nước), tiếp theo là O2( vì hòa tan trong nước ở dạng bảo hòa) và cuối cùng là H2S( tan rất ít trong nước) NH3>O2>H2S Câu 13: Làm sao xác định hàm lượng Clo tìm thấy trong nước cấp tại hộ gia đình?
  11. Vì trong nước mặt lượng clo có rất ít, nên muốn xác định ta phải lấy mẫu v ề, làm cho nồng độ clo trong mẫu tăng lên, rồi cho cô cạn hoặc bốc hơi mẫu để thu phần có clo mới xác định đc. Câu 14: Sau khi pt mẫu nước ta nhận đc các kết quả sau đây CFe2+ = 2ppm, 3ppm, 4ppm Theo các bạn kết quả này có thể chấp nhận đc ko? Giải thích tại sao? Kết quả này không chấp nhận được vì giữa 2ppm và 4ppm có sự sai số quá lớn (2 lần) Sự sai số này do 2 lý do + Sai số khách quan: sai số dụng cụ + Fe2+ chuyển thành Fe3+ do oxi khí trời do chuyển thành dạng khác nên một phần mẫu sẽ bị thay đổi, kết quả xác định không còn chính xác. Câu 15: Làm thế nào để xác định độ cứng của nước? Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng muối canxi và magie trong nước vì các ion này sẽ kết tủa với 1 số khoáng trong nước tạo cặn trong nồi hơi, bình đun hoặc hệt thống dẫn nước Đơn vị đo: - Độ Đức (0dH): 10 dH = 10mg cao/l nước. - Độ Pháp (0f): 10f = 10mg CaCO3/l nước. - Độ Anh (0e): 10e = 10mg CaCO3/07l nước - Đông Âu (mgđl/l): 1mgđl/l = 2,80dH Nước cứng là do trong nước có chưa các cation canxi và magie. Những cation này thường có trong nước ngầm hoặc nước bề mặt chảy qua các khu vực có đá vôi. Khi phân loại nước cứng theo các anion kết hợp, ta có: - Độ cứng cacbonat là độ cứng của nước do các muối cacbonat ( CO 32- ) hoặc bicacbonat (HCO3-) của canxi và magie gây nên. Độ cứng này có thể xử lý dễ dàng sau khi đun nước sôi nên còn gọi là nước cừng tạm thời - Độ cứng phi cacbonat là độ cứng của nước do các muối sunfat (SO 42-) hoặc clorua ( Cl-) của canxi và magie gây nên. Độ cứng này còn lại sau khi đun sôi nước nên gọi là độ cứng vĩnh cửu Nếu tính đơn vị của độ cứng là số mg CaCO3 trong 1 lít nước thì ta có thể phân loại nước theo độ cứng như sau: - Nước mềm là nước có hàm lượng các muối cacbonat của các kim loại hóa trị +2 tính đổi ra nhỏ hơn 50 mg CaCO3/lít - Nước cứng trung bình là nước có hàm lượng muối quy đổi xấp xỉ 150 mg CaCO3/lít Nước quá cứng có hàm lượng muối quy đổi lớn hơn 300 mg CaCO3/lít 150 - 300mg CaCO3/l : nước cứng Có nhiều phương pháp khác nhau xác định độ cứng của nước - Xác định độ cứng tạm thời bằng dung dịch chuẩn axit clohidric
  12. Khi chuẩn độ mẫu nước bằng axit clohidric có mặt metyl da cam thì sẽ xảy ra sự phân hủy các hidrocacbonat là những muối gây nên độ cứng tạm thời của nước: Ca(HCO3)2 + 2H+  Ca2+ + 2H2O + 2CO2 Phương pháp xác định: dùng pipet hay ống đong lấy 100ml nước cần nghiên cứu cho vào bình nón thêm vào 2-3 giọt metyl da cam rồi chuẩn độ bằng dd HCl 0,1N đến khi xuất hiện màu da cam - Xác định độ cứng của nước bằng pp complexon Độ cứng của nước được biểu diễn bằng số mili đương lượng gam canxi và magie trong 1 lít nước. Việc xác định độ cứng chung được tiến hành bằng cách chuẩn độ complexon bằng dd EĐTA với chất chỉ thị eriocrom T đen hay crom xanh đen. Thông thường người ta xác định tổng lượng canxi và magie. Khi c ần thiết xác định riêng canxi và magie, đầu tiên người ta xác định tổng lượng c ủa chúng. Sau đó kết tủa canxi trong mẫu riêng ở dạng canxi oxalat và chuẩn lại ion magie. Canxi được xác định theo hiệu số. Khi có mặt 1 số tạp chất, qt phân tích sẽ thay đổi. Việc xác định riêng rẽ ion canxi và magie khi chúng cùng có mặt dựa trên vi ệc xác định hàm lượng chung của chúng bằng cách chuẩn độ một thể tích xác đ ịnh dung dịch phân tích bằng dd chuẩn EDTA với chất chỉ thị eriocrom T đen hay crom xanh đen axit sau đó xác định hàm lượng ion canxi trong mẫu riêng bằng cách chuẩn độ 1 thể tích xác định dd pt bằng dd chuẩn EDTA với chất chỉ th ị murexit Cách xác định: mẫu phân tích đc cho vào bình định mức, pha loãng bằng nc cất 2 lần đưa thể tích đến vạch mức và lắc đều. Dùng pipet lấy 1 thể tích dd trên cho vào bình nón, thêm 50ml nước cất 2 lần, 25ml dd đệm amoni, 2-3 giọt ericrom T đen hay crom xanh đen axit và chẩun độ bằng dd chuẩn EDTA đến khi màu đỏ nho của dd chuyển tahn2h xanh tím. Gần cuối cần tiến hành chuẩn độ chậm. Để chuẩn độ hỗn hợp ion canxi và magie tiêu tốn thể tích EDTA là V’EDTA Để xác định hàm lượng ion canxi lại lấy 1 thể tích xác định dd từ bình định mức trên cho vào bình nón thêm 5ml dd NaOH 20% đưa thể tích chung đến 100ml, thêm 30-40mg hỗn hợp murexit với natri clorua và chuẩn độ bằng dd chuẩn EDTA đến khi chuyển màu đỏ thành màu tím. Để chuẩn độ canxi tiêu tốn thể tích EDTA bằng V’’EDTA Cách tính: - Hàm lượng canxi: gCa2+ = ĐCa2+ V’’EDTA) NEDTAVc/1000VA - Hàm lượng magie: gMg2+ = ĐMg2+ (V’EDTA – V’’EDTA) NEDTAVc/1000VA Câu 16: Làm thế nào để phát hiện sự có mặt của Pb2+ có trong nước mặt * Cách tiến hành: - Phương thể pháp tích cromat Kết tủa cromat chì trong dung dịch axetat amoni đã được axit hoá bằng CH3COOH rồi hoà tan nó bằng hỗn hợp clorua (NaCl + HCl) sau đó thêm
  13. một lượng KI (không cho quá dư KI vì sẽ tạo nên kết tủa PbI2 có màu vàng ánh, làm cho việc phân biệt sự đổi màu của dung dịch trở nên rất khó khăn) vào dung dịch và chuẩn độ lượng I2 thoát ra bằng Na2S2O3. - 2Pb(CH3COO)2 + K2Cr2O7 + H2O = 2PbCrO4 + 2CH3COOK + 2CH3COOH - 2PbCrO4 + 4HCl = 2PbCl2 + H2Cr2O7 + H2O - H2Cr2O7 + 6KI + 12HCl = 2CrCl3 + 6KCl + 7H2O + 3I2 - 2Na2S2O3 + I2 = Na2S4O6 + 2NaI Chuẩn độ ngược Pb2+ bằng Zn2+: cho Pb2+ tác dụng với một lượng dư - chính xác EDTA đã biết nồng độ ở pH = 10. Sau đó chuẩn độ EDTA dư bằng Zn2+ với chỉ thị là ET-00. - Pb2+ + H2Y2- = PbY2- + 2H+ H2Y2- (dư) + Zn2+ = ZnY2- + 2H+ - ZnInd (đỏ nho) + H2Y2- = ZnY2- + HInd (xanh) - Chuẩn độ thay thế dùng ZnY2-, chỉ thị ET-00. - Do phức PbY2- bền hơn ZnY2- ở pH = 10 nên Pb2+ sẽ đẩy Zn2+ ra khỏi - phức ZnY2-. Sau đó, chuẩn Zn2+ sẽ xác định được Pb2+: - Pb2- + ZnY2- = Zn2+ + PbY2- ZnInd (đỏ nho) + H2Y2- = ZnY2- + HInd (xanh) - Câu 17: Làm thế nào để xác định hàm lượng SO42- và PO43- trong nước SO42- - Phương pháp trọng lượng dựa theo tính chất của SO4 2-: tạo thành BaSO4 với BaCl2 trong môi trường acid. Kết tủa được lọc, nung và cân hoặc sd đ ục kế hay quang kế ở bước sóng 420nm Ba2+ + SO42- -> BaSO4 - Các trở ngại: màu và các chất lơ lửng trong nước là trở ngại chính cho việc xác định sulfat, một số chất lơ lửng có thể loại bỏ bằng cách lọc, hàm lượng silica (SiO2.nH2O) trên 500mg/l cũng gây cản trở việc hình thành BaSO4 PO43- - Xác định hàm lượng ion PO43- với tác nhân khử là thiếc clorua (SnCl2), để phản ứng tạo phức màu giữa thuốc thử và ion phân tích xảy ra trong khoảng từ 5 đến 45 phút, đo mật độ quang ở bước sóng max là 690nm. Lựa chọn lượng phù hợp nhất để lấy với 10ml nước mẫu là 0.15ml SnCl2, tương đương với nồng độ 0.14g/l - Quy trình phân tích đề xuất như sau: (1). Lấy 10ml mẫu nước cần phân tích (nếu hàm lượng PO43- trong dung dịch lớn hơn 6mg/l phải pha loãng);(2).Thêm 0.5ml dung dịch amonimolipdat.(3). Lắc đều và để yên trong vòng 5 phút. (4). Thêm 0.15ml dung dịch SnCl2.(5). Để khoảng 15 phút rồi đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 690nm. Dựa vào đường chuẩn xác định nồng độ của PO43- trong dung dịch.
  14. Câu 18: Trong quy trình xử lý nước, làm thế nào để chỉnh pH? (điều chỉnh từ pH thấp lên pH cao) - Sử dụng bộ lọc trung hòa: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Ca (từ đá vôi) hoặc Mg (MgO) để nâng pH, vì Ca khi cho vào nước sẽ tạo thành CaCO3 kết tủa và Ca(OH)2 tan trong nước. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ. - Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích h ợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước. - Điều chỉnh pH bằng hoá chất: Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thường dùng bơm đ ịnh l ượng đ ể châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thật ra nâng pH dùng hóa chất có rất nhiều cách: Nước thải dùng NaOH là hiệu quả nhất.Về lưu lượng nhỏ thì nâng pH bằng vôi. . Câu 19: Làm thế nào phát hiện ra nước nhiễm As- - Không thể phát hiện được Asen có trong nguồn nước bằng mắt thường, vì Asen là một nguyên tố hoá học không màu, không mùi. - Phát hiện asen trong nước bằng cách dựa vào sự khử asen vô cơ thành khí asen (AsH3) bởi kim loại Zn và HCl. As2O3 + 6Zn + 12 HCl -> 2AsH3 + 6ZnCl2 + 3H2O H3AsO4 + 4Zn + 8HCl -> AsH3 + 4ZnCl2 + 4H2O Khí asen được giải phóng phản ứng với giấy phát hiện được thấm chất chỉ thị HgBr để tạo thành hỗn hợp halogen asen/thủy ngân (AsH 2HgBr), cho màu thay đổi tỉ lệ với nồng độ asen có trong mẫu. Phản ứng thay đổi màu diễn ra trong 30 phút bắt đầu màu trắng sang vàng rồi nâu vàng sang nâu. - Theo quy định của Bộ Y tế, nồng độ Asen trong nước không đ ược vượt quá 0,01mg/l lít nước ăn. Asen ngấm vào cơ thể qua đường uống một cách từ từ, không rầm rộ để người bệnh thấy khác thường mà đi khám ngay. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm loại nhiễm độc này thông qua các biểu hiện ngoài da như: rối loạn sắc tố (có những chấm nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân. Câu 20: Nguyên tắc xác định hàm lượng bụi trong kk Nguyên tắc cơ bản là lấy mẫu bụi trong không khí rồi xác định hàm l ượng và phân tích theo TCVN
  15. - Xác định lượng bụi lắng: dựa trên việc cân dụng cụ hứng mẫu có phủ chất bắt dính trước và sau khi lấy mẫu để xác định nhanh trong thời gian ko mưa. - Xác định hàm lượng bụi TST, PM10: cân lượng bụi trên fin l ọc sau khi l ọc xong 1 thể tích xác định, kết quả hàm lượng bụi trong kk được biểu thị bằng mg/m3 - Xác định hàm lượng chì trong không khí: bụi được thu góp trên fin lọc và được phân hủy bằng axit, mọi lượng chì có trên phin lọc được hòa tan vào dd và được phân tích bằng các pp để xác định nồng độ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2