YOMEDIA
ADSENSE
22 Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý lớp 6
369
lượt xem 66
download
lượt xem 66
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập kiến thức trước kỳ kiểm tra học kỳ sắp diễn ra. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 22 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 6 để đạt được kết quả cao trong kỳ kiểm tra này nhé.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 22 Đề kiểm tra HK1 môn Vật lý lớp 6
- PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN VẬT LÝ 6 Họ&Tên:.................................... Thời gian làm bài: 60 phút Lớp :.................... (40 câu trắc nghiệm) Giám Thị ĐIỄM NHẬN XÉT CỦA GV Mã đề thi LÝ 6 Chọn câu trả lời đúng nhất : Câu 1: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là: A. Kilômét (km) B. Milimét (mm) C. Centimét (cm) D. Mét (m) Câu 2: Giới hạn đo của thước là : A. 1 mét B. 1 milimét C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước D. Độ dài lớn nhất ghi trên thước Câu 3: 1 mét bằng A. 1000 milimét B. 100 đềximét C. 10 centimét D. 100 milimét Câu 4: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp để đo độ dài của vật nào nhất : A. Chiều dài của con đường đến trường B. Chiều cao của ngôi trường em C. Chiều rộng của quyển sách Vật lý 6 D. Chiều dài của cái bàn học. Câu 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là : A. Đặt thước vuông góc với chiều dài vật B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch số 0 D. Đặt thước tùy ý Câu 6: Khi đo kích thước của một sân bóng đá, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo được thuận lợi nhất: A. Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5 mm C. Thước dây có GHĐ 5m, ĐCNN 1 cm D. Thước cuộn có GHĐ 20 m , ĐCNN 2 cm. Câu 7: Một Inch bằng A. 2,54 m B. 2,54 cm C. 2,54 dm D. 2,54 mm Câu 8: Hãy chọn câu trả lời sai : “Một bình nước đang chứa 2lít nước. Đổ thêm vào 0,5lít nước, thể tích của nước chứa trong bình lúc này là : ” A. 2,5 lít B. 2,5 dm3 C. 25 cm3 D. 2500 cm3 Câu 9: Một hộp nhựa hình lập phương có cạnh là 2cm. Nếu đổ đầy nước vào hộp thì thể tích của nước sẽ gần bằng : A. 2 cm3 B. 4 cm3 C. 6 cm3 D. 8 cm 3 Câu 10: Để đo thể tích của một cái ổ khóa lớn hơn miệng bình chia độ đã có trong phòng thí nghiệm thì ta dùng: A. Bình chia độ B. Bình tràn C. Bình tràn kết hợp với bình chia độ D. Bình chứa Câu 11: Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, khi bỏ vào bình một viên sỏi thì nước trong bình dâng lên tới vạch 150ml. Thể tích của viên bi là : Trang 1/3 - Mã đề thi LÝ 6
- A. 150 cm3 B. 50 cm 3 C. 0,15 dm3 D. 100 ml Câu 12: Một lạng còn được gọi là một ……………. A. Miligam B. Héctôgam C. Gam D. Kilôgam Câu 13: ……………. có đơn vị là kilôgam A. Lượng B. Khối lượng C. Trọng lượng D. Trọng lực Câu 14: Khối lượng của một vật cho biết ……………. chứa trong vật. A. Trọng lượng B. Lượng chất C. Số lượng phần tử D. Thể tích Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau đây : A. Tấn > Tạ > Lạng > Kilôgam B. Kilôgam > Tấn > Lạng > Tạ C. Tấn > Tạ > Kilôgam > Lạng D. Lạng > Tấn > Tạ > Kilôgam Câu 16: Trên một hộp sữa Yomilk có ghi 200 gam, số đó chỉ A. Khối lượng sữa trong hộp B. Khối lượng đường trong hộp C. Khối lượng của hộp D. Thể tích của hộp Câu 17: Một chỉ vàng có khối lượng : A. 3,78 gam B. 3,78 kilôgam C. 3,78 lạng D. 3,78 miligam Câu 18: Chọn câu trả lời sai : “Một vật khi có lực tác dụng sẽ :” A. Thay đổi vận tốc B. Bị biến dạng C. Thay đổi chuyển động D. Không bị biến dạng và không thay đổi chuyển động Câu 19: Hai lực được gọi là cân bằng khi hai lực đó phải đặt lên cùng một vật và có A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều B. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều D. Độ mạnh khác nhau, khác phương, ngược chiều Câu 20: Khi bạn A kéo bạn B bằng một lực thì lực đó có : A. Phương AB, chiều từ A đến B B. Phương AB, chiều từ B đến A C. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A Câu 21: Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh một lực : A. Kéo B. Hút C. Đẩy D. Đàn hồi Câu 22: Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ: A. Chuyển động đều B. Chuyển động nhanh dần C. Đứng yên D. Quay tròn Câu 23: Một chiếc tàu ngầm lơ lửng trong nước là do : A. Các lực tác dụng vào tàu cân bằng nhau B. Các lực tác dụng vào tàu thay đổi liên tục làm tàu cân bằng C. Chịu tác dụng của lực hút của nước D. Chịu tác dụng của lực đẩy của nước Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Lực đàn hồi ……… vào độ biến dạng. Độ biến dạng càng ……thì lực đàn hồi càng ……….. A. Phụ thuộc / nhỏ / lớn B. Phụ thuộc / lớn / lớn C. Không phụ thuộc / nhỏ / nhỏ D. Không phụ thuộc / lớn / lớn Câu 25: Chọn phát biểu sai A. Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn B. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi cũng tăng gấp đôi C. Lực mà quả nặng tác dụng vào lò xo gọi là lực đàn hồi. D. Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng là lực đàn hồi. Trang 2/3 - Mã đề thi LÝ 6
- Câu 26: Công dụng chính của lực kế là A. Đo khối lượng vật B. Đo trọng lượng vật C. Đo lực D. Đo thể tích Câu 27: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 15N. Khối lượng của vật đó là : A. 150 gam B. 15 kilôgam C. 1,5 kilôgam D. 150 kilôgam Câu 28: Một con voi nặng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 25 N B. 2.500 N C. 250 N D. 25.000 N Câu 29: Thật ra, trọng lượng của quả cân 100gam chính xác là bao nhiêu ? A. 98 N B. 9,8 N C. 0,98 N D. 0,098 N Câu 30: Lực hút của Mặt trăng nhỏ hơn 6 lần so với lực hút của Trái đất. Một kiện hàng khi cân trên mặt đất có khối lượng là 120 kg . Khi ở trên mặt trăng, kiện hàng đó có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 200 N B. 20 N C. 7200 N D. 120 N Câu 31: Một vật có khối lượng m, thể tích V thì khối lượng riêng D của chất tạo nên vật đó được tính bởi công thức m V A. D = m.V B. D = 2 m.V C. D D. D V m 3 Câu 32: Một vật có khối lượng riêng là 2700 kg/m , trọng lượng riêng của vật đó là : 3 3 3 3 A. 270 N/m B. 2700 N/m C. 5400 N/m D. 27000 N/m Câu 33: Hãy tính khối lượng của một tảng đá có thể tích 0,25 m 3, biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3: A. 65 gam B. 650 kilôgam C. 1300 kilôgam D. 25 kilôgam 3 Câu 34: Một vật có khối lượng riêng là 7800 kg/m . Vật đó được làm bằng: A. Đồng B. Chì C. Sắt D. Nhôm Câu 35: Một người thợ hồ kéo trực tiếp một thùng gạch nặng 20kg từ dưới đất lên lầu. Người đó phải dùng lực tối thiểu là : A. 20 N B. 200 N C. 250 N D. 400 N Câu 36: Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để kéo vật lên ta thấy nhẹ nhàng hơn so với khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng là vì : A. Do tư thế kéo thoải mái hơn B. Lực dùng để kéo vật nhỏ hơn C. Do trọng lượng của vật giảm đi D. Do hướng kéo thay đổi Câu 37: Trường hợp nào sau đây không phải là mặt phẳng nghiêng A. Con dốc B. Thang dây C. Cầu tuột D. Máng trượt Câu 38: Người ta thường dùng ………… trong trường hợp lăn các thùng phuy từ mặt đường lên sàn xe. A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc động C. Ròng rọc cố định D. Đòn bẩy Câu 39: Khi làm các đường ôtô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngèo rất dài để làm giảm lực kéo của xe ôtô là dựa trên nguyên tắc : A. Đòn bẩy B. Mặt phẳng nghiêng C. Ròng rọc D. Giảm khối lượng Câu 40: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng nguyên tắc đòn bẩy : A. Cái bật nắp chai bia, nước ngọt B. Kéo nước từ dưới giếng lên bằng gầu C. Chơi xích đu D. Chơi cầu trượt ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi LÝ 6
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2012-2013 THỊ XÃ NINH HÒA Môn: VẬT LÝ lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1: (1,50 điểm) a. Hãy nêu tên hai loại thước đo độ dài mà em biết? b. Khi quan sát một cây thước mét, một bạn học sinh cho biết: số lớn nhất ghi trên thước là 100, giữa số 0 và số 2 trên thước có 10 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là xentimét. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Câu 2: (1,00 điểm) Em hãy cho biết, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là gì? Ký hiệu của đơn vị đó? Trên vỏ túi bột giặt OMO có ghi 500g. Số đó chỉ gì? Câu 3: (1,50 điểm) Một lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho ví dụ minh họa đối với từng trường hợp đó? Câu 4: (2,00 điểm) a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? b. Dùng mặt phẳng nghiêng ta có lợi như thế nào? Lấy một ví dụ trong thực tế có sử dụng mặt phẳng nghiêng. Câu 5: (2,00 điểm) Một vật có khối lượng 20kg, có thể tích bằng 0,025 mét khối. a. Tính khối lượng riêng của vật. b. Tính trọng lượng riêng của vật. Câu 6: (2,00 điểm) a. Lò xo là vật có tính chất gì? Vì sao? b. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0= 22cm. Treo một quả nặng vào lò xo, chiều dài của lò xo khi đó là l =24cm. Tính độ biến dạng của lò xo? --- HẾT --- (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)
- ĐỀ THI HỌC KÌ LỚP 6 – MÔN VẬT LÝ Năm học 2012 – 2013 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) ______________________________________________ Câu 1 : Lực kế là gì ? Cách cầm lực kế để đo trọng lượng của một vật ? Vì sao ? Câu 2 : Thế nào là hai lực cân bằng ? Khi ta treo một quả cân vào lò xo , vì sao một lúc sau lò xo đứng yên ? Có những lực nào tác dụng vào quả cân ? Câu 3 : Tại sao các đường dốc thường ngoằn ngòeo ? Câu 4 : Đo thể tích một lượng chất lỏng được 12,5 ml . Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ đó Câu 5 : Cho biết 8l dầu có khối lượng 6,4 kg a, Tính thể tích của 700 g dầu đó b, Tính trọng lượng của 800 ml chất đó ______Hết______
- Trường THCS Trần Quốc Toản KIỂM TRA HỌC KÌ I Họ và Tên : ………………………………………….…. Thời gian 45 phút Lớp : 6A…… Ngày 18 .tháng 12 năm 2012 I. TRẮC NGHIỆM ( 3điểm ) Câu 1. Công thức tính trọng lượng riêng là P V m A. d = B. d = . C. d= . D. m = D.V V P V Câu 2. Trọng lực là A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. B. lực hút của Trái Đất giữ cho mọi vật nằm yên trên mặt đất. C. lực cản của không khí. D. lực hút của một vật tác dụng lên Trái Đất. Câu 3. Trong các vật sau đây, vật biến dạng đàn hồi là A.một tờ giấy bị gập đôi . B. một sợi dây cao su bị kéo dãn vừa phải. C. một cành cây bị gãy. D. một ổ bánh mì bị bóp bẹp . Câu 4. Cách làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng là A. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. C.giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. B. tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. D. giảm chiều cao và tăng chiều dài Câu 5. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này, người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N; Hỏi tấm ván nào dài nhất? A. Tấm ván 1. B. Tấm ván 2. C. Tấm ván 3. D. Tấm ván 4. Câu 6. Đơn vị không để đo thể tích là A. cc. B. Niu-tơn. C. Mililít. D. mét khối. II. TỰ LUẬN ( 7điểm ) Câu 1.Hãy trình bày phương pháp đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ? Câu 2. Tại sao thả miếng gỗ vào nước thì nổi, thả miếng sắt vào nước lại chìm ? Câu 3. đổi các đơn vị sau a) 6,5m = ............... cm = ................. dam b) 9 lít = ............... m3 = ................. ml c) 0,3 kg = ............... g = ................ yến Câu 4. Một vật bằng nhôm có khối lượng 54 yến. a/Tính trọng lượng của vật đó. Nếu kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần 1 lực là bao nhiêu? b/ Tính thể tích của vật đó. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, của sắt 7800 kg/m3 ,của gỗ 800 kg/m3 , của nhôm 2700 kg/m3
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I: MÔN VẬT LÝ 6 I. Mục đích 1. Kiến thức: CH1: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng. CH2: Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. CH3: Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực. CH4: Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng). CH5: Nêu được ví dụ về một số lực. CH6: Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. CH7: Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. CH8: So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. CH9: Nêu được đơn vị đo lực. CH10: Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. CH11: Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m. CH12: Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng. Ch13: Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất CH14: Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường. CH15: Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 2. Kỹ năng: CH16: Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. CH17: Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. CH18: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. CH19: Đo được khối lượng bằng cân. CH20: Vận dụng được công thức P = 10m. CH21:Đo được lực bằng lực kế. Ch22: Tra được bảng khối lượng riêng của các chất. m P -CH23: Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản. V V CH24: Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó. II. Ma trận (Tiết 1 Tiết 16)
- 1/ Ma trận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ dài, đo thể CH1 CH17 CH18 CH17 tích Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm (%) 0,5 0.75 0,25 0,5 2,0(20%) 2. Khối lượng và CH2, CH6,CH12, CH12 CH23, CH23 lực CH5, CH19, CH20 CH7 CH23, CH20 Số câu 2 4 1 5 2 14 Số điểm(%) 0,5 1 0,75 1,25 2 5,5(55%) 3. Các Máy cơ đơn CH15 CH24 CH24 CH24 giản Số câu 1 1 2 1 5 Số điểm(%) 0,5 0,5 0,5 1 2,5(25%) Tổng số câu 5 7 12 24 Tổng số điểm 1,5 3 5.5 10đ Tỉ lệ % 15% 30% 55% 100% 2/ Tính số nội dung kiểm tra theo PPCT Trọng số của chủ Trọng số của Tổng số Lý Tỉ lệ Nội dung đề bài KT tiết thuyết LT VD LT VD LT VD 1. Đo độ dài, đo thể tích (25%) 4 4 2,8 1,2 70 30 17,5 7,5 2. Khối lượng và lực (55%) 9 7 4,9 4,1 54,4 45,6 29,9 25,1 3. Các Máy cơ đơn giản (20%) 3 2 1,4 1,6 46,7 53,3 9,3 10,7 Tổng 16 13 9,1 6,9 56,9 43,1 56,7 43,3 3/ Tính số câu hỏi cho mỗi chủ đề: Số lượng câu hỏi cần kiểm tra Điểm số Cấp độ Nội dung chủ đề Trọng số Tổng số TNKQ TL 1. Đo độ dài, đo thể tích 17,5 4,2 4 2 (0,5đ) 2(1,25đ) 1,75 đ Cấp độ 1, 2 2. Khối lượng và lực 29,9 7,1 7 6 (1,5đ) 1 (1.5đ) 3đ Lý thuyết 3. Các Máy cơ đơn giản 9,3 2,2 2 2 (1đ) 1đ 1. Đo độ dài, đo thể tích 7,5 1,8 2 1 (0,25đ) 1 (0.5đ) 0,75 đ Cấp độ 3, 4 2. Khối lượng và lực 25,1 6 5 (1,25 đ) 1 (1.25đ) 2,5 đ Vận dụng 3. Các Máy cơ đơn giản 10,7 2,6 3 2 (0,5 đ) 1 (0. 5đ) 1đ Tổng 100 24 20 (2 câu ghép) 4 10 đ III. Đề kiểm tra. A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 5 điểm ) I/ Hãy chọn đáp án đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án mà em đã chọn (3đ) 1. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo độ dài? a. Km. b. m. c. cc. d. mm.
- 2. Trên một chai nước khoáng có ghi 750ml. Số đó cho ta biết gì? a. Sức nặng của chai nước. C. Khối lượng của nước trong chai. b. Thể tích của nước trong chai. D. Thể tích của chai. 3. Đơn vị của trọng lượng riêng là: a. kg/m3 b. N/m3 c. N.m3 d. N/m3 4. Vì sao khi buông viên phấn ra khỏi tay thì viên phấn rơi xuống mặt đất? a. Vì sức đẩy của không khí đẩy viên phấn rơi xuống b. Vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên viên phấn. c. Vì do lực đẩy của tay đẩy viên phấn rơi xuống mặt đất. d. Vì không có sức cản của không khí. 5. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về trọng lượng của vật? a. Trọng lượng là cường độ của trọng lực. b. Trong lượng của vật tỉ lệ với khối lượng. c. Có thể xác định trọng lượng của vật bẳng lực kế d. Trọng lượng là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật. 6. Đơn vị nào trong các đơn vị sau không dùng để đo khối lượng? a. kg b. g c. lít d. lạng 7. Vì sao quyển sách nằm yên trên bàn? a. Vì không có lực tác dụng lên quyển sách. b. Vì quyển sách không hút Trái Đất. c. Vì Trái Đất không hút quyển sách. d. Vì quyển sách chịu tác dụng của các lực cân bằng. 3 8. Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m . Số đó cho biết gì? a. Cứ 1m3 sắt có trọng lượng 7800Kg/m3. c. Cứ 1m3 sắt có khối lượng 7800Kg/m3. 3 b. Cứ 1m sắt có trọng lượng 7800Kg. d. Cứ 1m3 sắt có khối lượng 7800Kg. 8. Một vật có trọng lượng là 25 kg thì trọng lượng tương ứng là: a. 2,5N b. 250N c. 2500N d. 25N 9. Dùng cân đòn có độ chia nhỏ nhất 50g để cân một vật, cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng? a. 510g b. 500g c. 5,1lạng d. 0,5Kg. 10.Nói sắt nặng hơn nhôm có nghĩa: a. Khối lượng sắt nặng hơn khối lượng nhôm. b. Trọng lượng sắt nặng hơn trọng lượng nhôm. c. Khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. d. Thể tích sắt lớn hơn thể tích nhôm. 11. Trong 4 cách sau: 1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng 3. Giảm độ dài mặt phẳng nghiêng 4. Tăng độ dài mặt phẳng nghiêng. Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? a. cách 2 và 4 b. cách 1 và 3 c. cách 2 và 3 d. cách 1 và 4. 12 Tác dụng của máy cơ đơn giản: a. Để hoàn thành công việc nhanh hơn. c. Để thực hiện công việc nhiều hơn. b. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn. d. Để vận chuyển các vật to. II. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây. (2đ) 13.Lực tác dụng lên một vật có thể làm ………………………………….. của vật đó hoặc làm nó biến dạng. 14.Để đo ……………............. chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong. 15. Khi kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có …………………….. ít nhất bằng ………………………….. của vật. 16. Một vật có trọng lượng 100N thì có khối lượng……………………. Nếu kéo vật đó lên cao bằng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo ………………………………. 17. Hai quả cầu có cùng thể tích, quả cầu thứ nhất có khối lượng gấp 2 lần quả cầu thứ hai thì khối lượng riêng quả cầu thứ nhất ……………………………………. khối lượng riêng quả cầu thứ hai. 18. 0,8 g/cm3=………………………..kg/m3. B. TỰ LUẬN: (5 đ) 19. a)(0,5 đ) Kết quả đo thể tích trong bảng báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: V= 15,4 cm3 Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng để thực hành?
- . b) (0,75đ) Điền số thích hợp vào chỗ trống: - 6 lít = ………………………m3 - 20km= ………………m - 200cc = ……………….m3 20. (0,75đ) Hãy nêu các bước tiến hành đo trọng lượng riêng của sỏi? 21. (2,0đ) Một cái cột bằng sắt có thể tích 2m3 và nặng 156 00kg. Tính: a. Trọng lượng của cái cột, trọng lượng riêng và khối lượng riêng của sắt. b Nếu một cái cột bằng sắt khác có thể tích 5m3 chiếc cột bằng sắt ở trên thì nó có khối lượng bằng bao nhiêu? 22. (1,0đ)Kéo một vật lên cao bằng 2 mặt phẳng nghiêng. Mặt phẳng nghiêng thứ nhất dài 10m cao 2m và mặt phẳng nghiêng thứ hai dài 6m cao 1,8 m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lực kéo vật lên nhỏ hơn? vì sao? IV. Đáp án A- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 5 điểm ) I/ Hãy chọn đáp án đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án mà em đã chọn (3đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án c b b b d c d d b b d b (12* 0,25 đ = 3 đ) II. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau đây. (2đ) 13. biến đổi chuyển động 14. thể tích 15. cường độ - trọng lượng 16. 10kg – nhỏ hơn 100N 17. gấp 2 lần 18. 800 (8*0,25 đ = 2 đ) 19.a) ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành V1= 15,4 cm3 là 0,1 cm3 hoặc 0,2 cm3 (0,25đ-0,25 đ) b) - 6 lít = 0,006 m3 (0,25 đ) - 20km= 20 000m (0,25 đ) 3 - 200cc = 0,0002 m (0,25 đ) 20. Các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo trọng lượng riêng của sỏi: - Lực kế: đo trọng lượng P ( hoặc cân khối lượng m, rồi tính P= 10m) (0,25 đ) - Bình chia độ: đo thể tích V của sỏi (0,25 đ) P - Tính trọng lượng riêng của sỏi: d (0,25 đ) V 21. Một cái cột bằng sắt có thể tích 2m3 và nặng 156 00kg. Tính: a. Trọng lượng của cái cột. P= 10 m = 156000 (N) (0,25 đ - 0,25 đ) Trọng lượng riêng của sắt: P d = 78 000 (N/m3) (0,25 đ- 0,25 đ) V Khối lượng riêng của sắt (0,25 đ-0,25 đ) m D 7800 ( kg / m 3 ) V b. Nếu một cái cột bằng sắt khác có thể tích 5m3 chiếc cột bằng sắt ở trên thì nó có khối lượng là: m= D.V = 7800.5= 39000 (kg) (0,5 đ) h1 2 22. (1,0 đ ) Ta thấy: 0, 2 (0,25 đ) l1 10 h2 1,8 0,3 (0,25 đ) l2 6
- h1 h2 => . Vậy mặt phẳng nghiêng dài 10m và cao 2m có độ nghiêng ít hơn nên ta kéo vật lên với lực kéo l1 l2 nhỏ hơn. (0,5 đ) V. Thống kê Từ 0 đến Từ 2 đến
- PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2012-2013 ĐỀCHÍNH THỨC Môn : Vật lí lớp 6 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm ) Điền cụm từ thích hợp vào dấu ......... Lực tác dụng lên một vật ....................... làm .................... chuyển động của vật hoặc làm ............................. Đơn vị của lực là ....................... Trọng lượng của quả cân 100g là ...................... Câu 2: ( 2 điểm ) Làm thế nào để đo khối lượng riêng của một quả nặng bằng thép ? Câu 3: ( 2 điểm ) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất và nêu ý nghĩa các chữ có trong công thức. Câu 4: ( 2 điểm ) Hãy nêu một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật vừa làm cho vật bị biến dạng, vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động. Câu 5: ( 2 điểm ) Tính khối lượng riêng ( theo đơn vị kg/m3 ) của một vật bằng nhôm biết vật có khối lượng là 135g, thể tích của vật là 50cm3. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Vật lí lớp 6 Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Điểm của bài thi được làm tròn đến 0,5đ sao cho có lợi cho học sinh. HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý. Câu 1: ( 2 điểm ). Học sinh điền đúng các cụm từ sau: . . . có thể . . . biến đổi . . . nó biến dạng. ( 1 điểm ). . . . Niutơn . . . 1N ( 1 điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ). - Dùng cân đo khối lượng m của quả nặng bằng thép. ( 0,5 điểm ). - Dùng bình chia độ để đo thể tích V của quả nặng bằng thép. ( 0,5 điểm ) m Tính được khối lượng riêng của quả nặng bằng thép dựa vào công thức: D (1 V điểm ). Câu 3: ( 2 điểm ). P - Công thức tính trọng lượng riêng của một chất: d ( 1 điểm ) V - Ý nghĩa các chữ có trong công thức: ( 1 điểm ) + d: Trọng lượng riêng của chất ( kg/m3 ). + P: Trọng lượng của chất ( kg ). + V: Thể tích của chất ( m3 ). Câu 4: ( 2 điểm ). Học sinh nêu được ví dụ, chấm 2 điểm. Câu 5: ( 2 điểm ). - Đổi đơn vị: m = 135g = 0,135kg. ( 0,5 điểm ) V = 50cm3 = 0,00005m3. ( 0,5 điểm ) - Áp dụng công thức tính khối lượng riêng : m 0,135 D 2700kg / m3 ( 1 điểm ) V 0, 00005
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn Vật lí lớp 6 I/ Mục tiêu: _ HS vận dụng những kiến thức đã được học trong chương cơ học vào làm bài kiểm tra _ Đánh giá kết quả học tập của học sinh _ Biết cách trình bày bài kiểm tra _ Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học II/ Chuẩn bị: 1. GV: Đề bài 2. HS: Dụng cụ học tập, kiến thức đã học III/ Tiến trình kiểm tra: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số 2. Phát đề Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: ( 4đ ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Để đo chiều dài của 1 vật ( khoảng 30cm ) nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây là phù hợp nhất ? A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm B. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 cm C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 cm Câu 2: Hai lực nào sau đây được gọi là 2 lực cân bằng ? A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên 2 vật khác nhau B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng 1 vật C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên 2 vật khác nhau D. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng 1 vật Câu 3: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ? A. Hai lò xo có chiều dài khác nhau, lò xo nào dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ C. Độ biến dạng của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ Câu 4: Khi kéo vật có khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng 1 lực có cường độ như thế nào ? A. Lực ít nhất bằng 1000 N C. Lực ít nhất bằng 10 N B. Lực ít nhất bằng 100 N D. Lực ít nhất bằng 1 N Câu 5: Đơn vị của trọng lượng riêng là gì ? A. N/m2 B. N/m3 C. N.m3 D. Kg/m3
- Câu 6: Một lít ( l ) bằng giá trị nào dưới đây ? A. 1 m3 B. 1 dm3 C. 1 cm3 D. 1 mm3 Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng ? A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10m Câu 8: Quả cân 900g có trọng lượng là bao nhiêu ? A. 0,9 N B. 9 N C. 90 N D. 900 N II/ Phần tự luận: ( 6đ ) Câu 9: ( 3đ ) Một vật có khối lượng 800g được treo vào một sợi dây không giãn, cố định a, Giải thích vì sao vật đứng yên ? b, Cắt sợi dây, vật rơi xuống, giải thích vì sao ? Câu 10: ( 3đ ) Mỗi hòn gạch “ hai lỗ “ có khối lượng 1,6kg, hòn gạch có thể tích 1300 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 190 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch ? 3/ Đáp án - thang điểm I/ Phần trắc nghiệm: ( 4đ ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C D B C B B C B II/ Phần tự luận: Câu 9: ( 3đ ) a, Vật đứng yên vì vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ( trọng lực và lực kéo của dây ) P = T = 8 N b, Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa trọng lực sẽ làm vật rơi xuống Câu 10: ( 3đ ) Tóm tắt: mgạch = 1,6 ( kg ) Vgạch = 1300 ( cm3 ) Vlỗ = 190 ( cm3 ) Tính: Dgạch , dgạch ? Giải: Thể tích thật của viên gạch ( không tính 2 lỗ ) là : V = 1300 - 2.190 = 1300 - 380 = 920 ( cm3 ) Đổi: 920 ( cm3 ) = 0,00092 ( m3 ) m Áp dụng công thức: m = V.D D = V Ta có : m 1.6 Dgạch = gach = 1739 ( kg/m3 ) V 0,00092
- Vì d = 10D . Nên ta có trọng lượng của gạch là : dgạch = 10.1739 = 17390 ( N/m3 )
- ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 6 HỌC KÌ I (Thời gian: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi: A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe. D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng. Câu 2. Đơn vị đo khối lượng riêng là: A. N/m3 . B. Kg/m2 . C. Kg. D. Kg/m3. Câu 3. Cầu thang là ví dụ máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây? A. Đòn bẩy. B. Mặt phẳng nghiêng. C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định. Câu 4. Dụng cụ dùng để đo lực là: A.. Cân. B. Bình chia độ. C. Lực kế. D. Thước dây. Câu5. Kéo vật trọng lượng 10N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 10N. B. Lực ít nhất bằng 1N. C. Lực ít nhất bằng 100N. D. Lực ít nhất bằng 1000N. Câu 6. Đơn vị đo trọng lượng riêng là: A : N/m3 B : Kg/m 2 C : Kg D : Kg/m 3 Câu 7. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của một chất? A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m Câu 8.. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 72 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? A. 74 cm. B. 70 cm. C. 2 cm. D. 72 cm. II. TỰ LUẬN (6 điểm). Bài1 (1điểm) Khi đo thể tích của một vật rắn không thâm nước, người ta thực hiện như sau: -Ban đầu đổ nước vào trong bình chia độ mực nước ở thể tích V1 = 50cm3. -Tiếp theo người ta thả vật rắn vào bình chia độ, mực nước dâng lên đến có chỉ V 2 = 85cm3 . Em hãy xác định thể tích của vật rắn đó ? Bài2 (1 điểm) Đường ô tô đi qua đèo thường là đường ngoằn nghèo. Tại sao người ta không làm đường thẳng? Hãy giải thích. Bài 3. (3 điểm) Một tảng đá có thể tích 1,2 m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2650kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá. Bài4: (1điểm) Cho bảng khối lượng riêng của một số chất. Khối lượng riêng Khối lượng riêng Chất Chất (kg/m3) (kg/m 3) Nhôm 2700 Thủy ngân 13600 Sắt 7800 Nước 1000 Chì 11300 Xăng 700 Một khối hình hộp (đặc) có kích thước là 20 cm x 10 cm x 5 cm, có khối lượng 7,8 kg. Hãy cho biết khối hộp đó được làm bằng chất gì? ------------Hết-----------------
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn