intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Những cặp vợ chồng trẻ thường có tâm lý lo lắng và loay hoay với núi thông tin khi lần đầu có con đi học lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1

  1. 3 cách giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1 "Những cặp vợ chồng trẻ thường có tâm lý lo lắng và loay hoay với núi thông tin khi lần đầu có con đi học lớp 1. Điều đó có thể dẫn đến ngợp thông tin và tạp thành áp lực đối với trẻ...". TS. Nguyễn Thị Hoa, giám đốc Trung tâm ứng dụng Tâm lý học - Viện Tâm lý học cho biết như vậy tại hội thảo "Hành trang cho trẻ đến trường" diễn ra tại Trường tiểu học Ban Mai, Hà Nội ngày 17/4. Theo TS. Nguyễn Thị Hoa, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học là bước then chốt trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Ở giai đoạn mới, trẻ bắt đầu chịu một số áp lực khi hình thành các thói quen học tập, tiếp thu kỹ năng sống thay vì chỉ vui chơi trước đây. Nếu thiếu thông tin và phương pháp phù hợp, sự quan tâm, lo lắng, kỳ vọng của cha mẹ vô hình tạo thêm một áp lực mới cho trẻ. Có những điều rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể... cũng có thể gây trở ngại, khó khăn cho bé nếu chưa thành thạo khi ngày đầu đến lớp. Nếu cha mẹ có chuẩn bị
  2. trước và lưu tâm giúp con trang bị những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp bé tự tin hơn rất nhiều. Giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1, không phải đơn giản.
  3. Tại hội thảo "Hành trang cho trẻ đến trường", nhiều nhà tâm lý đã đưa ra 3 lĩnh vực để cha mẹ giúp cho trẻ tự tin hơn khi vào lớp 1. Góc học tập không nên kê trong phòng ngủ Các bậc phụ huynh cần tạo góc học tập của trẻ đủ ánh sáng, yên tĩnh và không nên kê trong phòng ngủ của bé. Giúp trẻ chuẩn bị sẵn các đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi học bài. Đặc biệt, lúc này chắc chắn trẻ không thể tự học một mình. Ở lớp, trẻ đã nhận được những sự chỉ dẫn của giáo viên, song có thể trẻ không nhớ hết những gì được học. Để giúp trẻ, cha mẹ hãy tìm hiểu sách giáo khoa, chương trình và kế hoạch dạy học của nhà trường và tìm cách khích lệ nhớ lại những điều trên lớp, ở trường. con Dành 30 phút mỗi ngày để chơi cùng trẻ Ở đầu bậc tiểu học, không nên ép trẻ học nhiều. Hãy để cho trẻ cân bằng giữa việc chơi và học. Phụ huynh nên dành 30 phút mỗi ngày hoặc nhiều hơn để chơi cùng trẻ một cách thực sự hứng thú, say sưa và khuyến khích trẻ tâm sự. Nhờ đó, các bậc phụ huynh tạo sự hưng phấn trong học tập cho
  4. con và hiểu được những suy nghĩ hoặc những vấn đề trẻ đang gặp phải. Đó là cách giúp trẻ phát triển IQ và EQ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình giáo dục cộng đồng của trường, giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹ và dựng lòng trắc ẩn. xây Giúp con xây dựng năng tự kỹ phục vụ Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên lưu lý giúp con xây dựng kĩ năng tự phục vụ cơ bản, những điều tưởng rất nhỏ như chuẩn bị quần áo, giữ vệ sinh thân thể, giờ đi vệ sinh, cách sử dụng giấy vệ sinh, bồn cầu... những vấn đề này nếu bé chưa thành thạo có thể trở thành những trở ngại, gây khó khăn cho bé trong những ngày đến lớp. Do vậy, cha mẹ hãy lưu tâm giúp con trang bị những kĩ năng cơ bản như: Tự chuẩn bị, sắp xếp sách vở theo thời khóa biểu trước khi đến lớp; tự chuẩn bị quần áo, mặc quần áo trước khi đến lớp, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; cách sử dụng bồn cầu an toàn; cách vệ sinh sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, cách gập quần áo đơn giản... Đặc biệt nhớ số điện thoại của cha mẹ và đường từ trường về nhà.
  5. Cha mẹ và cô giáo nên giữ mối liên hệ thường xuyên để kịp thời động viên hoặc uốn nắn trẻ kịp thời; cha mẹ và bé cùng sở hữu bí quyết học tiếng Anh thật tốt; sử dụng tivi, máy tính và Internet đúng cách cũng là một phương pháp học tập hiệu quả; hãy cùng cô giáo khuyến khích trẻ ham đọc sách. Theo Dân Trí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2