intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp bé đối mặt với tình huống xấu

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể giúp bé ứng phó trước với các tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống. Qua đó, bé có thể phát triển khả năng tự lập cũng như việc tự tin đương đầu, giải quyết vấn đề khi không có cha mẹ hay người lớn tuổi ở bên cạnh. Ở độ tuổi này, bé đã có ý thức cơ bản về bản thân mình, biết mình là con trai hay con gái, biết bắt chước người lớn, biết khẳng định cá tính của mình thông qua các trò chơi hay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp bé đối mặt với tình huống xấu

  1. Giúp bé đối mặt với tình huống xấu Từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể giúp bé ứng phó trước với các tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống. Qua đó, bé có thể phát triển khả năng tự lập cũng như việc tự tin đương đầu, giải quyết vấn đề khi không có cha mẹ hay người lớn tuổi ở bên cạnh. Ở độ tuổi này, bé đã có ý thức cơ bản về bản thân mình, biết mình là con trai hay con gái, biết bắt chước người lớn, biết khẳng định cá tính của mình thông qua các trò chơi hay việc lựa chọn đồ mà không cần đến sự trợ giúp từ phía cha mẹ. Tuy nhiên cũng vì muốn khẳng định mình mà bé rất dễ rơi vào nhiều hoàn cảnh không may. Bạn có thể giúp bé tự mình xoay xở trong những tình huống đấy. Lưu ý: Hãy chuẩn bị giấy hay bảng vẽ, bút và màu vẽ trước khi bạn cùng bé khởi xướng ra những tình huống hiểm nguy. Có thể hướng dẫn và gợi ý bé hoàn thành một câu chuyện có tình tiết, có logic, đặt tên cho từng
  2. bức tranh theo sự sáng tạo và tưởng tượng của bé. Khuyến khích bé vẽ các hình minh họa mà bé là nhân vật chính trong những bố cục thời gian và không gian bạn yêu cầu. Đây cũng là cách kết hợp giáo dục và bé tự do phát triển khả năng sáng tạo của mình. Người lớn sáng tạo thường có ý thức và mục đích cụ thể. Hầu hết sự sáng tạo ở trẻ em mang tính tự phát, tức thời và bị chi phối bởi cảm xúc. Các nhà giáo dục học kết luận rằng, nếu dạy theo phương pháp cổ vũ, khích lệ, yêu thương, bé sẽ tăng phần hứng thú cũng như tăng khả năng sáng tạo. Ảnh: GettyImages Tình huống 1: Lạc trong siêu thị
  3. Gợi ý để bé nhớ lại những chi tiết lần đi siêu thị gần đây nhất của bạn và bé. Tốt nhất là tên siêu thị gần gũi và thân thuộc với bé. Hướng dẫn bé vẽ lại những gian hàng bé hay ghé qua chẳng hạn như quầy bán bánh kẹo, đồ chơi, hay thú nhồi bông… Để cho bé tự tìm cách giải quyết nếu không có bạn ở bên. Bé sẽ thấy rằng siêu thị không phải là một chỗ quá nguy hiểm vì có rất nhiều người có thể giúp được bé. Hướng dẫn cách xử lý Gợi ý để bé biết cách tìm đường ra chỗ quầy thu ngân hoặc nhân viên siêu thị gần đó giúp bé tìm mẹ. Chỉ cho bé thấy an toàn nhất là hỏi thăm những nhân viên đang mặc đồng phục. Bạn cũng có thể để lại tên, địa chỉ, số điện thọai trong túi quần, túi áo của bé phòng trường hợp cần thiết. Tình huống 2: Phát hiện đám cháy trong nhà
  4. Hướng dẫn bé cách nhận biết và ứng phó với hỏa hoạn. Trước tiên, cùng bé phác thảo những địa điểm có nguy cơ dễ gây ra lửa trong nhà như khu gian bếp, các công tắc đèn, điện, quạt… Hướng dẫn cách xử lý Nếu bé thấy bỗng nhiên có ngọn lửa khác thường trong nhà, cần nhanh chóng chạy đi tìm bố mẹ hay những người thân tìm cách giúp đỡ. Tuyệt đối không để bé tự mình xoay sở tìm cách dập lửa trong trường hợp này. Hãy cho bé thấy, cách tốt nhất là tránh xa ngọn lửa và nhờ người lớn càng nhanh càng tốt. Tình huống 3: Khi bé bị một người lạ mặt dụ dỗ Gợi ý để bé phác họa chân dung bé đang dạo bước một minh trên con đường hàng ngày đến trường mẫu giáo. Một người xa lạ đưa kẹo cho bé ăn. Người đó còn nói muốn chở bé về nhà hay đi chơi công viên…
  5. Trong những tình huống phải ở một mình, bạn hãy định hướng để bé biết rằng những người xa lạ hoàn toàn không đáng tin cậy. Bé tuyệt đối không được nhận hay thực hiện theo bất kỳ yêu cầu nào khi chưa được phép của cha mẹ. Cho dù, người lạ đó có cung cấp các thông tin như tên tuổi, địa chỉ hay bất kỳ một thông tin nào chính xác về cha mẹ, gia đình bé… Hướng dẫn cách xử lý Dạy cho bé biết cương quyết từ chối với những người lạ. Nếu vẫn bị ép buộc, bé có thể hét lên thật to hoặc tìm cách chạy thật nhanh. Nếu bé phải ở nhà một mình, không được mở cửa cho bất kỳ người lạ nào khi cha mẹ chưa cho phép. Ngọc Bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2