intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 thủ phạm gây đau vùng bụng dưới

Chia sẻ: Peheo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau vùng bụng dưới, nhất là với phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau vùng bụng dưới, nhất là với phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 thủ phạm gây đau vùng bụng dưới

  1. 3 thủ phạm gây đau vùng bụng dưới Đau vùng bụng dưới, nhất là với phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau vùng bụng dưới, nhất là với phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu vô hại của cơ quan sinh sản, do rối loạn tiêu hóa, cũng có thể là ám hiệu cho tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm ruột thừa Đó là khi ruột thừa, một đoạn ống nối với ruột già bị viêm sưng với các triệu chứng như đau thắt vùng bụng phía dưới bên phải, nôn mửa, sốt. Nếu thấy các triệu chứng này, nên đến ngay phòng cấp cứu để được phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bởi nếu nó vỡ ra, vùng nhiễm trùng sẽ lan trong ổ bụng rất phức tạp.
  2. Hội chứng kích thích ruột (IBS) là một dạng rối loạn tiêu hóa mạn tính gây đau bụng, bụng co thắt hoặc trương nở, gây táo bón hay tiêu chảy. Hiện y học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân nhưng có một số giải pháp để kiểm soát triệu chứng, trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn, kiểm soát stress… Hội chứng tiền kinh nguyệt bên cạnh biểu hiện thay đổi thất thường về tính tình, kích thích thèm ăn còn là nguyên nhân gây ra đau bụng, đau thắt lưng, đau đầu, căng ngực, gây trứng cá. Sự thay đổi hormone là thủ phạm chính đồng thời stress, thiếu vitamin cũng làm cho các triệu chứng xấu thêm. Đau vùng bụng dưới cũng khá phổ biến ở phụ nữ vào giữa 2 kỳ kinh nguyệt hay khi có kinh. Chửa ngoài dạ con
  3. Đây là trường hợp nguy cấp cần can thiệp ngay. Khi phôi hình thành và phát triển ở vùng ngoài dạ con, thường là ống dẫn trứng, nó sẽ có biểu hiện đau dữ dội hoặc co thắt đặc biệt ở một bên, chảy máu âm đạo, buồn nôn, chóng mặt. Viêm vùng chậu (PID) là một trong những bệnh lý phức tạp nhất gây nên tổn thương mãi mãi đối với tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Trên thực tế, nó dẫn đến nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, đi tiểu hoặc quan hệ nam nữ thấy đau. PID có thể điều trị bằng kháng sinh, một số trường hợp phải phẫu thuật. U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ. U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.
  4. U xơ tử cung Xơ phát triển ở thành tử cung hoặc hoặc dính vào thành tử cung, người ta gọi là u xơ nhưng không phải là ung thư. U xơ tử cung khá phổ biến ở phụ nữ 30-40 tuổi và thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra rong kinh, rong huyết, đau vùng chậu và tiểu lắt nhắt. Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý đặc biệt, là sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung. Ở đó nội mạc tử cung tiếp tục chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục, phát triển và thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt. Cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ ràng về cơ chế bệnh sinh nhưng là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2% phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường tiến triển âm thầm, triệu chứng là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra, có thể trong nhiều năm gây hậu quả tai hại, nhất là vô sinh. Bệnh có thể điều trị nhưng khó khỏi.
  5. Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu, nó có thể gây rắc rối cho bất cứ bộ phận nào từ bàng quang cho đến niệu quản dẫn đến thận. Triệu chứng viêm nhiễm thường là thấy bị ép vùng bụng dưới, đau tiết niệu, hay buồn tiểu. Nếu điều trị thích hợp, tình trạng sẽ không nghiêm trọng nhưng nếu lan tới thận, nó sẽ để lại hậu quả suốt đời. Dấu hiệu của viêm thận khi đó sẽ là sốt, nôn, đau ở một bên vùng thắt lưng. Sỏi thận là sản phẩm đọng lại của muối và chất khoáng trong nước tiểu. Chúng có thể nhỏ như hạt cát nhưng cũng có thể lớn bằng quả bóng golf. Khi sỏi chuyển từ thận tới bàng quang, nó có thể gây đau dữ dội toàn bộ vùng bụng dưới. Sa cơ quan vùng bụng dưới cũng là tình trạng mà nhiều phụ nữ có tuổi gặp phải, nhất là bàng quang hay tử cung. Đây không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại tạo cảm giác khó chịu. Phổ biến nhất là tình trạng luôn cảm thấy vùng bụng dưới đầy, khó chịu vùng thắt lưng.
  6. ý: Lưu Đau vùng bụng dưới mạn tính là thường xuyên hứng chịu những cơn đau trong ít nhất 6 tháng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc tiếp quan hệ của mỗi người. và giao Bước đầu tiên là đi kiểm tra để được chẩn đoán kịp thời, từ đó tìm hiểu để có phương pháp điều trị thích hợp. Nhiều khi bệnh nhân phải qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra vì có những nguyên nhân bí ẩn, khó chẩn đúng bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2