intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần cuối)

Chia sẻ: Kljlkk Mlkjkjh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần cuối) .Bài viết này tiếp tục giới thiệu những ý tưởng hữu ích giúp giáo viên có thể làm việc với những học sinh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. 16. Đối với những trẻ nhỏ ADHD, cần đính dấu tay của trẻ ở mặt trước và mặt sau của một tấm bìa để trẻ luôn mang bên mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần cuối)

  1. 30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần cuối)
  2. Bài viết này tiếp tục giới thiệu những ý tưởng hữu ích giúp giáo viên có thể làm việc với những học sinh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. 16. Đối với những trẻ nhỏ ADHD, cần đính dấu tay của trẻ ở mặt trước và mặt sau của một tấm bìa để trẻ luôn mang bên mình. Cho trẻ đặt tay lên đỉnh của từng dấu tay đó để giúp trẻ nhớ giữ tay và tập trung. 17. Tạm dừng trước khi đặt câu hỏi hoặc hỏi một trẻ thiếu tập trung một câu hỏi giúp trẻ nhận thấy mình là trung tâm. Hãy sử dụng tên hoặc sở thích của trẻ trong các cuộc thảo luận. 18. Đi xung quanh phòng và vỗ nhẹ vào vai trẻ hoặc vào cuốn sách của trẻ đang đọc nhằm giúp trẻ tiếp tục chú ý với việc học tập. 19. Cho trẻ ADHD ngồi gần bạn. Tránh những nơi có nhiều yếu tố gây sự sao lãng
  3. và kích thích (ví dụ như gần cửa sổ, cửa ra vào, hoặc gần trẻ nghịch ngợm). 20. Quan sát các dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng của trẻ hiếu động. Hãy giảm khối lượng công việc hoặc mang cơ hội cho trẻ phóng năng lượng sang những việc khác. 21. Cung cấp cơ hội cho các hoạt động thể chất. Chọn trẻ hiếu động để nhờ đưa những tờ giấy phát tay hoặc làm những công việc khác của lớp, điều này giúp trẻ giải phóng năng lượng bị dồn nén và góp phần nâng cao cảm giác giá trị về bản thân. 22. Khuyến khích trẻ sử dụng kỹ thuật tự giám sát để giúp tập trung. Ví dụ, cho phép trẻ cọ sát hoặc siết chặt những đồ vật quen thuộc đối với trẻ. (Lưu ý: Phải đảm bảo sự an toàn và được sự chấp thuận của Hiệu trưởng và phụ huynh trước khi sử dụng kỹ thuật này). 23. Cho phép trẻ nhạy cảm với ánh sáng huỳnh quang, sử dụng một tấm che mặt hoặc mũ bóng chày trong lớp. Trong lớp học, hãy tắt các đèn gần cửa sổ hoặc để ánh sáng mờ.
  4. 24. Có thể linh hoạt, cho phép một đứa trẻ ADHD đứng lên hay ngồi xổm trên ghế của mình, cũng có thể cho trẻ ngồi trên sàn nhà, trên một quả bóng lớn, một gối đầy không khí hoặc một chiếc xe đạp thể dục nếu điều đó giúp trẻ hoàn thành phần việc được giao. 25. Sắp xếp hai bàn đối diện nhau hoặc tiếp nối nhau cho trẻ ADHD. Trẻ có thể di chuyển tự do qua lại giữa các bàn miễn là trong thời gian hoàn thành công việc và trong khu vực được quy định. 26. Cung cấp một phòng ngủ nhỏ hoặc khu vực yên tĩnh cho trẻ ADHD sử dụng khi trải qua quá nhiều hoạt động trong lớp. 27. Nếu cần thiết, cung cấp một khu vực riêng được phân biệt bằng rải băng để phân biệt đó là không gian của trẻ, người khác không được phép vào. Tại đó, trẻ có thể đứng lên, ngồi trên sàn nhà, hoặc di chuyển xung quanh miễn là hoàn thành nhiệm vụ; tuy nhiên, trẻ phải được yên tĩnh và ở trong khu vực đó, trừ khi được phép rời khỏi.
  5. 28. Khuyến khích tính nhạy cảm khi trẻ tương tác với các bạn đồng lứa. Nếu trẻ thiếu nhận thức về mặt xã hội, thật hữu ích khi nói với trẻ như: "Mary trông không vui khi con nói chuyện với bạn ấy đấy. Con hãy hỏi xem có chuyện gì đó với bạn ấy?” Nếu trẻ thường xuyên ngắt lời các bạn, hãy nhắc trẻ phải lắng nghe trước khi nói. 29. Những trẻ lớn hơn hoặc các bố mẹ tình nguyện viên được coi như người kèm cặp, giúp đỡ trẻ. 30. Thiết lập một mối quan hệ hợp tác với giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà tâm lý học, người quản lý, cố vấn viên và/ hoặc chuyên gia đặc biệt khác trong trường để xác định nơi thích hợp nhất cho trẻ ADHD.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1