intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần đầu)

Chia sẻ: Kljlkk Mlkjkjh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần đầu) .Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn được đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần đầu)

  1. 30 ý tưởng giảng dạy trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (Phần đầu)
  2. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn được đặc trưng bởi sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế với giảm chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong mọi công việc. Rối loạn này thường thấy ở trẻ nhỏ (học sinh cấp 1), tuy nhiên những triệu chứng của rối loạn này cũng giảm dần và một số mất đi khi đến tuổi trưởng thành. Bài dịch dưới đây của Leah Davies đã đưa ra những ý tưởng được cho là hữu ích, giúp giáo viên có thể làm việc với những học sinh (sau đây gọi là trẻ) có rối loạn này. Dưới đây là 30 ý tưởng cho giảng dạy trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý: 1. Hiểu được sự đấu tranh mà một trẻ ADHD phải trải qua và cung cấp một môi trường học tập trật tự, an toàn và theo dự đoán.
  3. 2. Thiết lập một mối quan hệ làm việc thuận lợi với phụ huynh của trẻ ADHD. Tìm hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và thành công của trẻ ngoài thời gian trẻ đến trường. Hãy hỏi về phương pháp giảng dạy nào có hiệu quả nhất với trẻ. Hãy trao đổi thường xuyên và gửi những khuyến khích tới gia đình trẻ. 3. Hãy dành thời gian để nói chuyện với riêng trẻ. Hãy tỏ rõ sự tôn trọng và thể hiện sự thích thú thật sự đến thành công trong học tập bằng cách hỏi trẻ rằng làm cách nào mà trẻ học tốt thế. 4. Cùng nhau quyết định chọn một dấu hiệu hoặc một mã để sử dụng nhắc nhở công việc cho trẻ. Ví dụ, tạo sự liên hệ bằng mắt/ nhìn vào mắt và chạm vào tai của bạn hay nhặt một vật gì đó đặc biệt; hoặc có thể giữ một hoặc hai ngón tay. 5. Lập ra những quy định lớp học một cách rõ ràng và súc tích. Thảo luận bằng lời và gửi cho trẻ nhằm giúp trẻ có thể tham khảo dễ dàng. Giải thích những hậu quả của hành vi sai trái dựa trên sự giới hạn hiểu biết của trẻ và bắt buộc trẻ phải tuân theo. Tránh tranh giành quyền lực.
  4. 6. Sử dụng một hệ thống điểm, thẻ, ngôi sao, hoặc các phương pháp khác để củng cố các hành vi thích hợp. 7. Thông báo và cung cấp những thông tin phản hồi dựa trên những tiến bộ về hành vi. Tránh chỉ trích trẻ trước mặt người khác. 8. Cho hướng dẫn đơn giản, thực tế. Đơn giản hóa các hướng dẫn, nhiệm vụ và các bài tập. Trẻ phải hoàn thành từng bước trước khi giáo viên giới thiệu bước tiếp theo. 9. Chia bài học thành các đoạn tương đối ngắn và sử dụng một loạt các đồ dùng dạy học như phim, băng, các chương trình máy tính và làm việc theo nhóm nhỏ để củng cố học tập của trẻ. 10. Cung cấp cho trẻ ADHD cơ hội để thể hiện các kỹ năng của mình, tài năng và/ hoặc khả năng lãnh đạo. 11. Chuẩn bị cho sự chuyển đổi bằng cách cung cấp một cảnh báo khi thay đổi có xảy ra. Một đầu mối âm nhạc có thể là hữu ích. Hãy thử chơi nhạc cổ điển hay một
  5. đoạn ghi âm các âm thanh tự nhiên trong suốt thời gian làm việc. 12. Cho tất cả học sinh đứng lên và dãn ra, chạy tại chỗ; tập thể dục hoặc vận động khi cần thiết. 13. Sử dụng giấy mã màu cho từng chủ đề. Tên nền giấy trắng sẵn có, hãy sử dụng màu nâu hoặc màu xanh sáng cho các bài tập viết. 14. Lập bảng thời gian, đề cương, danh sách, và/ hoặc sách bài tập về nhà vừa giúp học sinh có tính tổ chức cũng như tăng thêm sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Đính một bản thời gian biểu trên lớp vào bàn học của trẻ. 15. Giảm thiểu những bài tập được giao cho phù hợp với những học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ADHD. Tránh giao việc thừa và nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2