YOMEDIA
ADSENSE
4 đề thi chọn HSG Địa lí 9 cấp tỉnh kèm đáp án
388
lượt xem 56
download
lượt xem 56
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
4 đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí 9 kèm đáp án dành cho học sinh và giáo viên tham khảo, nhằm giúp bạn củng cố kiến thức về sự phân bố cư dân nước ta, các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới,...Để luyện thi học sinh giỏi đạt kết quả cao.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 4 đề thi chọn HSG Địa lí 9 cấp tỉnh kèm đáp án
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu I. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta. 2. Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều ở nước ta. Câu II. 1. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa. 2. So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta. 3. Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta. Nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A. Câu III. 1. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. 2. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thuỷ điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc nước ta? Câu IV. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2000 2010 Khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 108,4 407,6 Công nghiệp - xây dựng 162,2 824,9 Dịch vụ 171,3 748,4 Tổng 441,9 1980,9 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010. 2. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích. ----------------HẾT ---------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Họ và tên thí sinh: …………………….…………………. Số báo danh: ………………..
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm: 4 trang) Câu Nội dung Điểm Câu I. 1. Hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta. (2,0 Năm 2003 mật độ dân số nước ta là 246 người/km 2 nhưng phân bố điểm) không đều: - Không đều giữa đồng bằng với trung du miền núi: + Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ dân số cao, ví dụ như: Đồng bằng sông Hồng với 1192 người/km2. + Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu hết dưới 100 người/km 2, nhiều nơi dưới 50 người/km 2. - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị, năm 2003: nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%. Lưu ý: nếu học sinh lấy dẫn chứng số liệu theo Atlat Địa lí Việt Nam mà đúng vẫn cho điểm tối đa. 2. Giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả sự phân bố dân cư không đều ở nước ta ? - Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, khí hậu, nguồn nước, địa hình,… + Điều kiện KT-XH: trình độ phát triển kinh tế, tính chất nền kinh tế; lịch sử khai thác lãnh thổ,… - Hậu quả: gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên,… Câu II. 1. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản (3,0 phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa. - Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm điểm) nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới vì: khí hậu nước ta có sự phân hoá theo độ cao nên trong mùa hè ở những nơi có địa hình cao có khí hậu mát mẻ nên phát triển được các sản phẩm cận nhiệt đới, ôn đới. - Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới, ôn đới như: cải bắp, su su, cà chua,… ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,… 1
- 2. So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta. * So sánh: - Tổng sản lượng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ. - Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn Bắc Trung Bộ. * Giải thích: - Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng sản lượng v à sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngành thuỷ sản như: vùng biển tiếp giáp nhiều hơn, khí hậu nóng quanh năm, có trữ lượng thuỷ sản lớn hơn (có các ngư trường trọng điểm),… - Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn do: có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nuôi trồng, đặc biệt có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, sông ngòi và sông lớn hơn, độ dốc nhỏ hơn,… 3. Trình bày đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta. Nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A. * Đặc điểm phân bố: - Các thành phố, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. - Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nặng tính tự cấp tự túc thì các hoạt động dịch vụ nghèo nàn. - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở nước ta. Đây là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Các dịch vụ khác đều phát triển. * Ý nghĩa của quốc lộ 1A: - Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) - Là tuyến đường xương sống của cả nước, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. 2
- Câu III. 1. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và (2,0 phân bố công nghiệp ở nước ta. ơ cấu công điểm) - Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng để phát triển c nghiệp đa ngành. - Các nguồn tài nguyên trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm. - Cụ thể: + Khoáng sản: với nhiều nhóm như: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp. + Thuỷ năng của sông suối thuận lợi để phát triển công nghiệp thuỷ điện. + Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Từ đó cung cấp nguyê n liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. - Sự phân bố các tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. 2. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thuỷ điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc nước ta? - Đông Bắc nước ta có thế mạnh khai thác khoáng sản vì: đây là vùng tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, trong đó có những loại trữ lượng lớn như: than, apatit, thiếc,… - Tây Bắc nước ta có thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện vì: đây là vùng có tiềm năng thuỷ điện (các thác nước) lớn đặc biệt trên sông Đà có các nhà máy thuỷ điện lớn nhất cả nước như: Hoà Bình, Sơn La. Câu IV. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị (3,0 sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010. điểm) - Xử lí số liệu: Bảng cơ cấu giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010. (đơn vị: %) Năm 2000 2010 Khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 24,5 20,6 Công nghiệp - xây dựng 36,7 41,6 3
- Dịch vụ 38,8 37,8 Tổng 100,0 100,0 - Tính bán kính: Coi r Năm 2000 = 1 đơn vị bán kính. 0,25 1980,9 nghìn tỉ đồng Ta có: r Năm 2010 = = 2,1 441,9 nghìn tỉ đồng - Vẽ biểu đồ: hình tròn (vẽ 2 hình tròn, mỗi hình tròn thể hiện một năm). Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm. Yêu cầu: Vẽ bút mực (quay đường tròn có thể sử dụng bút chì), chính 1,25 xác, tương đối đúng tỉ lệ bán kính, rõ ràng và sạch đẹp; Ghi đủ các nội dung: năm, số liệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị,… Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. 2. Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích. * Nhận xét: - Về quy mô: tổng giá trị sản xuất năm 2010 lớn hơn năm 2000 là: 0,25 gần 4,5 lần. - Về cơ cấu: + Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng giá trị thấp nhất 0,25 và có chiều hướng giảm xuống, năm 2000 là 24,5% đến 2010 giảm còn 20,6% (giảm 3,9%). + Khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng có sự khác nhau: công nghiệp - xây dựng tăng tỉ trọng 0,25 từ 36,7% năm 2000 lên 41,6% năm 2010 (tăng 4,9%); Khu vực dịch vụ tỉ trọng giảm nhẹ (giảm 1,0%). * Giải thích: - Tổng giá trị của năm 2010 lớn hơn năm 2000 do nền kinh tế của 0,25 nước ta có tốc độ phát triển khá cao. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực do nước ta có nhiều chính sách để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện 0,25 đại hoá đất nước. -----Hết----- 4
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề (Đề có 05 câu trong 01 trang) Câu 1. (3,0 điểm) a) Dựa vào bảng số liệu sau về nhiệt độ của một số địa điểm ở nước ta, hãy nhận xét, giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc - nam. Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ tháng nóng Nhiệt độ tháng lạnh Địa điểm năm ( 0C ) nhất ( 0C ) nhất ( 0C ) Hà Nội 23,9 29,2 17,2 Huế 25,2 29,3 20,5 TP Hồ Chí Minh 27,6 29,7 26,0 b) Kể tên các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất làm cho khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh rõ rệt? Câu 2. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG LÃNH THỔ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 Các vùng Dân số (Người) Diện tích (Km2) Cả nước 86 927 700 331 051,3 Trung du và miền núi Bắc Bộ 12 328 800 101 437,8 Đồng bằng sông Hồng 18 610 500 14 964,1 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung 18 935 500 95 885,1 Bộ Tây Nguyên 5 214 200 54 640,6 Đông Nam Bộ 14 566 500 23 605,2 Đồng bằng sông Cửu Long 17 272 200 40 518,5 a) Tính mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2010 (Đơn vị: Người / km2). b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Câu 3. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thủy điện đã được xây dựng. b) Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện và thủy điện ở nước ta. Câu 4. (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? b) Cho biết một số cây trồng của vụ đông ở đồng bằng sông Hồng. Việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng có ý nghĩa như thế nào?
- Câu 5. (6 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2009 (Giá thực tế, đơn vị tỷ đồng) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 20 666,5 16 393,5 3 701,0 572,0 1995 85 507,6 66 793,8 16 168,2 2 545,6 2001 130 115,3 101 403,1 25 439,1 3 273,1 2009 430 221,6 306 648,4 116 576,7 6 996,5 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 – 2009. b) Nhận xét, giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua biểu đồ đã vẽ. ------------------------HẾT-----------------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Địa Lí Câu Nội Dung Điểm Câu 1 a) Nhận xét, giải thích sự thay đổi nhiệt độ theo chiều bắc – nam 3,0 đ - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần theo chiều từ bắc vào nam (DC) 0, 5 đ Do vị trí lãnh thổ kéo dài qua nhiều độ vĩ, càng vào phía nam càng gần Xích Đạo, góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều - Tháng có nhiệt độ nóng nhất (tháng 7) nhiệt độ ít chênh lệch giữa các địa điểm. 0, 5 đ Do đây là thời gian lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nóng ẩm, lại có góc nhập xạ lớn. - Tháng có nhiệt độ lạnh nhất (Tháng 1) càng vào phía nam nhiệt độ càng tăng nhanh (DC) 0, 5 đ Do phía bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm nhiệt đô hạ thấp, càng vào phía nam ảnh hưởng của gió mùa đông bắc càng yếu dần và dừng lại ở Bạch Mã. ... - Biên độ nhiệt năm càng vào phía nam càng tăng dần (DC). 0, 5 đ Do càng vào phía nam chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm càng giảm, lại không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc ... b)Các nhân tố làm giảm tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc nước ta ... - Kể tên: Gió mùa đông bắc, độ cao địa hình, hướng núi, vị trí gần chí tuyến bắc . 0, 5 đ - Nhân tố quan trọng nhất là gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ mùa đông ở 0, 5 đ miền Bắc hạ thấp ... Câu 2 a) Tính mật độ dân số các vùng năm 2010 0,5 đ 3,0 đ Mật độ dân số Các vùng ( Người / km2 ) Cả nước 263 Trung du miền núi Bắc Bộ 122 Đồng bằng sông Hồng 1 244 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 197 Tây Nguyên 95 Đông Nam Bộ 617 Đồng bằng sông Cửu Long 426 b) Nhận xét, giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta - Nước ta có mật độ dân số khá cao, nhưng phân bố không đều giữa các vùng 0,25 đ - Không đều giữa đồng bằng với miền núi, rung du (DC) 0,5 đ - Không đều ngay trong nội bộ mỗi vùng (DC) 0,5 đ * Giải thích: - Điều kiện tự nhiên: Vùng đồng bằng có điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, 0,5 đ khí hậu, nguồn nước ...) thuận lợi cho sản xuất, cư trú và sinh hoạt nên dân cư tập trung đông, mật độ cao. Miền núi điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước ...) không thuận lợi cho sản xuất và cư trú, nên thưa dân mật độ thấp. - Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên vào phát triển kinh tế: Đồng bằng trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển 0,5 đ mạnh, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp, nên mật độ cao. Miền núi kinh tế phát triển kém, chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và nghề rừng ...,nên thưa dân mật độ thấp.
- - Lịch sử khai thác lãnh thổ: Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời như đb 0,25 đ sông Hồng có mật độ cao; Đồng bằng sông Cửu Long mới được khai phá gần đây, nên mật độ thấp hơn. Câu 3 a)Kể tên một số nhà máy điện đã được xây dựng ... 3,0 đ - Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình / s Đà, Trị An / s Đồng Nai, T Quang / s Gâm 0,5 đ - Các nhà máy nhiệt điện: 0,5 đ + Chạy than: Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí ...... + Chạy bằng tuốc bin khí: Phú Mĩ, Cà Mau, Bà Rịa ... b) Nhận xét, giải thích sự khác nhau trong phân bố các nhà máy nhiệt điện và thủy điện - Các nhà máy thủy điện: Phân bố ở miền núi, tập trung trên các hệ thống sông 0,75đ lớn và vừa. Do miền núi là nơi có địa hình cao, dốc, sông ngòi nhiều thác ghềnh tạo tiềm năng thủy điện lớn, ngoài ra còn là nơi thưa dân, có nhiều thung lũng xen các dãy núi tạo điều kiện để xây hồ chứa nước. - Các nhà máy nhiệt điện: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nơi kinh tế phát 0,25đ triển, dân cư đông => nhu cầu tiêu thụ điện lớn. + Các nhà máy nhiệt điện chạy than tập trung ở phía bắc (DC), gắn liền với 0,5 đ vùng khai thác than Quảng Ninh. + Các nhà máy điện tuốc bin khí tập trung ở phía nam (DC), gần vùng khai thác 0,5 đ dầu khí ở thềm lục địa. (Nếu học sinh nêu được: Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu phân bố ở các thành phố lớn như TPHCM, Cần Thơ, nơi có nhu cầu lớn về điện, lại có cảng sông để nhập khẩu dầu – Thưởng 0,25 đ nếu ý (b) câu 3 chưa đạt điểm tối đai) Câu 4 a) Kể tên các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở ĐNB, những điều 5,0 đ kiện thuận lợi: * Kể tên: Cao su, Cà phê, Điều, Hồ tiêu 0,5 đ * Những điều kiện thuận lợi để sản xuất cây công nghiệp ở ĐNB - Địa hình, đất đai: Có địa hình thấp, khá bằng phẳng, lại có đất đỏ ba gian màu 0,5 đ mỡ và đất xám phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt => thích hợp với trồng cây CN lâu năm hình thành vùng chuyên canh qui mô lớn. - Khí hậu, nguồn nước: Có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, nhìn chung ổn 0,5 đ định ít thiên tai, lại có nguồn nước khá dồi dào của hệ thống sông Đồng Nai chảy qua, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới ... - Dân cư đông, lao động dồi dào giàu kinh nghiệm về trồng và chế biến cây công 0,5 đ nghiệp, lại năng động trong cơ chế thị trường ... - Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển tốt đáp ứng yêu cầu phát 0,5 đ triển trồng và chế biến cây công nghiệp (DC) - Ý khác: Đường lối chính sách, thị trường, khả năng thu hút đầu tư và hợp tác 0,5 đ với nước ngoài để phát triển cây CN ... b)Kể tên một số cây trồng vụ đông và ý nghĩa của việc đưa vụ đông thành vụ chính ở đồng bằng sông Hồng: * Các cây trồng vụ đông: Ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua ... 0,5 đ * Ý nghĩa: - Làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất ... 0,5 đ - Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... 0,5 đ - Sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều nông sản hàng hóa phục vụ nhu 0,5 đ cầu thị trường ...
- Câu 5 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất NN giai đoạn 1990-2009 6,0 đ * Xử lí số liệu: 0,5 đ Cơ cấu giá trị sản xuất NN ( Đơn vị % ) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 79,3 17,9 2,8 1995 78,1 18,9 3,0 2001 77,9 19,6 2,5 2009 71,3 27,1 1,6 * Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ miền (biểu đồ khác không cho điểm). Yêu cầu 2,5 đ -Tương đối chính xác - Đẹp, có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải và các ghi chú cần thiết ... b) Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Cơ cấu giá trị sản xuất NN của nước ta trong giai đoạn 1990-2009 có sự thay 0,75đ đổi theo hướng: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt (DC), tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi (DC), dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ và ít biến động. - Diễn biến có sự khác nhau giữa các giai đoạn (DC giai đoạn trước 2001 thay 0,25đ đổi chậm, sau 2001 thay đổi nhanh hơn) - Sự thay đổi trên là xu hướng tích cực, nhưng diễn ra còn chậm, nên trồng trọt 0,5 đ vẫn giữ vai trò quan trọng. * Giải thích: - Sự thay đổi trên là do tác động của đường lối đổi mới, tổ chức lại sản xuất, đa 0,5 đ dạng hóa NN để đáp ứng nhu cấu thị trường. - Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ và ít biến động do nền NN nước ta còn lạc hậu đang 0,5 đ trong quá trình tổ chức lại sản xuất ... - Giai đoạn sau chuyển dịch rõ rệt hơn là do: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi được 0,5 đ đảm bảo, Thị trường có nhu cầu lớn về thực phẩm, chính sách quan tâm phát triển chăn nuôi và tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật ... ------------------------HẾT------------------
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng TP Hồ Chí Minh Nhiệt độ 21,2 23,5 25,1 25,7 27,1 trung bình năm (0C) Câu 3 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về sản lượng thủy sản ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản? Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6 179,2 10 657,7 14 301,3 Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó. Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 Năm Chè Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 52,1 180,9 1997 63,9 235,0 2000 70,3 314,7 2005 97,7 570,0 2006 102,1 648,9 2007 106,5 704,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2008, trang 290). a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta giai đoạn từ năm 1995 - 2007. b. Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cây chè của nước ta giai đoạn trên. c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần; tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở các vùng đó ? --- Hết --- Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD................................................... (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).
- UBND TỈNH THÁI NGUYÊN HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH THỨC Câu Nội dung Điểm * Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 1,5 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí 1 tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai (3,0) trừ 0,25 điểm) b. * Giải thích - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 0,5 một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’B vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. - Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’N vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. 2 Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: (2,0) - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn 0,5 chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại - Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam + Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). 0,5 + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt 0,5 Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ 0,5 dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. - Mật độ dân số trung bình là 407 người/km 2 (năm 2002- số liệu theo 0,75 3 SGK), nhưng phân bố không đồng đều. (4,0) - Ven sông Tiền và sông Hậu: + Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình 0,5 đạt từ 501 - 1000 người/km2 + Vì đây là vùng đất phù sa sông, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm 0,25 canh và có năng suất cao + Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố, giao thông vận tải phát triển 0,25 - Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc) + Mật độ dân số thấp nhất vùng, mật độ 50 - 100 người/km 2 0,5 + Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng 0,25 hay ở đảo xa.
- - Phần lớn bán đảo Cà Mau + Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km2 0,5 + Do đầm lầy và đất mặn 0,25 - Phần còn lại + Mật độ dân số từ 101 - 500 người/km2 0,5 + Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn 0,25 * Trình bày về tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta. - Sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh (dẫn chứng) 0,25 Trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng) 0,25 4 + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 (2,0) Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác 0,25 - Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi + Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) 0,25 * Nguyên nhân 0,5 Do thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần sử dụng hợp lí lao động, tài nguyên, đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách…. Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc) 0,25 a. So sánh 5 - Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây 0,25 (4,0) Bắc, cụ thể: - Tình hình phát triển: + Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc 0,25 (20,5 lần vào năm 2002) + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây 0,25 Bắc (Trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần) - Cơ cấu ngành + Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim 0,25 màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất… + Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật 0,25 - Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc. + Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là 0,25 Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả. +Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không 0,25 có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai * Giải thích - Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: + Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn 0,25 + Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến 0,25 + Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật 0,25 + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu 0,25
- - Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: + Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm 0,25 phía Bắc + Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, 0,25 đường sắt, đường bộ và cảng biển + Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá 0,25 lớn: than, quặng sắt, thiếc.. + Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục 0,25 vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn a. Vẽ 01 biểu đồ kết hợp cột và đường 6 Yêu cầu: Biểu đồ có hai trục đứng, ghi rõ đơn vị của 02 trục đứng và trục 1,5 (5,0) ngang, vẽ đúng khoảng cách năm, đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, có ghi chú. (thiếu, sai mỗi ý trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2007 diện tích thu hoạch và sản lượng chè 0,25 đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau + Diện tích thu hoạch tăng thêm 54,4 nghìn ha (2,0 lần) 0,25 + Sản lượng tăng thêm 524 nghìn tấn (3,9 lần) 0,25 Sản lượng chè tăng nhanh hơn diện tích thu hoạch 0,25 c. Tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần: 0,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. (nêu đúng tên 2 vùng cho 0,25 điểm) * Giải thích - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè + Địa hình, đất đai: Các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và 0,25 miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên lớn ở Tây Nguyên có nhiều loại đất fealit thích hợp với cây chè + Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khí hậu nhiệt đới 0,25 ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển + Các điều kiện khác: nguồn nước… 0,25 - Các kiện kinh tế- xã hội + Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong 0,25 trồng và chế biến chè + Chính sách của Nhà nước cho phát triển cây công nghiệp trong đó có 0,25 cây chè. Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn sản xuất... + Nước ta đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè 0,25 + Thị trường trong và ngoài nước lớn 0,25 + Nguyên nhân khác: Mở rộng liên kết với các nước trong vệc sản xuất chè 0,25 ................Hết..............
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn