intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 bí quyết quản trị khủng hoảng của TS. Patrick Dixon

Chia sẻ: Phiyen_1 Phiyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

131
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TS Patrick Dixon, chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange, một trong những “bộ óc” quản trị hàng đầu thế giới đương đại đã chia sẻ một số bí quyết thực tế về nghệ thuật lãnh đạo trong khủng hoảng.Ngày 30/11, tại khách sạn Daewoo Hà Nội, Tiến sĩ Patrick Dixon, người được Wall Street Journal đánh giá là nhà tương lai học hàng đầu của thế giới sẽ sẽ tới Việt Nam để chia sẻ với các doanh nhân bí quyết, kinh nghiệm về quản trị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 bí quyết quản trị khủng hoảng của TS. Patrick Dixon

  1. 5 bí quyết quản trị khủng hoảng của TS. Patrick Dixon TS Patrick Dixon, chủ tịch của tổ chức nghiên cứu và tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange, một trong những “bộ óc” quản trị hàng đầu thế giới đương đại đã chia sẻ một số bí quyết thực tế về nghệ thuật lãnh đạo trong khủng hoảng. Ngày 30/11, tại khách sạn Daewoo Hà Nội, Tiến sĩ Patrick Dixon, người được Wall Street Journal đánh giá là nhà tương lai học hàng đầu của thế giới sẽ sẽ tới Việt Nam để chia sẻ với các doanh nhân bí quyết, kinh nghiệm về quản trị Quy luật 80:20
  2. Rất nhiều người biết quy luật 80:20 nhưng lại rất ít người trong số họ thực sự biết áp dụng nó trong cuộc sống. Điều này dựa trên quan sát trong nhiều hoạt động, bạn có thể thấy rằng hầu hết các ảnh hưởng (có thể 80%) diễn ra bắt nguồn từ một tỷ lệ rất nhỏ các nỗ lực mà chúng ta bỏ ra (có thể 20%). Hầu hết việc bán một sản phẩm thường chỉ dành cho một vài trong số khách hàng của bạn. Hầu hết khối lượng công việc của một nhóm làm việc được hoàn thành bởi thiểu số trong đó. 80% của những ảnh hưởng cá nhân của bạn có thể tới từ ít hơn 10 tiếng của lượng thời gian làm việc một tuần của bạn. Vì vậy, nếu bạn biết quy luật 80:20 trong công việc của mình, bạn sẽ có thể tăng ảnh hưởng của mình lên 100% bằng cách làm nhiều hơn phần 20% và ít hơn phần 80% đó. Phát huy điểm tốt nhất của nhóm làm việc Thách thức lớn nhất với quản lý nhóm làm việc trong suy thoái là việc tạo động lực. Bạn sẽ thấy việc cân nhắc về một trạng thái cắt giảm nhân công đang gần diễn ra luôn là một suy nghĩ đau đầu. Bạn ở đó chứng kiến các đồng nghiệp của mình rời đi đến với những công việc khác và tự hỏi liệu bạn có phải là “chú chuột nhắt”
  3. cuối cùng còn lại trên một con tàu đang chìm hay không. Giai đoạn suy thoái là một liều thuốc thử thực sự đối với kỹ năng lãnh đạo. Các nhà quản trị mới chỉ quan tâm tới công việc, theo sát quy trình nhưng vai trò của lãnh đạo còn là đem lại sức mạnh tinh thần, một định hướng tốt mang đến niềm tin cho đội ngũ nhân viên. Duy trì trạng thái có động lực và tập trung cao độ Nếu bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy giữ động lực cho mình trước. Hãy luôn nhắc nhở bản thân bạn rằng tại sao nhóm làm việc của mình lại quan trọng. Hãy giúp nhân viên nhận thấy giá trị mà họ đang xây dựng. Hãy kết nối họ với khách hàng cuối cùng để họ nhận thấy niềm vui của những người thực sự được nhận lợi ích từ công việc của họ tạo ra. Hơn nữa, hãy giúp mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ về tầm quan trọng của vai trò mà họ đảm nhận.
  4. Xác định các xu hướng tiếp theo sau khủng hoảng "Hãy để tương lai quyết định số phận của bạn?” hay là “Bạn biết trước tương lai để quyết định con đường của bạn?”. Trong cuộc sống, những ai nắm được xu hướng vận động và có những bước đi phù hợp với xu hướng sẽ là người chiến thắng. Mọi công ty thành công đều dành một lượng lớn thời gian để tư duy về tương lai, làm rõ các xu hướng, dự đoán những điều khách hàng muốn, và đối thủ sẽ hành động ra sao.
  5. Tất nhiên, một số thứ là rất khó để đoán trước, nhưng hầu hết những xu hướng chính yếu nhất trên thế giới đều có thể dự đoán một cách tương đối dễ dàng, thay đổi tương đối chậm và sẽ ngự trị trong cuộc sống tương lai của chúng ta. Và nhiều xu hướng thay đổi nhanh cũng có thể dễ dàng theo sát, ví như sự phát triển nhanh của các cộng đồng mạng như Facebook hay Twitter. Các cộng đồng mạng đều phát triển rất nhanh nhưng chúng đều vẫn đã ở đó cho tất cả chúng ta có cơ hội nắm bắt trong một vài năm gần đây. Dùng suy thoái để định hình lại tương lai Tương lai sẽ không chỉ là có nhiều hơn những gì bạn đang có. Khi sự hồi phục của nền kinh tế quay trở lại, công ty của bạn cần trở thành như thế nào? Nếu bạn có một tờ giấy trắng và bắt đầu từ đầu, thì bạn cần tạo lập một cơ cấu ra sao? Thời kỳ suy thoái là một cơ hội lý tưởng để đối mặt với các vấn đề cố hữu, để đóng cửa những đơn vị kinh doanh không hiệu quả, loại bỏ những loại công việc mà nhiều người đặt quá nhiều cảm xúc và thời gian cho chúng. Đây chính là thời điểm để doanh nghiệp tư duy và đánh giá lại mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp “sức
  6. khỏe” để đối phó với những nguy cơ trước mắt và tận dụng tối đa cơ hội khi nền kinh tế phục hồi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2