intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 quy tắc vượt qua khủng hoảng

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

97
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những thời điểm khủng hoảng, cơ hội vẫn luôn hiện hữu. Lúc này, điều mà nhà quản lý nên làm là đưa doanh nghiệp vượt qua thời khắc khó khăn, đồng thời luôn tìm kiếm cơ hội. Carnegie Steel và Hewlett-Packard đều ra đời trong bối cảnh thế giới rơi vào suy thoái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 quy tắc vượt qua khủng hoảng

  1. 5 quy tắc vượt qua khủng hoảng Trong những thời điểm khủng hoảng, cơ hội vẫn luôn hiện hữu. Lúc này, điều mà nhà quản lý nên làm là đưa doanh nghiệp vượt qua thời khắc khó khăn, đồng thời luôn tìm kiếm cơ hội. Carnegie Steel và Hewlett-Packard đều ra đời trong bối cảnh thế giới rơi vào suy thoái. Andrew Carnegie đã thành lập nhà máy thép đầu tiên của mình mang tên Carnegie Steel vào năm 1873, năm bắt đầu của thời kỳ khủng hoảng kéo dài. Ông đã tận dụng cơ hội chi phí vốn rẻ để xây dựng một nhà máy lớn mà nhờ đó ông đã trở thành người giàu nhất thế giới. Bill Hewlett và Dave Packard cũng nhận thấy cơ hội từ trong khủng hoảng và họ đã
  2. thành lập Hewlett-Packard (công ty chuyên về công nghệ) vào cuối thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Khủng hoảng tạo ra cơ hội Lịch sử đã chứng minh, khủng hoảng tạo ra cơ hội. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể buộc phải cắt giảm chi phí để trụ qua năm 2009, nhưng những người thông minh luôn có tầm nhìn xa sẽ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Họ sẵn sàng đi bước đi táo bạo như hãng máy tính IBM đã làm trong suốt thời kỳ suy thoái của năm 1981: IBM tung ra thị trường sản phẩm máy tính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao. Và động thái này đã thực sự tạo ra bước ngoặt lớn cho Công ty. Thậm chí trong cuộc suy thoái hiện nay, vẫn có những công ty tranh thủ cơ hội vốn rẻ để mua lại các đối thủ đang suy yếu. Chẳng hạn, công ty truyền thông AT&T đã mua lại công ty dịch vụ mạng Wi-Fi Wayport với giá 275 triệu USD và tuyên bố sẽ mua lại
  3. công ty điện thoại không dây Centennial Communications với giá 944 triệu USD. Các nhà quản lý đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, từ niềm tin tiêu dùng giảm mạnh cho đến tín dụng siết chặt, đó là chưa kể cơ chế điều hành của chính phủ sẽ trở nên khắt khe hơn. Những quyết định đã đem đến thành công cho các công ty cách đây 2 năm có thể là thảm họa trong lúc này. Bởi lẽ hiện nay hiếm có ai dám mạo hiểm đi vay dù lãi suất đang ở mức thấp. Điều này cũng dễ hiểu: việc vay mượn tràn lan trong nhưng năm qua đã và đang tạo ra hệ quả rất xấu. Riêng tại Mỹ đã có tới 2/3 doanh nghiệp không thuộc ngành tài chính đang bị Tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm quốc tế Standard & Poor's liệt vào sổ đen “những công ty đang ngập nợ". Tình hình mới, quy tắc mới
  4. Các nhà điều hành phải "vực dậy tinh thần của mọi thành viên trong công ty và đồng thời điều hành doanh nghiệp thích ứng với hoàn cảnh mới", chuyên gia tư vấn quản lý Ram Charan khuyên. Mặt khác, trong bối cảnh khủng hoảng, các quy tắc cũ đã không còn tác dụng. Vì thế, các nhà quản lý cũng cần phải nắm một số quy tắc mới để đưa doanh nghiệp sống sót qua năm 2009 và thậm chí còn có thể giúp doanh nghiệp tạo ra cơ hội bứt phá. 1.Thay đổi cách nghĩ Tín dụng đang bị siết chặt. Thị trường đang biến động. Tinh thần khó có thể vực dậy trong không khí lo lắng đang bao trùm thị trường hiện nay. Đó là những thay đổi mà các nhà quản lý cần hiểu rõ để từ đó thích ứng với tình hình mới. Dennis Carey, cổ dông lâu năm của hãng tìm kiếm Korn Ferry International, nhận định, đây là lúc đề các nhà quản lý tự nhìn lại mọi chiến thuật, sách lược từng phát huy tác dụng trong suốt những năm tăng trưởng bùng nổ. "Bạn không thể cử một vị tướng thời bình đi
  5. chiến đấu, mà chính những giám đốc điều hành "thời chiến" mới có sự chuẩn bị tốt cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra để giúp công ty giành thị phần từ các đối thủ thiếu sự chuẩn bị", ông nói. Thực tế, nhiều trong số nhũng nhà quản lý xuất sắc nhất trong năm 2008 đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong suốt thời kỳ tăng trưởng. Ví dụ, Mark Hurd, Tổng Giám đốc Điều hành của Hewlett-Packard, đã cắt giảm mạnh chi phí, bỏ những bộ phận hoạt động không hiệu quả và tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh trong suốt những năm qua. 2. Tổ chức lại tài chính công ty Một vấn đề quan trọng đối với nhiều công ty hiện nay là làm sao tiếp cận được nguồn vốn để phát triển doanh nghiệp. Trước đây, doanh nghiệp rất dễ tiếp cận được nguồn vốn vay, nhưng bây giờ chỉ những công ty có bảng cân đối tài chính "khỏe mạnh" mới có "cửa". Để cải thiện năng lực tài chính, doanh nghiệp phải biết hy sinh, từ
  6. việc phải bán tháo các tài sản cho đến việc phát hành chứng khoán trong một thị trường đang xuống giá. Chẳng hạn, công ty dịch vụ tiện ích ngành năng lượng Pepco Holdings (Mỹ) đã chọn giải pháp huy động gần 1,6 tỉ USD để dầu tư vào cơ sở hạ tầng trong năm nay bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu cách đây 3 tháng khi thị trường có nhiều biến động. Giám đốc Tài chính Paul Barry của Pepco lo ngại rằng, việc huy động vốn trong năm 2009 thậm chí có thể khó khăn hơn nên đã tiến hành trước việc này. Hiện Pepco ở vị thế rất tốt để nâng cao hệ số tín nhiệm của công ty bằng cách phát triển các đường dây tải điện. 3. Phát triển thị phần Chiếc bánh thị phần đang ngày càng nhỏ hơn và các đối thủ đang ngày càng suy yếu dần. Nhưng đừng chờ đến khi các đối thủ của bạn ngả quỵ mà hãy thu hút những nhân viên giỏi nhất của họ ngay từ bây giờ, đồng thời không để họ cướp di người giỏi nhất
  7. của bạn. Hoặc mua lại tài sản của các đối thủ gặp khó khăn tài chính với giá rẻ. Hãy phát triển khách hàng mới trong lúc các công ty khác đang thu hẹp mảng dịch vụ và từ bỏ các chiến lược hoặc sản phẩm không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. John Fleming, Giám đốc phụ trách hàng hóa của Wal-Mart, cho biết, năm ngoái, Wal-Mart đã hủy bỏ chính sách đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa, tập trung đơn giản hóa các danh mục hàng hóa và giảm giá đối với các sản phẩm được ưa chuộng nhất của Hãng. Kết quả là Wal- Mart đả mở rộng được thị phần đối với các loại hàng hóa bán chạy như tivi màn hình phẳng. 4. Tính lại cơ chế thưởng Trong bối cảnh tài chính eo hẹp, việc cắt giảm lương thưởng đối với cán bộ nhân viên công ty xem ra rất hợp lý. Nhưng đây cũng là lúc tạo sự khác biệt nên phải khen thưởng cho những người xuất sắc nhất. Nếu bạn phải cắt giảm chi phí, hãy bắt đầu với bộ
  8. phận đầu não của công ty. Khi Giám đốc Điều hành hãng vận chuyển FedEx, ông Frederick W. Smith, tuyên bố cắt giảm mạnh lương tháng vừa qua, ông là người bị cắt giảm nhiều nhất với 20% lương. Nếu bạn không thể tăng lương cho nhân viên, hãy cho họ nhiều quyền lực hơn. Hãng lọc dầu Shell đã chọn ra những giám sát viên giỏi nhất tại nhà máy lọc dầu Port Arthur (Texas) vào năm ngoái và hỏi ý kiến của họ về việc làm sao cải thiện hoạt động của nhà máy. Kết quả, theo Tổng Giám đốc nhà máy Todd Monette, tinh thần làm việc của mọi người cao hơn và giảm được 30% công việc bảo trì không lên kế hoạch trước. 5. Dám cải tiến Cải tiến ngay từ bây giờ có thể giúp doanh nghiệp ở vị thế thuận lợi hơn để sẵn sàng lội ngược dòng khi có cơ hội. Năm ngoái, hãng dược phẩm Pfizer đã tách 2 bộ phận nghiên cứu và kinh doanh để khuyến khích phát triển những ý tưởng mới. Corey
  9. Goodman, người đứng đầu Trung tâm cải tiến sinh học và liệu pháp sinh học (Biotherapeutics & Bioinnovation Center) của Pfizer tại San Francisco, cho biết, động thái này đã “giúp cho Pfizer trở nên hiệu quả hơn và ở vị thế thuận lợi hơn".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2