intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 cách chữa bệnh "nghiện" ở trẻ em

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nghiện" mà chúng tôi đề cập ở đây là nghiện các thiết bị công nghệ cao như nghiện tivi, nghiện máy tính, nghiện chát, nghiện trò chơi điện tử, nghiện điện thoại di động, nghiện các thiết bị giải trí vv… dẫn đến không làm chủ được bản thân và phát sinh bệnh tật, đặc biệt là bệnh biếng ăn, biếng học và nhiều tác hại mang tính tiêu cực dây chuyền khác. Nghiện máy tính Dấu hiệu thường thấy là dành quá nhiều thời gian trước màn hình, thậm chí vài giờ mỗi ngày. Theo nghiên cứu thì trẻ nhỏ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 cách chữa bệnh "nghiện" ở trẻ em

  1. 5 cách chữa bệnh "nghiện" ở trẻ em "Nghiện" mà chúng tôi đề cập ở đây là nghiện các thiết bị công nghệ cao như nghiện tivi, nghiện máy tính, nghiện chát, nghiện trò chơi điện tử, nghiện điện thoại di động, nghiện các thiết bị giải trí vv… dẫn đến không làm chủ được bản thân và phát sinh bệnh tật, đặc biệt là bệnh biếng ăn, biếng học và nhiều tác hại mang tính tiêu cực dây chuyền khác. Nghiện máy tính Dấu hiệu thường thấy là dành quá nhiều thời gian trước màn hình, thậm chí vài giờ mỗi ngày. Theo nghiên cứu thì
  2. trẻ nhỏ nếu dành trên 1 tiếng/ngày cho vi tính được xem là nghiện. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là để khám phá, chơi game, vào mạng tán gẫu bạn bè, do bạn bè rủ rê vv… Cách khắc phục: Theo các chuyên gia giáo dục thì việc cấm trẻ tiếp cận với phương tiện này là không nên, điều quan trọng là phân tích để trẻ hiểu, chỉ nên chơi với thời gian thích hợp, khoảng 1 tiếng/ngày, hạn chế tiếp cận với nhóm bạn bè xấu và dùng các phương tiện an ninh để ngăn ngừa không cho phép truy cập vào những trang web không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tăng cường giao tiếp cộng đồng, sử dụng các phương pháp giáo dục khác để cuốn hút trẻ, tách chúng ra khỏi phương tiện truyền thông hấp dẫn này. Nghiện điện thoại di động Giống như máy tính, rất nhiều trẻ nhỏ hiện nay sở hữu và sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ), ngoài cái được ai cũng rõ thì mặt trái lại ít được quan tâm: điện thoài di động làm tăng tính tôn thờ vật chất, ganh đua, vừa tốn tiền lại gây
  3. tính nghiện, làm giảm lực học và dẫn trẻ mắc phải nhiều căn bệnh nghiện khác. Cách khắc phục: Trước tiên là hạn chế việc trang bị ĐTDĐ cho trẻ nếu như thấy không cần thiết, chỉ cho phép trẻ sử dụng trong những trường hợp cần phải thông tin. Dạy trẻ cách làm quen và sử dụng phương tiện này ngay từ khi còn nhỏ, chỉ cho phép trẻ liên lạc với những số điện thoại quen biết, ví dụ như điện thoại của bố mẹ, anh em gia đình, thầy cô giáo hoặc những số điện thoại cấp cứu khi cần thiết. Khuyên trẻ không nên gọi và trả lời hoặc cho số máy điện thoại của gia đình đối với những người lạ và cuối cùng là chỉ dẫn trẻ để chúng hiểu những cái lợi cái hại từ việc sử dụng phương tiện truyền thông này. Nghiện xem phim Xếp thứ ba trong danh sách là bệnh nghiện xem phim, có trường hợp trẻ bỏ ra hàng giờ để xem phim ma, phim hành động hoặc phim hoạt hình, thậm chí cả những phim dành cho người lớn. Chính vì nghiện phim đã phát sinh ra nhiều căn bệnh nan y, như bệnh béo phì, bệnh lười học, thay đổi cá tính, hiếu chiến, tò mò muốn bắt chước những cảnh
  4. trong phim và quan trọng hơn là nó cướp đi thời gian học hành của trẻ. Cách khắc phục: Tại Anh người ta đã tiến hành phân loại phim như phim Uc, U, PG, 12A, 12 hoặc 15 và tuỳ theo từng độ tuổi người ta mới cho phép trẻ xem. Ví dụ như phim Uc là phim phù hợp tất cả cho trẻ nhỏ, nhất là nhóm dưới 5 tuổi, hoặc phim U chỉ phù hợp cho nhóm tuổi lớn vì nó có đề cập đến các vấn đề về xã hội nhưng lại không gây nguy hiểm làm tăng tính thù địch, sex hay sử dụng ma tuý vv… hoặc phim 12 chỉ trên video và DVD áp dụng cho nhóm trẻ 12 tuổi trở ra. Việc phân loại này sẽ do các bậc cha mẹ làm, chỉ cho trẻ xem trong mức độ thời gian cho phép, kể cả phim trên truyền hình để không gây ảnh hưởng đến thời gian học. Nghiện tivi Xem tivi là thói quen của mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng nếu nghiện, dành quá nhiều thời gian cũng gây phản tác dụng nhất là nhóm trẻ nhỏ, tuổi teen, làm giảm thời gian chơi bời, tiếp xúc cộng đồng, hạn chế tính sáng tạo, phát
  5. sinh béo phì, gây ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách ở trẻ… Cách khắc phục: Hạn chế thời gian xem mỗi ngày, chỉ cho trẻ xem những chương trình nhất định phù hợp với độ tuổi của trẻ, không nên trang bị TV trong phòng của trẻ, nếu có thời gian nên xem cùng trẻ, không nên dùng TV để làm phương tiện giải trí cho trẻ nhỏ, hãy thay bằng những phương pháp hoạt động khác. Nghiện Internet Việc truy cập Internet quá nhiều đã dẫn đến nhiều thảm hoạ đối với giới trẻ, không chỉ tốn tiền, tốn thời gian mà còn làm cho việc học hành suy giảm. Thực tế có đứa trẻ nghiện Internet đã bị tử vong ngay trên bàn. Nghiện Internet khác với nhóm nghiện máy tính tại gia, những con nghiện này thường lấy trộm tiền gia đình để trốn vào những quán chát để chơi, thậm chí còn nói dối cha mẹ, bỏ học ở trường để đi chơi. Cách khắc phục: Cho đến nay chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn nào để bảo vệ trẻ trước trào lưu này mà người ta mới chỉ có những phương pháp mang tính phòng ngừa ví dụ
  6. như giáo dục trẻ để chúng hiểu được cái lợi cái hại của nó từ đó giúp trẻ tiếp cận theo mức độ thời gian hợp lý. Tiếp đến là đưa ra những quy định cụ thể để bảo vệ trẻ trước sự tấn công từ những thứ văn hoá đồi truỵ đang lưu hành trên mạng, không nên tiết lộ thông tin, địa chỉ gia đình, cá nhân cho những người lạ, nếu có vấn đề bất trắc cần thông báo cho bố mẹ biết, không gửi ảnh của bản thân, bố mẹ cho những đối tượng lạ, không trả lời những tin nhắn vớ vẩn, duy trì từ mật khẩu, không hứa hẹn trực tuyến với người lạ, nhất là khác giới, hoặc đi chơi với những người này, không được dowload phần mềm, chương trình mà chưa có sự cho phép của cha mẹ. Riêng các bậc cha mẹ không nên chiều con cho con tiền để đi chơi điện tử, nên phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ quỹ thời gian ở nhà, trên lớp cũng như thời gian học thêm, khuyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2