intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 cách giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bé ngoan, làm tốt công việc, bạn hãy dán lên bảng một lá cờ xanh, ngược lại thì dán cờ đỏ. Bạn hứa sẽ thưởng cho trẻ một chuyến đi chơi khi bảng đầy cờ xanh. gine Trẻ em 3 – 5 tuổi bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh, có thể hòa nhập vào sinh hoạt gia đình. Những việc làm, mối quan hệ xung quanh trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến tính cách của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải giáo dục con cái từ những việc nhỏ nhất. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 cách giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm

  1. 5 cách giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm Khi bé ngoan, làm tốt công việc, bạn hãy dán lên bảng một lá cờ xanh, ngược lại thì dán cờ đỏ. Bạn hứa sẽ thưởng cho trẻ một chuyến đi chơi khi bảng đầy cờ xanh. gine
  2. Trẻ em 3 – 5 tuổi bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh, có thể hòa nhập vào sinh hoạt gia đình. Những việc làm, mối quan hệ xung quanh trong giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến tính cách của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải giáo dục con cái từ những việc nhỏ nhất. Sau đây là những cách giúp trẻ có trách nhiệm với bản thân và gia đình: Giao công việc cụ thể: Trẻ con chưa thể hoàn thành tốt công việc nhưng rất muốn thể hiện “bản lĩnh” của mình. Vì thế, bố mẹ nên giao cho trẻ một việc gì đó như quét nhà, gấp quần áo cất vào tủ, vo gạo, thay tã cho em nhỏ… Khi được giao việc, trẻ sẽ thấy tự hào vì mình được tin cậy. Hướng dẫn cụ thể: Khi giao việc cho trẻ, bố mẹ không nên nói “hãy làm đi” mà cần chỉ dẫn cụ thể nên làm như thế nào. Có thể trẻ đã nhiều lần thấy bố mẹ làm những việc đó, nhưng bé không nhớ chính xác từng bước của
  3. công việc. Vì vậy, bố mẹ càng hướng dẫn cụ thể, trẻ càng làm việc chính xác và nhanh chóng hơn. Tin tưởng: Giao việc xong, bạn phải tỏ ra tin tưởng con mình, đừng bao giờ thể hiện sự nghi ngờ bằng những câu nói như: “Con chỉ có làm hỏng việc thôi”. Kiểu nói này sẽ khiến cho con trẻ tự ti, mặc cảm và dẫn đến việc luôn phá phách để chứng tỏ bản lĩnh. Hiển nhiên, trẻ ở độ tuổi này chưa thể hoàn thành công việc mỹ mãn như bố mẹ mong muốn. Vì thế, bố mẹ nên tỏ ra tin tưởng và âm thầm theo dõi tiến độ của con. Khi trẻ làm sai, hãy giả vờ như vô tình nhìn thấy, rồi nhẹ nhàng phân tích cho con hiểu làm sai ở đâu, sau đó hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ cách làm đúng. Việc hôm nay chớ để ngày mai: Yêu cầu trẻ làm dứt điểm từng công việc. Tính trẻ rất mau chán, đang làm việc này lại muốn làm sang việc khác, hoặc làm chưa xong thì nản và muốn để dành ngày mai. Hãy nói với trẻ rằng, ngày mai con còn nhiều việc khác để làm. Nghiêm khắc: Bạn thiết kế những chiếc cờ xinh xinh hai màu (màu đỏ và xanh). Khi bé ngoan, làm tốt công việc, bố mẹ hãy thưởng cho bé một lá cờ xanh, dán lên bảng. Khi bé làm hỏng việc, hãy nghiêm khắc bắt bé dán lên
  4. một lá cờ đỏ. Bạn nói với bé: "Khi nào chiếc bảng này đầy cờ xanh, con sẽ được thưởng một chuyến đi chơi, một con gấu bông". Đây là cách để khích lệ bé phấn đấu và có trách nhiệm với bản thân hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2