intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 PHẨM CHẤT CẦN CÓ CHO CON BẠN

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

147
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chuyên gia tin rằng những người hạnh phúc và thành công thường có một số phẩm chất nào đó - những người này lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và có những mối quan hệ tốt trong suốt cuộc đời của họ. Và các bạn cần phải nuôi dưỡng các phẩm chất cơ bản này cho con con bạn, ngay từ khi bé mới lọt lòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 PHẨM CHẤT CẦN CÓ CHO CON BẠN

  1. 5 PHẨM CHẤT CẦN CÓ CHO CON BẠN Các chuyên gia tin rằng những người hạnh phúc và thành công thường có một số phẩm chất nào đó - những người này lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và có những mối quan hệ tốt trong suốt cuộc đời của họ. Và các bạn cần phải nuôi dưỡng các phẩm chất cơ bản này cho con con bạn, ngay từ khi bé mới lọt lòng. Các chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ con đưa ra năm phẩm chất dưới đây mà con bạn cần, kèm theo đó là một số cách mà bạn có thể bắt đầu để bé đạt được những phẩm chất quan trọng này. Phẩm chất thứ nhất: Lòng tin Tin cậy vào người khác là nên tảng cho những phẩm chất còn lại. Nếu không có đặc tính này, bé phải vật lộn vất vả trong quá trình phát triển. Theo chuyên gia Debbie Phillips, chuyên nghiên cứu về quá trình phát triển của trẻ con, nói rằng bé sẽ vất vả để thiết lập các mối quan hệ, để tự tin và tiến lên phía trước trừ khi bé có khả năng tin cậy vào người khác. Lòng tin bắt đầu từ khi con bạn mới sinh. Bạn có thể làm cho bé có ý
  2. thức sâu sắc về sự an toàn, về niềm tin vào thế giới và tin vào chính bản thân bé. Với trẻ sơ sinh (infant), sự an toàn đối với bé có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bé, cho bé ăn khi bé đói, bế bé khi bé muốn được ôm ấp, thay tã cho bé khi tã bẩn và những tương tác hàng ngày của bạn như nói chuyện với bé, hát cho bé nghe và nhìn vào mắt bé. Bạn sẽ làm cho bé thật sự cảm thấy an toàn bẳng cách thiết lập những công việc thường lệ như đọc cho bé truyện cho bé nghe trước khi đi ngủ. Khi con bạn ở tuổi tập đi (toddler), nhu cầu của con bạn trở nên phức tạp hơn. Tất nhiên là bé vẫn cần được ăn, được tắm, được chăm sóc nhưng bé còn cần bạn chú ý đến những nét vẽ nguệch ngoạc của bé cũng như những cái tháp mà bé xây. Công nhận thành tích của bé có vẻ không quan trọng bằng cho bé ăn tối nhưng thực tế thì thừa nhận thành tích của bé rất quan trọng. Bé sẽ nói với bạn theo cách của bé "Con cần mẹ chú ý đến điều này." Thử chú ý đến các dấu hiệu của bé và bạn hành động theo các nhu cầu của bé. Bạn cũng nên chú ý đến tính khí của bé. Không phải tất cả các bé đều có tính nết giống nhau và đứa con nhỏ của bạn sẽ tin bạn nhiều hơn nếu bạn thay đổi hành động cho phù hợp với tính cách của bé. Ví dụ, một số bé có thể cần khuyến khích nhiều, trong khi đó một số bé khác sẽ dừng lại nếu bạn khuyến khích bé nhiều quá. Hơn nữa, bạn cần chỉ cho con bạn hiểu tính cách cá biệt của bé, và bé cảm thấy rằng bạn luôn ở bên cạnh bé.
  3. Phẩm chất thứ hai: Tính kiên nhẫn Mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người biết chờ đợi. Theo chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ con, ông Claire Lerner nói rằng trẻ con học kiên nhẫn thường có khả năng kiên trì và thành công hơn. Dạy trẻ phẩm chất kiên nhẫn có thể giúp cho bé thấm nhuần tính độc lập và khả năng hoàn thành công việc. Bạn muốn giúp đỡ con bạn ư? Điều đầu tiên bạn cần nhớ là: Con bạn đang quan sát bạn. Nếu bạn mất bình tĩnh khi bạn bị tắc đường thì tức là bạn đã làm một ví dụ xấu. Trẻ con giống như những miếng bọt biển nên bé tiếp nhận tất cả mọi thứ. Các chuyên gia gọi đó là sự bắt chước - bạn làm điều đúng và bé sẽ làm theo. Bạn bực tức khi bé làm đổ sữa là bạn đã làm gương xấu cho bé; bình tĩnh giúp đỡ bé lau sạch chỗ sữa đổ sẽ khiến bé hiểu rằng mọi thứ đều không hoàn hảo. Diễn đạt các cảm xúc của bé bằng lời cũng giúp bạn nuôi dưỡng tính kiên nhẫn. Bé biết đi nói chung chưa thể nói được nhiều nhưng bé hiểu hầu hết những gì bạn nói với bé. Do đó, nếu một bé 18 tháng tuổi ném một miếng trong bộ xếp hình (puzzle) đi vì chúng không ghép hình được thì bạn hãy nói cho bé hiểu và thừa nhận sự thất bại của bé. Tương tự như vậy, nếu cầu chì bị nổ thì bạn hãy giải thích cho bé thấy cảm xúc của bạn hơn là tỏ ra bực tức. Bé biết đi không có ý thức về thời gian như chúng ta, điều này làm cho bé khó kiên nhẫn hơn. Bạn có thể giúp bé bằng cách đánh dấu thời gian theo cách không dùng phút và giờ. Ví dụ, nếu con bạn đòi uống nước hoa quả trong khi bạn đang khâu vá bạn nên trả lời bé rằng "Mẹ sẽ lấy
  4. cho con ngay sau khi mẹ khâu xong những chiếc quần này" tốt hơn là bạn bảo bé "5 phút nữa mẹ sẽ lấy cho con." Với câu trả lời trước, bé sẽ quan sát quá trình làm việc của bạn và đánh giá được bao lâu nữa bé sẽ được uống nước hoa quả. Phẩm chất thứ ba: Tinh thần trách nhiệm Theo bác sĩ tâm lý Doreen Virtue ở Los Angeles, tác giả của cuốnYour Emotions, Yourself (nhà xuất bản Lowell House, 1996), cho rằng để thành công trong cuộc sống, bạn cần biết cách cam kết và theo đến cùng. Đôi khi một em bé cũng có thể bắt đầu giải quyết công việc. Thực tế là, khi đứa con một tuổi của bạn thích thú ném cái chai của bé xuống sàn nhà, bé đợi bạn nhặt hộ, chỉ lặp đi lặp lại trò chơi này thì đó cũng là lúc bé đã sẵn sàng học hỏi về tinh thần trách nhiệm. Lúc này, bé đã phát triển hiểu biết sơ đẳngvề khái niệm "nguyên nhân và kết quả" và bé thừa nhận rằng mỗi hành động của bé đều để lại kết quả. Bạn có thể bắt đầu nghĩ đến những trách nhiệm phù hợp với bé như đưa thìa cho bé và bảo bé đưa thìa cho bố. Khi bé lớn hơn, bạn có thể giao nhiều việc vặt cho bé hơn, có thể bảo bé ném bít tất của bé vào chậu hoặc sắp xếp các băng đĩa của bé. Bạn sẽ làm cho công việc trở nên dễ chịu hơn nếu bạn giải thích cho bé hiểu giá trị của mỗi nhiệm vụ. Nhưng bạn phải giải thích ngắn gọn, dễ hiểu; ví dụ, "cái chậu là nơi để quần áo bẩn cần đem đi giặt" và xếp đĩa gọn gàng
  5. để "lần sau xem thì con có thể tìm thấy dễ dàng." Khi bạn giải thích lần đầu, bé sẽ không thể hiểu được nhưng rồi thì bé cũng hiểu. Tất nhiên, bé giúp bạn dọn dẹp là một công việc hữu ích. Nhưng bạn đừng mong đợi quá nhiều. Đối với một bé biết đi, cất ba hoặc bốn đồ chơi đã là quá nhiều. Bạn thử biến công việc đó trở thành một trò chơi hoặc hát một bài hát đặc biệt về dọn dẹp trong khi bạn cất đồ chơi cho bé. Chúng ta thường quá vội vàng trong việc khuyến khích bé làm các công việc vặt bởi vì các công việc này chiếm quá nhiều thời gian. Nếu bạn chịu áp lực về thời gian thì bạn hãy chọn ra một hoặc hai trách nhiệm cơ bản, nhưng bạn phải đảm bảo rằng bạn có thể làm cho những trách nhiệm này có hiệu lực. Phẩm chất thứ tư: Sự cảm thông Cảm thông là một phẩm chất cần thiết cho sự phát triển các khả năng xã hội của một người. Để có những mối quan hệ thành công, bạn cần phải biết mọi người đang cảm thấy thế nào và cư xử cho phù hợp. Nếu như trẻ sơ sinh biểu lộ sự cảm thông ở dạng nguyên thuỷ thì bé không có khả năng đặt mình vào địa vị của người khác cho đến một thời điểm nào đó ở giữa độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Trước thời gian này, bé có vấn đề khi phải nhìn thế giới theo quan điểm của người khác. Khi bé 2 tuổi đấm vào đầu bạn, bé không hiểu rằng bạn của bé bị đau bởi vì bé không bị đau. Nhưng có nhiều cách mà bạn có thể làm để giúp bé phát triển phẩm chất cảm thông. Bạn hỏi bé "Con sẽ cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra với
  6. con?". Bạn không phớt lờ khi bé quá ích kỷ, thay vào đó, bạn hãy giải thích rằng hành động đó ảnh hưởng đến người khác. Nếu bé cắn em của bé, bạn hãy giải thích cho bé biết là em sẽ bị đau và bạn chế giễu bé bằng những tiếng ê, ê, ê! Nếu bạn nhìn thấy một bé khác bị trầy da ở đầu gối, bạn nói cho bé biết chỗ đó sẽ sưng tấy như thế nào và bạn sẵn sàng lặp đi lặp lại những lời bình luận đó. Đây là một phẩm chất cần lặp lại nhiều lần trước khi bạn muốn bé có được. Bạn hãy cẩn thận với vô tuyến truyền hình. Nếu bạn xem hoạt hình có các nhân vật hay đánh người khác, thì bạn hãy chỉ cho bé rằng đó là một hành động xấu trong cuộc sống thật. Trong khi sự khác nhau giữa thực tế và khả năng tưởng tượng làm cho bé bối rối thì bạn cần hướng dẫn bé những bài học quan trọng. Hơn nữa, không phải tất cả các chương trình truyền hình đều có hại, có một số chương trình có lợi. Ví dụ, theo một nghiên cứu vào năm 1998 của trường Đại học Yale, các bé ở độ tuổi mẫu giáo (preschooler) có xem chương trình "Hàng xóm của gia đình ông Roger" hoặc chương trình "Barney và những người bạn" đều có xu hướng học tốt hơn những bé không xem các chương trình này. Ông Dorothy Singer, giám đốc điều hành của trung tâm nghiên cứu chương trình truyền hình gia đình thuộc trường Đại học Yale và là trưởng nhóm nghiên cứu tin rằng các kết quả thu được nhấn mạnh tầm quan trọng của các hành động bắt chước. Các chương trình này truyền cho các bé thông điệp rằng sự cảm thông, tình thương và tình bạn là những yếu tố cơ bản tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Những chương trình trên nhấn mạnh
  7. sự chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau và tình yêu. Các bé xem những chương trình này sẽ bắt chước các hành động mà chúng xem được. Yếu tố quyết định vẫn là cách cư xử của bạn. Cư xử với con bạn như cách mà bạn muốn con bạn cư xử với người khác. Điều này có nghĩa là bạn hãy chú ý đến các nhu cầu của bé và chỉ cho bé thấy rằng bạn tôn trọng các cảm xúc của bé. Nếu bé giận giữ ném bút màu, thì bạn bình tĩnh nhấn mạnh rằng bé cần phải nhặt lên - nhưng nói với bé rằng bạn hiểu là bé đang bực bội. Phẩm chất thứ năm: Đức tính tự tin Bằng việc học cách hành động độc lập, con bạn sẽ trưởng thành với một la bàn nội tâm đủ mạnh để biết bé muốn gì và tự bé có thể quyết định. Có lẽ, thuộc tính hiệu quả nhất mà bạn cần tiếp tục nuôi dưỡng cho bé là khả năng giải quyết vấn đề - khả năng này giúp cho bé kiên nhẫn, có trách nhiệm và tự thoả mãn. Nếu bé 14 tháng tuổi của bạn không đủ kiên nhẫn vì bé không được chơi với đồ chơi của em bé khác thì bạn hãy thừa nhận nỗi buồn của bé nhưng đừng khuyến khích bé tìm kiếm các giải pháp khác. Bạn giúp bé chia các nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ, sau đó để bé tự điều khiển mỗi bước. Nếu bé biết kéo khăn tắm của bé xuống, mở một hộp kẹo hoặc dưới mứt cô đặc lên bánh mì của bé thì bé sẽ cảm thấy tự trị hơn và tin rằng sẽ giải quyết được những nhiệm vụ lớn hơn ở trong nhà.
  8. Bạn cũng có thể giúp bé xây dựng phẩm chất tự tin bằng cách cho bé làm những việc phù hợp với lứa tuổi. Khi bé 1 tuổi, bé có thể học ăn bằng thìa và một năm sau bé có thể tự mặc được một chiếc áo sơ mi rộng. Hãy làm cho mọi thứ trở nên càng dễ dàng càng tốt - như mua những đôi giầy có dán dính hơn là những đôi giầy có dây buộc - và chuẩn bị để giúp đỡ bé khi cần thiết. Nếu bé biết đi muốn ăn một cái bánh, bạn hãy bế bé lên để bé có thể mở được ngăn tủ, cầm lấy gói bánh và tự lấy một cái bánh. Một cách tốt để con bạn học cách tự tin là bắt chước cách cư xử của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề, ví dụ như bạn cần lắp một chiếc máy tính mới thì bạn hãy nói to lên, tự tìm hiểu các bước để con bạn có thể theo dõi tiến trình giải quyết vấn đề của bạn. Bạn đừng quên nuôi dưỡng những đặc tính của riêng bé. Bạn cần nhớ rằng thuyết phục và thừa nhận quan điểm của bé rất quan trọng. Nếu bạn nhìn thấy bé lúc nào cũng cầm một cái áo sơ mi, bạn hãy nói rằng "Đó chắc là cái áo yêu thích của con." Khi con bạn lớn hơn, bạn có thể khuyến khích những quyết định phức tạp hơn. Khi đi mua sắm, bạn bảo con bạn tự chọn một trong hai cái áo. Hỏi xem bé thích chơi với chiếc đĩa nhựa của bé hay chơi với một quả bóng hơn. Vấn đề là ở chỗ bạn tốn rất nhiều thời gian khi dạy bé các phẩm chất trên - bạn hãy để cho bé giải quyết vấn đề của bé. Bạn giúp bé nhiều hơn nếu bạn từ chối nhảy vào và làm mọi thứ cho bé. Chúc bạn may mắn. Lê Khanh ( từ Internet)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2