50 Bệnh thường gặp ở gà - Phần I
lượt xem 122
download
Chương I: Bệnh do virus gây ra 1. Bệnh cúm trên gia cầm NGUYÊN NHÂN : Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng. - Có 3 thể lâm sàng phổ biến: a.Cúm có tính sinh bệnh cao: - Tử số cao có thể 100%. - Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 50 Bệnh thường gặp ở gà - Phần I
- 50 bệnh thường gặp ở gà (Phần I) Chương I: Bệnh do virus gây ra 1. Bệnh cúm trên gia cầm NGUYÊN NHÂN : Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae,influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng. - Có 3 thể lâm sàng phổ biến: a.Cúm có tính sinh bệnh cao: - Tử số cao có thể 100%. - Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng ở đầu. Mồng, mào, tích tím bầm. Tiêu chảy phân xanh. - Sau 3 ngày mắc bệnh, một số con còn sống sẽ có các biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh hoặc đi xoay vòng. - Trên những loài gia cầm non cái chết xẩy ra thình lình mà không có triệu chứng gì trước đó. b. Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa: - Bệnh số cao, tử số có thể 50-70%. - Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược. c. Cúm có tính sinh bệnh thấp: - Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ. - Xù lông, giảm ăn, giảm uống. BỆNH TÍCH: - Tím bầm và thủy thủng ở đầu. - Có bọng nước và lở loét ở mào gà. - Phù thủng quanh hốc mắt. Thủy thủng bàn chân gà. - Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. - Máu xuất hiện quanh lổ huyệt. - Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết. - Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi. - Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết. - Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ
- BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM: a.Ở các vùng, trại có dịch: - Tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt. Dọn sạch phân, chất độn chuồng. - Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh. - Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ, áo, quần, ủng, kính che mắt, găng tay, khẩu trang… - Không tự ý nuôi gia cầm, thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng. - Sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB. b.Ở vùng, trại chưa có dịch: -Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm. - Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm, thủy cầm từ các vùng có dịch. - Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại. - Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại. -Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại (3 ngày/1 lần), dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS- FMB. -Tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nhất là vitamin C và các chất điện giải có tron VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống 2 . Bệnh Newcastle (bệnh dịc tả gà giả) NGUYÊN NHÂN Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxoviridae. TRIỆU CHỨNG: -Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày trong điều kiện thí nghiệm, 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên. a.Thể quá cấp tính: chết trong 24-48 giờ với những triệu chứng chung: suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu… b.Thể cấp tính: - Giai đoạn xâm lấn: ủ rủ, bỏ ăn, ăn ít, thích uống nước, xã cánh đứng rù, tím da, xuất huyết hay thủy thủng mồng và tích gà. - Giai đoạn phát triển: có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, thở khó và càng nặng hơn khi tích tụ dịch viêm trên đường hô hấp-gà khịt mũi, tiêu chảy phân lẫn máu, màu phân trắng xám mùi tanh, co giật, liệt nhẹ cổ, cánh hay ngón chân….Đối với gà đẻ thì giảm đẻ, trứng nhỏ, màu trắng nhợt. - Giai đoạn cuối cùng: gà chết trong vài ngày hay phát triển dần hướng đến khỏi
- bệnh sau một thời kỳ hồi phục dài để lại hậu chứng thần kinh (vẹo cổ, liệt…) (hình 1) và sự bất thường về đẻ trứng. c.Thể bán cấp tính và mãn tính: diễn biến trong thời gian dài và những biểu hiện chung biến mất hay thầm lặng, biểu hiện xáo trộn hô hấp: viêm cata mắt, mũi (hình 2). Có thể liệt nhẹ nhưng không có triệu chứng về tiêu hóa. BỆNH TÍCH: - Viêm túi khí, viêm màng kết hợp mắt và viêm phế quản. - Khí quản bị viêm và xuất huyết. Viêm túi khí dày đục chứa casein. - Ruột có những vùng xuất huyết hay hoại tử định vị chủ yếu ở nơi tạo lympho thường ở hạch amydale manh tràng. -Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuất huyết trên bề mặt BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Đây là bệnh do virus nên không có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra. - Chủng ngừa vaccin Newcastle theo đúng liệu trình. - Không mua gà bệnh từ nơi khác về để tránh lây lan. - Vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng 1 trong 2 chế phẩm ANTIVIRUS-FMB hoặc PIVIDINE -Thường xuyên bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress. 3. Bệnh Gumboro NGUYÊN NHÂN: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1 gây ra trên hầu hết các dòng gà, thường gặp trên gà Leghorn. Gà đẻ thường nhạy cảm hơn gà thịt, gà địa phương ít bị bệnh hoặc bệnh không nặng như gà công nghiệp TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh ngắn từ 2-3 ngày. - Bệnh xuất hiện một cách thình lình và mãnh liệt với triệu chứng đầu tiên là gà suy nhược, lờ đờ, gà mổ vào hậu môn của nhau, những lông xung quanh hậu môn bị nhiễm bẩn với những phân lỏng màu trắng đục có khi lẫn máu, gà suy sụp, liệt cùng với mất nước, xù lông. - Bệnh số cao có thể 50 đến 100%, gà chết vào ngày thứ 3 sau khi cảm nhiễm, tử số trung bình 5-20% BỆNH TÍCH: - Xác chết khô, cơ ngực sậm màu, ống dẫn tiểu nhiều urat. - Xuất huyết trên cơ ngực, cơ đùi, lông xơ xác, chân khô. - Thận bị hư hại dưới nhiều dạng khác nhau.
- - Lách lúc bắt đầu bệnh thì triển dưỡng, sau đó thì bất dưỡng. - Ở ngày thứ ba sau khi nhiễm, túi Fabricius bị thủy thủng, xung huyết, gia tăng kích thước và trọng lượng. Ơ ngày thứ tư, bệnh tích tăng lên, túi Fabricius tăng gấp 2-3 lần thể tích bình thường. Ơ ngày thứ năm, những bệnh tích viêm giảm dần, túi Fabricius giảm kích thước rồi bắt đầu bất dưỡng. Từ ngày thứ tám, trọng lượng túi Fabricius giảm từ 1/3-1/6 trọng lượng túi Fabricius bình thường BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Chủ yếu phòng bệnh bằng vaccin theo đúng lịch, định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB với liều 2-3ml/1 lít nước. - Thường xuyên bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh. - Bệnh do virus không có thuốc đặc trị. Khi bệnh đã nổ ra cần thực hiện các biện pháp sau đây để hạn chế tỉ lệ chết: + Cách ly gia cầm bệnh và gia cầm khỏe mạnh. + Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôI bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS- FMB +Bổ sung ANTI-GUMBO: 2g/1 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa stress, mất nước, mất chất điện giải 4 . Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (I Căn bệnh - Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (I là bệnh đường hô hấp cấp tính, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao ở gà con dưới 1 tháng tuổi, và giảm đẻ mạnh ở gà mái đẻ. - Bệnh do một loại virus thuộc nhóm Myxovirus gây nên. Triệu chứng Gà dưới một tháng tuổi: - Bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng: sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở khò khè, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng rít, chảy nước mũi, nước mắt. - Gà con tiêu chảy nặng, phân loãng trắng. - Gà thường tụm lại thành từng đám quanh đèn sưởi, tỷ lệ chết cao ở những đàn không có kháng thể mẹ truyền. Gà trên 1 tháng tuổi và gà đẻ trứng: - Gà chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, gà há mỏ thở. - Viêm thận, tiêu chảy phân có nhiều nước. - Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột, giảm tới 70% và kéo dài hàng tháng. - Trứng dễ vỡ, vỏ trứng mỏng, sần sùi, méo mó - Trong một vài trường hợp bệnh kéo dài sau 1- 2tuần đàn gà tự khỏi
- Bệnh tích - Bệnh tích tập chung chủ yếu ở đường hô hấp: phế quản, khí quản xuất huyết thành từng vệt dài hoặc xuất huyết điểm, có nhiều chất nhầy bên trong khí quản. - Túi khí viêm dày đục, xuất huyết hoặc có bã đậu, bệnh thường ghép với CRD nên rất khó phân biệt. - Thận viêm sưng, phù, hai ống dẫn nước tiểu chứa đầy urat trắng. - Đối với gà đẻ, bệnh tích trên đường hô hấp không đặc trưng nhưng buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, tỷ lệ đẻ giảm mạnh. - Thận sưng to hoặc xuất huyết, hoại tử, thận chứa đầy Urate rất đặc trưng. Phòng bệnh Bước 1 - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, che bạt ngược để đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi - Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, 100gr/1m2 chuồng nuôi - Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi. Bước 2 Vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Dùng vaccin theo lịch sau: Ngày tuổi Loại vaccin Cách dùng Nhỏ mắt, mũi 5 MEDIVAC IB-ND Nhỏ mắt, mũi 21 MEDIVAC IB-ND hoặc cho uống Bước 3 - UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải. - DOXYCIP 20% liều100gr/ 2tấnTT/ngày, liên tục 3ngày. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, dùng liên tục. Xử lý khi sảy ra dịch:
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh IB, trong trường hợp xảy ra bệnh dùng các loại thuốc trợ lực bổ sung vitamin, điện giải, và kháng sinh phòng nhiễm khuẩn kế phát. - UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước uống, bổ sung vitamin, điện giải. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày - HEPATOL liều1ml/1lít nước uống, nhằm giải độc, tăng cường chức năng gan, t h ận - MG-200 100gr/1tấn TT/ngày, liên tục 3-5ngày, phòng nhiễm khuẩn kế phát 5. bệnh viêm thanh khí quả truyền nhiễm
- căn bệnh Do Hepes virut gây ra - Bệnh lây lan nhanh qua đường miệng, hô hấp, dịch bài tiết từ mũi, miệng… - Trong điều kiện vệ sinh, chăm sóc và quản lý kém bệnh phát ra nhanh và mạnh - Mọi giống gà đều mắc. Gà ≥ 14 tuần tuổi tỷ lệ mắc nhiễm cao hơn so với gà con Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-12 ngày Thể quá cấp tính: - Gà có biểu hiện thở khó, và ngạt từng cơn. - Gà rướn cổ cao, há miệng thở kèm theo tiếng rít, mào tím tái. Sau cơn rít gà lắc mỏ, khạc đờm đặc, trong đờm có khi lẫn máu. Sau cơn ngạt gà trở lại bình thường. Thể cấp: Gà chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt. Nhiều gà bị mù do viêm tuyến lệ. Thể mãn tính: - Vạch mỏ gà thấy niêm mạc vùng họng viêm xuất huyết, chứa nhiều đờm dãi - Tỷ lệ đẻ giảm 10-40% kéo dài Bệnh tích: - Bệnh tích tập chung chủ yếu ở thanh, khí quản. - Thể cấp tính: Niêm mạc thanh quản viêm, xuất huyết, chứa dịch nhầy lẫn máu. Trong trường hợp bệnh nặng có thể thấy cục máu đông bịt kín khí quản, gà chết do ngạt thở. - Thể mãn tính: niêm mạc vùng thanh quản và khí quản bị phủ một lớp màng giả màu vàng dễ bóc. Phòng bệnh Bước 1: Vệ sinh Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng IOGUARD hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 - 2lần. Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi. Bước 2: Vaccine VÙNG AN TOÀN Tuần Phòng bệnh Thứ tự Cách dùng Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Lần 1 Nhỏ mắt 10 (ILT) VÙNG DỊCH Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Lần 1 Nhỏ mắt 8 (ILT)
- 6. Bệnh Marek NGUYÊN NHÂN: Do virus herpes gây nên thuộc họ Herpesviridae, rất lây truyền chuyên biệt trên gà, bệnh xảy ra chủ yếu trên Gà thịt TRIỆU CHỨNG: Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh 3-4 tuần. a. Thể cấp tính: chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn. Không có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. - Tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước khi chết. - Bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng. Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh. Uể oải, nhạt màu mồng và tích gà. - Giảm tỉ lệ đẻ. b. Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi. - Đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi có thể rũ xuống hoặc liệt. Cánh xả xuống một hoặc hai bên. Một số có hiện tượng viêm mắt, viêm mống mắt, dẫn đến rối loạn thị giác có thể mù mắt. - Gà trống suy giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm đẻ BỆNH TÍCH: *Thể cấp tính: - Khối u là bệnh tích chủ yếu, tất cả các cơ quan (buồng trứng, dịch hoàn, gan, thận, da, phổi, cơ, dây thần kinh ngoại biên) đều có thể phát triển khối u. - Gan, lách sưng to hơn so với bình thường, nhạt màu, bở. - Trường hợp khối u ở gan làm gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám. - Trường hợp khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột sẽ làm các tổ chức này dầy lên. - U ở cơ làm tổ chức cơ dày lên, mặt cắt khối u có màu trắng xám. *Thể mãn tính: - Bệnh tích ở dây thần kinh hông, thần kinh cánh: sưng to gấp 4-5 lần so với bình thường, thủy thủng, mất màu vân óng ánh. - Mắt: biến đổi màu sắc mống mắt, biến dạng con ngươi BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: - Đây là bệnh do virus gây ra, do đó không có thuốc đặc trị. Vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh. - Chôn hoặc đốt gà chết do bệnh, tách riêng gà bệnh và gà khỏe, để trống chuồng ít nhất là 3 tháng trước khi nuôi đợt mới, không nhập gà giống về nuôi trong thời gian
- xử lý đàn gà bệnh. - Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống, gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh. - Hàng ngày quét, nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông. - Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con. Nuôi riêng gà con và gà mái đẻ. - Sát trùng trứng, cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus. - Định kỳ cũng như sau mỗi lần xuất chuồng cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB theo tỉ lệ 2-3ml/1 lít nước, phun ướt bề mặt. -Bổ sung VITAMIN C-SOL với liều 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C với liều 1g/1 lít nước giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi 7. Bệnh đậu gà NGUYÊN NHÂN: Do virus Avipox gây ra thuộc giống Avipoxvirus, họ Poxviridae. Virus đậu gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi. Trong nuôi công nghiệp thường gặp trên những gà cuối chu kỳ sản xuất. Trong nuôi thả tự nhiên bệnh có thể gặp trên gà con TRIỆU CHỨNG: - Thời gian nung bệnh biến đổi từ 4-14 ngày trên gà, gà tây, bồ câu. - Thể da: mụn xuất hiện ở những vùng không có lông ở đầu (mào, mồng, xung quanh mắt, mỏ, mũi, …). Mụn ở khóe mắt có thể làm gà viêm kết mạc mắt khó nhìn, nếu ở khóe miệng khó lấy thức ăn. - Thể màng giả (thể yết hầu): xuất hiện màng giả (hình (ở yết hầu, ở phần trên đường tiêu hóa, đường hô hấp). Gà bệnh khó thở. Tử số cao có thể lên đến 50% BỆNH TÍCH: - Thể da: bắt đầu bằng mụn màu trắng, gia tăng kích thước thành mụn mủ rồi thành bọng nước màu vàng, cuối cùng biến thành mào, vẩy có màu vàng đậm xám. Sau 2-3 tuần mào, vẩy tróc để lại những vết sẹo. - Thể yết hầu: những nốt hạt đục mọc trên màng niêm nạc phần trên đường tiêu hóa và hô hấp. Những nốt này gia tăng kích thước trên màng giả màu vàng. Khi gở những mảng này để lại những vết lở và xuất huyết BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG: -Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Mua gà từ nơi không bị bệnh. Giết loại gà bệnh nặng. Cách ly và ngừa phụ nhiễm những gà mắc bệnh nhẹ. -Tiêm phòng bằng vaccin cho gà khỏe. - Chưa có thuốc đặc trị nhưng để chống lại phụ nhiễm vi trùng có thể dùng kháng
- sinh AMOXYCOL A&B: 3g/1 lít nước trong 4-5 ngày để phục hồi nhanh. - Bổ sung VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe. -Định kỳ sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi:PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS- FMB 8 .Hội chứng giảm đẻ Căn bệnh: - Do Adenovirut gây ra - Bệnh chỉ xảy ra trên gà đẻ thương phẩm và gà đẻ trứng giống ở đầu chu kỳ đẻ hoặc trong giai đoạn đẻ trứng. - Bệnh vừa có tính truyền dọc vừa có tính truyền ngang do lây nhiễm qua tiếp xúc Triệu chứng: Gà giảm đẻ đột ngột 10-30% trong khi đàn gà vẫn ăn, uống bình thường và không có dấu hiệu bệnh rõ nét - Thời gian giảm đẻ kéo dài, các biện pháp dùng thuốc bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu quả. - Trứng biến màu, kích thước không đồng đều, vỏ trứng mỏng, sần sùi, nhăn nheo. - Quan sát kỹ thấy mào gà nhợt nhạt, gà tiêu chảy. Bệnh tích: Không có các biến đổi đặc trưng ngoài biểu hiện buồng trứng bị teo, thoái hoá, các trứng non không phát triển Phòng bệnh: Bước 1 - Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận. - Vê sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại định kỳ bằng ANTISEP liều 3ml/1 lít nước, 2lít nước phun cho 100m2 chuồng Bước 2 - Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất - Tiêm bắp vaccine MEDIVAC ND-IB-EDS Emulsion liều 0,5 ml/con, khi gà được 15-16 tuần tuổi, phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (I và hội chứng giảm đẻ (EDS) Bước 3: - Nâng cao sức đề kháng cho gà bằng cách: - Cho gà uống UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày - Pha nước uống hoặc trộn thức ăn ALL ZYM liều 1gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày
- - Thường xuyên bổ sung ADE PRO 1gr/1lít nước, bổ sung vitamin, men vi sinh giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao Trị bệnh: Không có biện pháp điều trị đặc hiệu. 9 . Hội chứng giảm hấp thu và rối loạn tiêu hoá trên gà Hôi chứng giảm hấp thu và còi cọc trên gà là bệnh truyền nhiễm gây rối loạn tiêu hoá trên gà và gà tây, làm gà chậm lớn và không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao và tăng tỉ lệ chết. Bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau dựa vào triêu chứng lâm sàn quan sát được trên gà và gà tây như gà chim ( helicopter disease),bệnh phức hơp tiêu chảy và còi cọc ( stunting and diarrhea complex), bệnh còi cọc và yếu chân ( runting and leg weakness)…..vv 1.Tác nhân gây bệnh: chưa định rõ nguyên nhân, nhưng có nhiều virus và vi khuẩn được tìm thấy trong gà bệnh như Reo virus, Adenovirus, Enterovirus, rotavirus, Parvovirus. Vi khuẩn như: Ecoli, Staphylococcus cohnii, Clostridium perfringes….. Nhiệt độ úm không đủ cũng làm cho bệnh trầm trọng hơn Gà trống nhiễm bệnh nặng hơn gà mái 2.Đường truyền lây: Lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khoẻ 3. Triệu chứng bệnh Gà phân đàn lúc 7-10 ngày tuổi, gà còi cọc chiếm khoảng 5-10% đàn, trong những trường hơp nặng gà bị nhiễm có thể lên đến 20% Gà tụm đống vì sốt Lông phát triển không bình thường Tiêu chảy phân sống có dịch nhầy, màu phân thay đổi từ màu vàng sang màu cam Gà giảm ăn và uống Chân gà nhạt màuPhân dính cứng quanh lỗ huyệt 4. Bệnh tích Tiền mề sưng lớn, mề teo nhỏ Ruột sưng chứa đầy dịch màu vàng cam và nước Ruôt chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hoá
- Tuỵ teo và hoá sợi, teo tuyến Bursa và thymus Lách nhò Màng ngoài tim chứa nhiều nước dịch Manh trang sưng chứa khí và dịch màu vàng cam5. Điều trị: Cung cấp vitamin tổng hợp đặc biệt là vitamin E Bổ sung thêm kháng sinh trong nước uống Cấp thêm trong thức ăn BMD 220 ppm hoặc virginiamycine 22 ppm 6. Phòng ngừa: Vệ sinh sát trùng chuồng trại để ngăn ngừa và làm giảm thiểu sự lây nhiễm Hạn chế xe cộ và khách tham quan ra vào trại Giảm thiểu các yếu tố gây stress cho gà Phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như Marek, gumboro, Reo .. Tóm lại: hội chứng kém hấp thu và rối loạn tiêu hoá trên gà gây thiệt hại nặng về kinh tế cho người chăn nuôi, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó Reo virus được cho là nguyên nhân chính gây nên hội chứng này. Việc vệ sinh tiêu độc sát trùng, quản lý , chương trình vaccine tốt sẽ giúp khống chế được bệnh 10 . Bệnh Lơ-cô (leukosis - Lymphoid leucosis) Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồ.a tại được trong nhiều tháng ở 700C. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng. Trệu chứng: Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 3 tuần đến 9 tháng. Gà ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, kém ăn, nhiều con bụng bị xệ, đi lại như dáng đi của chim cánh cụt. ở gan, nội tạng phát triển các khối u to có thể thấy được. Bệnh thường mãn tính, cũng có con bị cấp tính chết. - Bệnh tích: Dạng lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng như những cục mỡ bằng 2-3 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 4-5 lần so với bình thường, bề mặt gan xù xì như kê hoặc thể tích tăng 1,5-2 lần. Các bộ phận khác như lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius đều có khối u phát triển làm cho gà chết. + Dạng erithroblastosis, còn gọi là bệnh máu trắng thường xảy ra ở gà trên 6 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng bệnh trên, da gà nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ ở những chỗ không có lông, ỉa chảy. + Dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis. Triệu chứng bệnh này giống dạng erithroblastonis. Chỉ khác sự xuất hiện của các tế bào chất xám ở các cơ quan có tăng sinh gan có các hạt.
- + Còn dạng mielocitomatosis rất ít khi xảy ra và dạng osteopetrosis thường gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều. - Phòng bệnh: Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y. Nuôi và nhốt riêng từng loại gà, chọn nuôi gà bố mẹ khoẻ để lấy gà con làm giống. Khi phát hiện có bệnh phải chọn lọc hoặc thải hết những gà có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y. 11 . Bệnh máu trắng ở gà Bệnh máu trắng là căn bệnh truyền nhiễm ở gà bởi Virus Leuco. Bệnh chỉ phát trên gà từ 4-6 tháng tuổi làm giảm đẻ, nhợt nhạt và có các khối u màu trắng (gọi là bệnh máu trắng). Virus Leuco truyền bệnh qua trứng là chủ yếu. Virus từ gà mẹ truyền qua trứng tới gà con và vẫn lây truyền trong đàn gà con từ con bị bệnh sang con khỏe. Triệu chứng lâm sàng: Mầm bệnh xâm nhập vào túi Fabricius cho đến khi gà lớn trưởng thành, lúc đó túi Fabricius bị teo lại. Mào gà xoăn lại nhợt nhạt, da mặt và những chỗ nhìn thấy da có màu nhợt nhạt, gà thiếu máu xanh xao, máu loãng chậm đông, bạch cầu tăng sinh nhiều trong máu, tỷ lệ đẻ giảm. Gà bỏ ăn hoặc ăn ít, các khối u màu trắng trong phủ tạng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tỷ lệ chết gà bệnh từ 20-40%. Chẩn đoán: Dựa vào việc phát hiện các khối u ở gan, thận, quả tối hoặc các tổ chức khác. Cần phân biệt với bệnh Marek cũng có nhiều khối u, nhưng bệnh Marek phát triển ở gà con và cả gà lớn. Còn bệnh máu trắng chỉ phát bệnh ở gà từ 4-6 tháng tuổi. Phòng bệnh: Cần chọn những dòng gà có khả năng đề kháng với bệnh, an toàn bệnh để bệnh không truyền qua trứng. Thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng Chloramim T 0,2% phun xịt một tuần một lần, phun xịt trong vòng 10 phút. Điều Trị: Bệnh này do virus gây ra vì vậy không có thuốc đặc trị. Cần dùng thuốc bồi dưỡng cơ thể đặc biệt là Vitamine C. Dùng thuốc Hanminvit-Super đối với gà thịt: 1g pha vào 1 lít nước uống dùng từ 5-7 ngày. Gà đẻ dùng 0,5 g pha vào 1 lít nước uống trong 5-7 ngày. Vitamine C 0,5- 1 ml tiêm bắp, ngày 1 lần dùng liên tục 3 ngày. Vitamycin 1 gói cho 4,5 kg trọng lượng cơ thể, trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Dùng trong 4 ngày liên tục. Multivit-Fort 1 ml cho 2-3 kg trọng lượng, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da dùng từ 2-3 ngày. ADE 0,1 ml/con tiêm bắp, ngày 1 lần dùng trong 3 ngày liền. Đây là căn bệnh rất khó điều trị nhưng gà lớn từ 4-6 tháng tuổi mới hay mắc phải. Khi mổ khám phát hiện các khối u màu trắng phải điều trị ngay. bệnh do vi khuẩn gây ra 12 . Bệnh tụ huyết trùng (bệnh toi) NGUYÊN NHÂN: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Tất cả gia cầm
- đều mẫn cảm với bệnh. Gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… Gà lớn mẫn cảm hơn gà nhỏ. TRIỆU CHỨNG: Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1-2 ngày nhưng có khi tới 4-9 ngày. Gồm 2 thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính: + Thường triệu chứng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. + Sốt cao (42-430C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. + Phân tiêu chảy có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy. + Gà chết có biểu hiện mào và tích tím bầm do ngạt thở. -Thể mãn tính: + Gà ốm, sưng phồng tích, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân. +Thỉnh thoảng có tiếng rale khí quản và khó thở. Gà có thể bị tật vẹo cổ BỆNH TÍCH: a.Thể cấp tính Sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ quan phủ tạng nhất là phần bụng: tim, lớp mỡ vành tim, phổi, lớp mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột. Viêm bao tim tích nước. Gan sưng có hoại tử bằng đầu đinh ghim. Chất dịch nhầy có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột. Buồng trứng: nang noãn trưởng thành mềm, não, không quan sát được mạch máu. Đôi khi quan sát thấy lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc. Nang chưa thành thục thì sung huyết. b.Thể mãn tính: Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch fibrin. Sưng màng tiếp hợp mắt và mắt. Có thể viêm não tủy làm vẹo cổ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Phòng bệnh: Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Bổ sung vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi. Tiêm phòng vaccin cho gia cầm. Trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống để phòng bệnh: +TETRA-COLIVIT: 2g/1lít nước uống. +FLORFEN-B: 4g/1 lít nước uống
- Điều trị: Dùng 1 trong các sản phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị bệnh: +TETRA-C OLIVIT: 2g/1lít nước uống +FLORFEN-B: 8g/1 lít nước uống Kết hợp dùng vitamin B.COMPLEX-C: 5g/1kg thức ăn hoặc ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe. Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB 13 . Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) Căn bện Bệnh hen gà (Chronic Respiratory Disease) viết tắt là CRD, do Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây nên. Nguyên nhân: Gà bố mẹ mắc bệnh truyền sang gà con qua phôi Lây lan qua tiếp xúc, mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi cao. Mật độ các loại vi khuẩn kế phát cao trong khi sức đề kháng của cơ thể giảm. Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém thông thoáng. Bệnh thường gặp ở gà con, nặng nhất trong giai đoạn từ 3 tuần – 3 tháng tuổi. Gà ≥ 3 tháng tuổi thường mắc ở thể mang trùng. Triệu chứng Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản. Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, gà há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cổ cao hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng. Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao. Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ… Trên gà đẻ trứng ngoài các triệu chứng trên còn thấy: giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết máu. Bệnh tích Các biến đổi đều tập trung ở đường hô hấp. Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm theo xuất huyết, bị phủ một lớp dịch nhầy, đôi khi bịt kín cả phế quản. Túi khí viêm tích dịch (dày và đục). Bề mặt túi khí đôi khi bị phủ một lớp màng, hay có các chất như bã đậu đóng thành cục. Nừu bệnh ghép với E.coli sẽ thấy màng bao quanh tim và màng bụng viêm, sưng. Mắt gà sưng, có một số gà bị mù bởi tuyến lệ bị viêm, loét. Trong một vài trường hợp gà bị viêm khớp, mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị sưng
- chứa nhiều dịch vàng loãng. Phòng bệnh Bước 1:Vệ sinh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi. Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, lượng 100gr/1m2 chuồng nuôi. Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi. Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh theo một trong các cách sau: Cách1 GENTADOX hoặc DOXYCIP20% liều 100gr/2tấn TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh. Cách 2 ENROVET 10% liều 100 ml/2 tấn TT/ ngày, dùng theo lịch phòng bệnh. Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng: Bổ sung men, vitamin và điện giải UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống Dùng ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày Điều trị: Bước 1:Vệ sinh, Tạo độ thoáng bằng cách kéo bạt ngược, giảm mật độ gà/m2 chuồng Rắc SAFE GUARD lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi Phun thuốc sát trùng ANTISEP 3ml/1 lít nước Bước 2: Dùng thuốc điều trị theo một trong các cách sau Cách 1 : tylosin liều 1g/1 lít nước Cách 2 : MG-200 liều 100gr/1tấn TT/ngày Cách 3 : Trong trường hợp bệnh nặng: TYLANVET (100gr)+ DOXYCIP20%(100gr)/1 tấn gà. Dùng liên tục trong 3-5 ngày, ngày đầu dùng liều tấn công (gấp 1.5 lần liều điều trị). Bước 3: Bổ trợ tăng cường sức đề kháng: Vitamin C liều 2-3gr/1lít nước uống [h=1]14 . Bệnh thương hàn và bạch lỵ do Salmonella[/h] UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống NGUYÊN NHÂN: Trên thực tế 2 bệnh này được coi như một bệnh. Do 2 loại vi trùng Salmonella pullorum và S.gallinarum gây nên. Bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính. Bệnh thương hàn ở gà trưởng thành thường ở
- thể cấp tính và mãn tính. TRIỆU CHỨNG: Ở gà con: nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Phôi không đập bể vỏ trứng được nên bị chết phôi. Gà con nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó. Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác. Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù lông, xả cánh, kêu xao xác, tụ lại thành đám, phân trắng bết hậu môn. Ở gà trưởng thành: Thể cấp tính: + Bất thình lình giảm lượng thức ăn tiêu thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở. + Tiêu chảy, mất nước, suy yếu. + Thân nhiệt tăng 2-30C trong 2-3 ngày sau khi bệnh. + Chết thường xảy ra sau 5-10 ngày. -Thể mãn tính: + Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mào và yếm teo lại. + Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ. + Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ. + Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất. + Phân lúc bón, lúc tiêu chảy. BỆNH TÍCH: Gà con: Lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh. Lách sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, hoại tử. Gan sậm màu, sung huyết, xuất huyết. Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm vàng. Có nhiều hạt nhỏ trong tim Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong ruột, manh tràng chứa đầy phân trắng. Một số gà bị viêm khớp thường là khớp đầu gối. Gà trưởng thành: Buồng trứng: viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc. Gan sưng bở, có những đốm hoại tử. Lách, thận sưng lớn. Gà trống: dịch hoàn có nốt hoại tử, đôi khi có điểm casein ở phổi và túi khí. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Phòng bệnh:
- Ap dụng nguyên tắc cùng vào cùng ra. Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước uống bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính. -Sử dụng 1 trong 2 sản phẩm sau có chứa kháng sinh để phòng bệnh: +SG.NEO-FLUME: pha 1,5g/1lít nước uống. +GENTA-SEPTRYL: pha 1g/1 lít nước uống. Thường xuyên bổ sung ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi. Điều trị: Sử dụng 1 trong 2 chế phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị: + SG.NEO-FLUME: pha 3g/1lít nước uống. + GENTA-SEPTRYL: pha 2g/1 lít nước uống. Kết hợp dùng ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe. -Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB 15. Bệnh E.Coli [h=1]NGUYÊN NHÂN:[/h] [h=1]Bệnh do E.coli ở gia cầm xuất hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau như Colibacillosis, Colisepticemia, Coligranuloma, Peritonitis, Salpingitis, Synovitis,... gây tổn thất kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.[/h] [h=1]E.coli là một vi khuẩn gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress hay bị bệnh, gây thiệt hại nhiều nhất trong chăn nuôi công nghiệp.[/h] [h=1][/h] [h=1]TRIỆU CHỨNG:[/h] [h=1]Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Thời gian đầu ổ dịch gà ăn kém, tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng loạt. Gà thường chết trong 5 ngày đầu. Đôi khi có hiện tượng sưng khớp.[/h] [h=1]Bệnh tích[/h] [h=1]Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng bao lá gan, viêm xoang bụng. Ở gà mái đẻ có bệnh tích cục bộ ở vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm khớp. Nếu kế phát sau bệnh CRD thì có thêm bệnh tích ở phổi và thường được gọi là bệnh viêm túi khí.[/h] [h=1]PHÒNG BỆNH:[/h] [h=1]Do có nhiều chủng kháng nguyên E.coli nên việc phòng bệnh bằng vaccine ít có hiệu quả.[/h] [h=1]Quản lý tốt làm giảm lượng E.coli nhiễm nên ngừa được bệnh E.coli bộc phát.Vệ sinh trứng ấp bằng thuốc sát trùng trứng, vệ sinh máy ấp, khu chăn nuôi. Tăng cường vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc nâng cao sức đề kháng, giảm tối đa stress, gió lùa, khí ammoniac từ chất độn chuồng.[/h] [h=1]Việc sử dụng kháng sinh và sulfamid có tác dụng hạn chế bệnh.[/h] [h=1]ĐIỀU TRỊ:[/h] [h=1]Có nhiều loại thuốc được dùng để trị E.coli, để biết loại nào hiệu quả nhất nên làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Có thể sử dụng một trong các loại kháng sinh thông dụng như:[/h] [h=1]Vime-Apracin : 10g dùng cho 30-40kg thể trọng pha nước, cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.[/h] [h=1]Vime-S.E.C : 10g dùng cho 40kg thể
- trọng , cho uống trực tiếp hoặc trộn thức ăn, liên tục 3 ngày.[/h] [h=1]Dilapat : 1g/ 5-7kg thể trọng, 1-2gram pha với 1 lít nước uống[/h] [h=1]Trường hợp bệnh nặng có thể dùng những kháng sinh tiêm bắp:[/h] [h=1]Spectylo : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Colinorcin : 1ml/5kg thể trọng , dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Vimexysone C.O.D : 1ml/5kg thể trọng, dùng liên tục từ 3-5 ngày.[/h] [h=1]Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm, nên bổ sung các chất điện giải và vitamine, có thể dùng :[/h] [h=1]Vimeperos : 5g cho 1000 gà con, 500 gà giò, 200 gà đẻ pha nước cho uống tự do.[/h] [h=1]Vime C Electrolyte : 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.[/h] [h=1]Vimevit Electrolyte : Gói 100g pha cho 200 lít nước uống cho uống tự do.[/h] 16 . bệnh sổ mũi truyền nhiễm – sưng phù đầu (coryza) Nguyên nhân: Bệnh Coryza là một bệnh hô hấp cấp tính, gặp trên gà ở mọi lứa tuổi. Do Haemophilus paragallinarum gây ra. Tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp. Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn do loại thải gà bệnh và gà đả giảm (10-40%). Phổ biến chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Triệu chứng Bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa: thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Tỉ lệ bệnh < 5%, gà có biểu hiện sưng mắt nhưng bệnh không lây lan, gà ăn cám bình thường. Tỉ lệ bệnh > 5%, bệnh có lây lan và gà giảm ăn, giảm uống, suy yếu, tiêu chảy, giảm sức sản xuất. Chảy nước mũi từ loãng đến nhày. Viêm kết mạc mắt, phù mặt (một hoặc cả hai bện). Sưng tích (yếm) đặc biệt ở gà trống. Đôi khi đường hô hấp dưới bị tổn thương, khó thở, có âm rale Bệnh tích Bệnh tích ở khí quản, miệng, viêm chảy dịch ở mũi và xoang dưới hốc mắt, kết mạc mắt, sưng mặt. Đôi khi cũng xảy ra viêm phổi, viêm túi khí và viêm kết mạc mắt. Phòng bệnh Dùng vaccin phòng bệnh này chưa phổ biến trên đàn gà nuôi thịt ở Việt Nam, nên việc xử lý môi trường tốt cũng là cách phòng bệnh tốt nhất. Bước 1: Vệ sinh Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, rửa sạch các máng ăn, máng uống, đảm bảo khu vườn - đồi nuôi thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế các khí độc như Amoniac, CO2....
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 - 2lần. Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3lần/tháng toàn bộ khu vực chăn nuôi. Bước 2: Tăng cường sức đề kháng Dùng các chất trợ sức: Vitamin, điện giải, giải độc và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải. Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn để bổ sung men sống giúp tiêu hóa. Bước 3: Kháng sinh Dùng SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà.Dùng trong 3 - 5 ngày. Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Hoặc NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Điều trị Bước 1: Vệ sinh Sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi à bằng IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu vườn - đuồi đang chăn nuôi gà. Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi. Bước 2: Dùng kháng sinh Dùng SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Hoặc NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa Dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh. Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị. Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn