50 bệnh thường gặp ở gà - Phần I ( tiếp theo)
lượt xem 106
download
Chương 3: Bệnh do kí sinh trùng gây ra 19. Bệnh cầu trùng trên gia cầm NGUYÊN NHÂN: Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30 ngày tuổi. TRIỆU CHỨNG: Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 2-8 tuần tuổi Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 50 bệnh thường gặp ở gà - Phần I ( tiếp theo)
- 50 bệnh thường gặp ở gà (Phần I) Chương 3: Bệnh do kí sinh trùng gây ra 19. Bệnh cầu trùng trên gia cầm NGUYÊN NHÂN: Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng ), Eimeria necatnix (ký sinh ở ruột non ), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30 ngày tuổi. TRIỆU CHỨNG: Eimeria tenella: chủ yếu xảy ra trên gà từ 2-8 tuần tuổi Thể cấp tính: gà ủ rủ, ăn ít, uống nhiều, lúc đầu phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, sau đó phân có màu nâu đỏ do lẫn máu (phân gà sáp), gà đi lại khó khăn, xả cánh, xù lông, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn. -Thể mãn tính: gầy ốm, xù lông, kém ăn, tiêu chảy thất thường, bệnh thường tiến triển chậm hơn thể cấp tính. Eimeria necatrix: chủ yếu trên gà thịt với triệu chứng không rõ dễ nhầm với các bệnh khác. Gà gầy yếu, xù lông, kém ăn, chậm lớn, tiêu chảy, phân sáp, có khi lẫn máu tươi, giảm đẻ trên gà mái. BỆNH TÍCH: Eimeria tenella: Xuất huyết niêm mạc manh tràng và trương to ở 2 manh tràng. Xuất huyết lấm tấm và đầy máu bên trong manh tràng. Eimeria necatrix: Tá tràng sưng to. Ruột phình to từng đoạn khác nhau, bên trong chứa chất lỏng hôi thối có lợn cợn bã đậu. Bề mặt ruột dầy lên có nhiều điểm trắng đỏ. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Phòng bệnh: Sát trùng định kỳ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Phòng bệnh bằng chế phẩm COCCIDYL với liều dùng 1 g/lít nước hoặc 2 g/kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau: Thời gian dùng thuốc Gà thịt công nghiệp Từ 10-12 ngày tuổi và 20-22 ngày tuổi Gà thịt nuôi thả Từ 12-14 ngày tuổi, 28-30 ngày tuổi và 48-50 ngày tuổi
- Gà giống Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt 3 ngày Hoặc có thể sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày -Tăng cường VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống giúp tăng sức đề kháng, chống stress. Điều trị: Dùng chế phẩm COCCIDYL với liều 2 g/lít nước, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp 2 ngày. Hoặc sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% với liều 1ml/1 lít nước uống, liên tiếp trogn 2 ngày. Kết hợp với VITAMIN K: 2g/1 lít nước uống để tăng hiệu quả điều trị. Bổ sung thêm VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh. -Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB 20 . Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà Đây là bệnh ký sinh trùng đường máu gà do Plasmodium gallinaceum gây ra. Bệnh này còn gọi là Bệnh sốt từng cơn, bệnh sốt rét gà (Avian malaria). Đây là bệnh mới xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi gà và chưa được nghiên cứu kỹ ở nước ta. Triệu chứng Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà trên 35 ngày tuổi ở trang trại có nhiều muỗi, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa mưa. Gà bệnh sốt từng cơn, ủ rũ, yếu, giảm ăn, thiếu máu nặng nên mặt và mào nhợt nhạt. Gà mái ngừng đẻ đột ngột. Gà bệnh rùng mình, đôi khi co giật, nôn dẫn đến chết và thường chết vào ban đêm hơn chết vào ban ngày, với tỷ lệ chết 22 - 40%. Gà chết thường tím đầu và tím mào, nằm thõng cổ. Một điểm đặc biệt là gà bệnh tiêu chảy phân xanh lét mà ít gặp ở các bệnh khác của gà. Bệnh tích Gan và lách phình to, biến màu từ sôcôla đến màu đen. Xuất huyết dưới da. Chất chứa trong dạ dày cơ (mề) cũng có màu xanh lét như phân, cho nên đây là điểm đặc trưng để phân biệt bệnh sốt từng cơn với các bệnh khác. Chẩn đoán Căn cứ dịch tễ bệnh, triệu chứng lâm sàng và kết quả mổ khám. Điểm lưu ý bệnh chỉ ra ở trang trại có lắm muỗi và ở gà trên 35 ngày tuổi, phân và chất chứa trong mề cùng có màu xanh lét. Vì gà tiêu chảy phân có màu xanh, nên cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh Tụ huyết trùng, Thương hàn và Leucocytozoonosis. Kết quả cuối cùng là xét nghiệm trong các cơ sở chẩn đoán chuyên ngành. Điều trị Tuy là bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra, nhưng dùng kháng sinh kết hợp thuốc hạ sốt và bổ gan giải độc thận cho kết quả tốt. Hộ lý: - Vệ sinh, phát quang xung quanh trại, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột để hạn chế muỗi phát triển.
- - Phun thuốc diệt muỗi (Etox-pharm, pha 1g/2lít nước) hoặc dùng đèn bẫy muỗi. - Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt chế độ cho ăn để nâng cao sức đề kháng cho đàn gà. Dùng thuốc điều trị (liên tục 5 ngày): - Cho cả đàn uống/ăn một trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/lít nước hoặc 1g/10kgP/ngày hoặc 2g/kg thức ăn), D.T.C vit (2g/lít nước hoặc 2g/10kgP/ngày hoặc 4g/kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 5g/10kgP/ngày hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng. - Cho uống/ăn Para-C Mix 10g/lít nước để hạ sốt. - Cho uống/ăn Phar-boga T, 1g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn để giải độc gan, rửa thận. Đối với cá thể ốm nặng, kết hợp tiêm thêm một trong các thuốc sau: - Oxyvet-L.A, tiêm dưới da cổ, 1ml/5kgP, chỉ một mũi duy nhất. - Hoặc Supermotic, tiêm dưới da cổ, 1ml/2,5kgP, 1lần/ngày, tiêm 1 - 2 mũi. Phòng bệnh Vệ sinh, khơi thông cống rãnh, phun thuốc (Etox-pharm) hạn chế muỗi phát triển 21 . bệnh đầu đen ở gà Nguyên nhân Bệnh do 1 loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis ký sinh ở gan, dạ dày và ruột thừa (manh tràng) 2. Phương thức truyền lây- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường miệng: ăn uống phải trứng giun kim (Heterakis Gallinae) có chứa Histomonas 3. Đặc điểm dịch tễ - Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh - Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông - Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, Gà Tây mẫn cảm nhất 4. Triệu chứng - Gà đột nhiên sốt rất cao 43 -44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân,mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà dấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi. - Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím. - Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen. - Bệnh kéo dài 10 – 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 -38 độ C. - Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm
- lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 – 95% 5. Bệnh tích - Bệnh tích tập trung ở gan và manh tràng + Gan sưng to gấp 2-3 lần, bị viêm xuất huyết hoại tử, lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lổ đổ như đá hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như khối u của Marek. + Ruột thừa (manh tràng) bị viêm sưng, thành ruột thừa bị dày lên gấp nhiều lần. Trong chất chứa có thấy lẫn máu nhớt như máu cá hoặc màu nâu giống như bệnh cầu trùng hoặc tạo thành kén rắn chắc màu trắng. Từ đấy người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột + Nhiều trường hợp thấy ruột thừa phình rất to dính chặt vào cá cơ quan nội tạng khác, đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét thủng rò rỉ chất chứa vào lòng bụng gây nên viêm phuc mạc nặng khiến gà chết nhanh + Bệnh đầu đen dễ bị bội nhiễm với bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử và bệnh ký sinh trùng máu do Leucocytozoone. 6. Điều trị bệnh đầu đen: phải tiến hành đồng thời hai bước như sau Cách 1: - Bước 1: Tiêm bắp T.Avibrasin 1ml/5kg gà 1 lần/ngày / tiêm 2 – 3 ngày - Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5 – 2g, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi. Cách 2: - Bước 1: Tiêm bắp Macavet 1ml/6-8 kgP/ 1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2 - Bước 2: Cho uống: T. cúm gia súc: 1,5 – 2g, T. Coryzin : 1,5, T.Flox-C 1,5g, Doxyvit Thái 2g. Cả 4 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm là khỏi. 7. Phòng bệnh - Không nuôi chung gà Tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi. - Không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to - Từ 20 ngày tuổi trở lên cho gà uống Sulfat đồng hoặc uống thuốc tím Cách làm: Cứ 7 – 10 ngày thì cho uống 1 lần. Mỗi 1 lần cho gà uống 1g thuốc tím, hoặc 2 g sulfat đồng pha với 10 lít nước trong 1 – 2h,sau đó nếu thừa thì đổ đi. - Hàng tuần cần phu thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột. 22. Bệnh giun đũa gà Căn bệnh: Do gà ăn phải trứng giun sán có trong phân, chất độn chuồng, các dụng cụ chăn nuôi…
- Giun trưởng thành ký sinh trong đường tiêu hoá của gia cầm. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán rộng khắp ngoài môi trường. Triệu chứng: Gà gầy, còi cọc, xù lông, tiêu chảy phân loãng, phân lẫn máu, phân sống do niêm mạc ruột bị tổn thương. Gà có các biểu hiện thiếu máu. Trong trường hợp nhiễm giun nặng gà có thể chết do giun làm tắc ruột, vỡ ruột hoặc tắc ống mật. Ở gà đẻ có hiện tượng giảm nhẹ sản lượng trứng. Bệnh tích: Thành ruột dày lên do tăng sinh, nhu động ruột giảm Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám vào hút chất dinh dưỡng Trong lòng ruột chứa giun ký sinh, số lượng phụ thuộc vào mức độ nhiễm giun sán Phòng bệnh: Bước 1: Vệ sinh Thức ăn, nước uống và dụng cụ cho ăn, uống phải vệ sinh, tránh nhiễm phân có chứa trứng giun sán. Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh VERMIXON tẩy giun sán định kỳ 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà
- Lặp lại sau 1-2 tháng tuỳ mức độ nhiễm giun Bước 3: UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày, tăng khả năng hấp thu thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi. Tri bênh: Bước 1: Vệ sinh Thay đệm lót sau khi tẩy giun Rắc SAFE GUARD 100gr/1m2 chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng. Tiêu độc sát trùng chuồng trại, chất độn chuồng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2lít phun cho 100m2 chuồng nuôi Bước 2: Dùng thuốc trị giun sán: VERMIXON tẩy giun gà 4-6 tuần tuổi:pha nước cho gà uống, liều 15ml/ 50 gà Trên 6 tuần tuổi: 30 ml/ 50 gà Bước 3: COLI-200 100gr/ 500kgTT/ngày phòng bệnh đường ruột kế phát UNILYTE VIT-C liều 2-3 gr/1lít nước uống, trợ sức, trợ lực cho gia cầm ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ ngày. 23.Bệnh sán dây ở gà Triệu chứng Gà con mắc bệnh gầy yếu, chậm chạp, lông xù, ỉa chảy, nếu bị nặng, nhiều con bị chết. Gà lớn có hiện tượng thiếu máu, mào tái, khó thở, gà thường vươn cao cổ. Do viêm ruột, lúc đầu gà ỉa chảy, sau táo bón. Trong phân có thể lẫn máu và các đốt sán. Trường hợp nặng có thể liệt chân, có những cơn động kinh, gà bỏ ăn, gầy
- yếu.... Chữa bệnh Trước đây tẩy sán cho gà thường dùng bột hạt cau với liều 0,5g/gà hoặc Arecolin 3 mg/kg thể trọng. Hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán dây, đồng thời tăng co bóp dạ dày ruột để tống sán ra ngoài. Hiện nay thường dùng Niclosamid, dẫn xuất của Salicylanilid có tác dụng cao trị các loại sán dây, nhất là với Raillietina. Liều dùng 0,2g/kg. Có thể dùng thuốc tẩy sán của người Yomesan (Niclosamid) với liều như trên. Mebendazol ngoài tác dụng trị giun tròn còn có hiệu lực trị sán dây với liều 3-6mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày trộn thức ăn 12g/1 tạ thức ăn hỗn hợp cho ăn trong 10 ngày (nếu dùng Mebenvet thì trộn 120g/1 tạ thức ăn). Phòng bệnh Hàng ngày, dọn sạch phân chuồng và ủ, dùng sức nóng khi ủ diệt trứng sán. Theo dõi sức khỏe gà, nếu thấy có triệu chứng nghi ngờ cần kịp thời tẩy sán. Trong thời gian tẩy nhốt gà lại 2-3 ngày, thu hết phân thải vì trong phân có nhiều đốt chứa trứng sán. Các bệnh sán lá ở gà Gia súc và gia cầm mắc nhiều loại sán lá, nhưng ở gà đáng chú ý nhất là các bệnh sán lá đường sinh dục và sán lá ruột. 24Bệnh sán lá ở bộ máy sinh dục Bệnh do những sán lá thuộc họ Lepodermatidae, giống Prosthogonimus gây nên. Sán thường ở ống dẫn trứng, túi Fabricius, huyệt của gà. Sán có hai giác hút: một ở miệng để hút chất dinh dưỡng, một ở bụng để bám vào nơi ký sinh. Triệu chứng Triệu chứng thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bệnh: Giai đoạn 1: gà đẻ trứng không có vỏ cứng, đôi khí không có vỏ. Ban đầu gà vẫn khỏe, trứng vẫn to bình thường nhưng vỏ rất mỏng, mềm như giấy bóng, ấn thấy lõm và dễ vỡ. Có khi chỉ thấy ra ít lòng đỏ hay lòng trắng. Sau đó gà khó đẻ và ngừng đẻ, giai đoạn này kéo dài chừng 3-4 tuần. Giai đoạn 2: gà đứng rù một góc, kém ăn, lông xù, mào thâm tím. Gà vào ổ đẻ nhưng không đẻ được. Có thể thấy vỏ mềm ở lỗ huyệt hoặc chảy chất nhờn đặc như vôi. Bụng sưng to, đi lại không vững, chân choãi ra. Giai đoạn này kéo dài khoảng một tuần. Giai đoạn 3: thân nhiệt tăng, gà khát nước và tỏ ra đau đớn, đi lại chậm chạp, loạng choạng, khi nằm bụng gà đau rõ rệt, lỗ huyệt lồi ra, lông quanh đó rụng, một tuần sau thì gà chết. Chữa bệnh Khó tẩy sán ra khỏi ống dẫn trứng, thường chỉ diệt sán ở giai đoạn sớm để ngăn không cho vào ống dẫn trứng. Điều trị bằng Tetraclorua cacbon (CCl4) liều 1-2 ml/gà. Tốt nhất dùng ống cao su hoặc ống tiêm cho thuốc vào diều hoặc dùng viên bọc.
- Có thể dùng Hexacloretan liều 0,2-0,3 g/gà trong 3 ngày liền. Tẩy sán xong nên nhốt 3-5 ngày không cho gà ra chỗ có nước vì có thể gây nhiễm cho chuồn chuồn, ốc. Cho ăn tốt và cần tẩy sán cho gà ngay từ giai đoạn đầu. Phòng bệnh Tránh không cho gà ăn phải chuồn chuồn. Thường thường sáng sớm hoặc thời gian mưa chuồn chuồn bay sát mặt đất, gà dễ bắt được. Tốt nhất cho gà ăn tránh chỗ nguồn nước hoặc không thả gà sớm. Ban ngày trời nắng chuồn chuồn bay cao, gà khó bắt được. Hàng ngày dọn phân ra hố ủ, hố này cần xa nơi hồ ao. Phân ủ tốt có thể diệt được trứng sán. 25 . Bệnh sán lá ruột Triệu chứng Bệnh nặng hay nhẹ tùy thuộc vào số lượng sán lá nhiễm nhiều hay ít. Thường gia cầm non mắc bệnh nặng hơn: gà bỏ ăn ỉa chảy, gầy yếu, chậm lớn. Gà trưởng thành nhiễm nặng cũng bị gầy yếu, sức đẻ giảm. Gà khát nước, ỉa chảy, chân yếu. Phòng bệnh Tẩy sán bằng hạt cau 1g/gà hoặc Arecolin 2 mg/kg thể trọng. Có thể dùng Tetraclorua cacbon 4ml/con. Nên tẩy sán định kỳ. Phân dọn hàng ngày và ủ để dùng sức nóng diệt trứng sán. Tránh thả gà ở những nơi gần ao hồ, đầm lầy để tránh ăn phải ốc, ếch, nòng nọc là những ký chủ trung gian có chứa ấu trùng sán. Gà nuôi nhốt thường không bị nhiễm sán. [h=1]26. Bệnh giun tròn ở giai cầm[/h] NGUYÊN NHÂN: Bệnh do giun đũa (Ascarids) và giun tóc (Hairworms) gây nên TRIỆU CHỨNG: - Gà còi cọc, lông xơ xác, chậm lớn, tiêu chảy phân màu nâu. Trong đàn có nhiều con trọng lượng lớn nhỏ không đều nhau. Ở gà đẻ thì sản lượng trứng giảm BỆNH TÍCH: Có nhiều giun bên trong ruột. Thành ruột bị dày lên, có thể gây xuất huyết ruột. Gà nhiễm nặng có thể bị thiếu máu và có thể bị tắt ruột BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Phòng bệnh: -Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩmPIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Ủ phân để tiêu diệt trứng giun.
- -Phòng bệnh bằng SG.LEVASOL với liều 1g/1kg thể trọng hoặc LEVAMISOL- S: 1viên (8g)/8kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất, định kỳ 3 tháng dùng 1 lần. -Tăng cường sức đề kháng bằng sản phẩm có chứa vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc AMILYTE: 1 g/2 lít nước uống. Điều trị: Dùng 1 liều duy nhất 1 trong 2 chế phẩm sau để điều trị +SG.LEVASOL: 1g/1kg thể trọng. +LEVAMISOL-S: 1 viên (8g)/8kg thể trọng Bổ sung vitamin ADE.B.Complex-C: 1 g/1lít nước uống hoặc AMILYTE: 1 g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe. Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 ngày 1 lần PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FM Phần 4 . bệnh do dinh dưỡng 27 . Bệnh sưng gan và thận ở gia cầm Bệnh sưng gan và thận thường xảy ra ở gà con từ 10 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi với những đặc điểm co giật chết sau các đợt lạnh, đói, nóng hoặc vận chuyển xa. Bệnh thường gặp ở các vùng nuôi gà thịt gia đình do pha trộn thức ăn không đúng khẩu phần quy định gây thiếu chất nhất là Biotin. Tỷ lệ chết từ 2-10%. Động vật cảm thụ. Gà con mẫn cảm hơn gà lớn. Đặc biệt gà con nuôi thịt được sinh ra từ những đàn gà mái giống đã nuôi khẩu phần ăn thiếu Biotin, thì khả năng mẫn cảm bệnh càng tăng trong điều kiện có những yếu tố stress như lạnh, nóng hoặc đói v.v... Nguyên nhân Do khẩu phần thức ăn thiếu Biotin kéo dài; Do thức ăn và nguyên liệu thức ăn để quá cũ, bảo quản không tốt nên chất lượng giảm. Những nguyên liệu cung cấp sinh tố như cám, ngô, bánh dầu để lâu làm vitamin A bị hư hỏng và Biotin bị phân hủy. Thiếu Biotin tức là thiếu nguyên liệu tổng hợp axit aspartic, axit lactic và axit pyruvic. Thiếu Biotin làm cho da và niêm mạc khô, trắng, có vẩy và thiếu oxy huyết. Các chất độc trong thức ăn không được máu vận chuyển đi, nên tích lại ở gan và thận gây sưng to. Triệu chứng. Gà bệnh vẫn phát triển, chỉ có một biểu hiện suy giảm sức khỏe vài giờ trước khi co giật chết. Gà chết thường xuất hiện sau những yếu tố gây stress trầm trọng như lạnh, đói và quá nóng. Khi thực nghiệm có tới 25% chết sau 4-5 ngày. Nhìn chung tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh chỉ xảy ra trong giai đoạn 10 ngày tuổi tới 4 tuần tuổi và tỷ lệ chết thay đổi từ 2-10%. Chẩn đoán. Triệu chứng và bệnh tích mổ khám thường giúp cho chẩn đoán trong giai đoạn đầu; Xét nghiệm vi khuẩn học và tổ chức học để loại trừ nguyên nhân gây bệnh; Phòng và trị bệnh. 5.1. Phòng bệnh. Loại trừ các yếu tố gây stress như lạnh, đói và nóng v.v...; Duy trì mức độ Biotin đầy đủ trong thức ăn bổ sung cho tất cả gà và bầy gà giống; Thức ăn được tổng hợp từ nguyên liệu mới, chất lượng tốt không hư hỏng. 5.2. Trị bệnh. Vì bệnh xảy ra trong thời gian rất ngắn, do vậy những gà bệnh không kịp điều trị mà chỉ điều trị những con còn lại trong đàn; Trước tiên phải loại trừ các yếu tố gây stress như nóng, lạnh hay đói, v.v...; Bổ sung vào nước uống hàng ngày một lượng Biotin và Choline như sau: Biotin 100mg/1000 gà con. Choline (70%) 19g/100 gà con. Cách pha: Lấy Biotin hòa vào Ethyl Alcool trước cho tan, sau đó hòa vào nước và cộng thêm Choline như liều ở trên. Mức tiêu thụ nước uống của gà như sau: 1000 gà: Lúc 7 ngày tuổi là 47
- lít. Lúc 14 ngày tuổi là 80 lít. Lúc 21 ngày tuổi là 105 lít. Lúc 28 ngày tuổi là 150 lít. Trong thực tế, nếu không có dạng nguyên chất Biotin và Choline thì có thể sử dụng một số Premix vitamin có chứa 2 thành phần trên như Konvit-Neo (Tiệp Khắc) trộn tỷ lệ 2-4% (2-4kg/100kg thức ăn). Vitamix (Canada) pha nước 1g/2,5 lít nước hoặc trộn thức ăn 1g/1kg thức ăn. Vitaperos (Pháp) pha 1g/10 lít nước; Vitamino-200 (Pháp) trộn thức ăn 0,5% (5g/kg thức ăn); VM 505 (Mỹ) trộn thức ăn 0,1-0,15% (1-1,5g/kg thức ăn) hoặc pha nước uống liều 1g/2-4 lít nước. [h=2]28. Hội chứng xuất huyết gan béo[/h] Giới thiệu Một điều kiện xảy ra trên toàn thế giới ở gà, các lớp đặc biệt là lồng và với một tập hợp các nguyên nhân bao gồm năng lượng quá mức, độc tố nấm mốc, thiếu và căng thẳng. [h=4]Các dấu hiệu[/h] Thừa cân thường 25%. Đột tử. Đột ngột giảm sản xuất trứng. Một số loài chim lược nhạt và keo. [h=4]Sau khám nghiệm tử thi tổn thương[/h] Béo phì. Headparts nhạt. Gan vàng, dầu mỡ và mềm mại với xuất huyết nhiều. Tử vong do exsanguination nội bộ sau khi vỡ haematocyst. [h=4]Chẩn đoán[/h] Các tổn thương, lịch sử. [h=4]Điều trị[/h] Giảm tiêu thụ năng lượng, bổ sung choline, vitamin E, B 12 và inositol . [h=4]Phòng ngừa[/h] Thức ăn chăn nuôi để tránh béo phì, tránh độc tố nấm mốc và căng thẳng. 29 . BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG Ở GIA CẦM: Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, giảm đẻ. Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần bị sai sót. Hoặc do các nguyên liệu trong khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố hóa lý, hóa hay nhiệt độ làm biến độ chất lượng gây h¬ hỏng các thành phần khác; Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng; Do pha trộn không đều, nhất là các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin làm cho việc hấp thu không cân đối; Khi pha trộn trong thức ăn có những chất đối kháng làm mất tác dụng của nhau nh¬ Amprol với Vitamin B1, Avidin với Biotin, Linsed với Vitamin B6;
- Sự hiện diện của các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn; Sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng. Triệu chứng: Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hóa gây cho một số gà hoặc cả đàn (tùy theo mức độ thiếu hụt) biểu hiện triệu chứng: - Xù lông, còi cọc, chậm lớn; - Chết phôi và tỷ lệ nở kém; - Nếu thiếu hụt quá nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì được biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt do những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau. Phòng và trị bệnh: + Thực hiện theo quy trình chăn nuôi hợp lý về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và các bệnh do vi trùng, virut, cầu trùng, ký sinh trùng v.v... + Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại gà và từng lứa tuổi của mỗi loại gà. + Các nguyên liệu để phối hợp khẩu phần ăn phải tốt không nấm mốc, không quá cũ. + Các nguyên tố vi lượng và các vitamin các loại khi bổ sung vào thức ăn phải còn tốt, không được trộn chung và pha chung với các chất làm mất tác dụng của thuốc. LƯU Ý: Những đặc tính của vitamin khi trộn và pha chế vào thức ăn Vitamin A (Caroten) và vitamin D: Bị phá hủy bởi các tác nhân oxy hóa nh¬ư các loại kim loại sắt, đồng. Nó được hoạt hóa bởi ánh sáng tím (tia tử ngoại). Để thời gian dài ở nhiệt độ cao và bị đồng phân ở độ pH axit. Nó phải được bảo vệ bởi các chất chống oxy hóa và được bao bọc bởi chất Gelatin và đường (ENDOX chất chống oxy hóa). Vitamin B1 (Thiamin): Bền vững ở độ pH thấp (axit) và giảm tác dụng khi tăng độ pH (kiềm) vitamin B1 bị hủy bởi oxy hóa và tác nhân oxy hóa trong môi trường kiềm hoặc trung tính; Vitamin B2 (Riboflavine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong dung dịch kiềm. Nhất là những chất có tính khử mạnh; Vitamin B6 (Pyridoxine): Bị phá hủy bởi ánh sáng và trong các dung dịch pha loãng. Chỉ bền trong dung dịch axit và dạng khô; Vitamin B12 (Cobalamin): Bị phá hủy bởi các tác nhân gây oxy hóa khử. Bị mất tác dụng do ánh sáng, vitamin C và Nicotinamid. Bền vững trong dung dịch axit yếu và kiềm. Bền vững cả trong dung dịch nước muối 9 phần nghìn (nước sinh lý mặn); Vitamin C (Ascorbic): Bền vững trong điều kiện không khí khô. Bị phá hủy bởi bức xạ, chất oxy hóa trong dung dịch và trong điều kiện ẩm độ. Nó bị phân ly bởi các ion kiềm loại như¬ sắt, đồng; Vitamin E (Tocopherol): Bị phá hủy bởi oxy không khí và đặc biệt trong môi trường kiềm. Nó bền vững ở dạng este hay acetat; Vitamin K: Không bền vững trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời; Axit folic: Không bền vững trong dung dịch axit pH) và ánh sáng mặt trời. Cũng không bền vững trong Premix và thức ăn có chứa Choline Chloric và khoáng vi lượng; Vitamin B5 (Pantohenic): Không bền vững trong dung dịch axit và kiềm;
- Vitamin B3 (Niacinamide): Bền vững; Biotin: Bền vững. Có bị ảnh hưởng nhẹ trong môi trường kiềm 30. Bệnh do đói ở gia cầm Bệnh đói ở gà thường thể hiện trong tuần lễ đầu với đặc điểm sụt cân, còi cọc và chết. Nguyên nhân Do nhiệt độ của chuồng nuôi thấp (úm không đủ nhiệt độ quy định), ảnh hưởng tới khả năng của gà đi tìm thức ăn. Do nhốt quá đông hoặc không đủ máng ăn cho gà. Do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao làm cơ thể mất nước, mệt mỏi không ăn uống được. Do thiếu dinh dưỡng trong đàn gà mái giống, nên gà con nở ra yếu không thể tìm thức ăn được. Do thiếu ánh sáng của chuồng nuôi, nên gà không tìm ăn thức ăn được. Do gà ăn rác lót ổ nên thiếu dinh dưỡng. Do bị kết hợp các bệnh truyền nhiễm khác nên không ăn uống được. 2. Triệu chứng và bệnh tích + Triệu chứng: Gà yếu lờ đờ tập trung thành đám xa bầy gà, lông xù. Tỷ lệ chết cao trong tuần lễ đầu, đặc biệt là ngày thứ 5. + Bệnh tích: Mổ khám có dịch rỉ trắng gelatin ở dưới cơ ngực. Đường tiêu hóa trống rỗng, không có thức ăn hoặc có nhiều rác nền chuồng. Gan nhăn nheo và co lại. Túi mật lớn. Thận nhợt nhạt và bên trong có chứa urat trắng. ở một số cơ quan phủ tạng cũng thấy xuất hiện những hiện tượng urat trắng như ở thận. Phòng và trị bệnh + Tạo mọi điều kiện đầy đủ về nhiệt độ úm, ánh sáng, chuồng trại, máng ăn, máng uống và dinh dưỡng ngay từ 1 ngày tuổi. + Dùng các thuốc kháng sinh và vitamin, khoáng trộn vào thức ăn hay nước uống để phòng các bệnh truyền nhiễm và dinh dưỡng kế phát. + Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho đàn gà giống bố mẹ, để tạo cho đàn gà con đủ dinh dưỡng không bị bệnh 31 . Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà Mổ cắn có các dạng: a) Mố cắn hậu môn (ven picking): Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác mổ cắn vào làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết. b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling): ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập trung tạo hình màu nâu sẫm. c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) : Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ chân mình hoặc chân con khác. d) mổ cắn trên đầu (Head picking): Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh. Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn: ăn thức ăn viên; Lượng ngô quá nhiều trong thức ăn; Thiếu máng ăn, máng uống; Gà nhịn đói lâu; Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng; Nhốt chật quá; Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu khoáng; Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng: mạt, rận... Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà tiếp tục thói quen đó không cần có sự kích thích nào khác.
- Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp: Thức ăn chất lượng tốt; Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ; Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả; Đủ máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá, gây kích thích cho gà; Nuôi đàn đông cần cắt mỏ. Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn