intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

50 Bệnh thường gặp ở gà - Phần IV

Chia sẻ: Ho Van Toai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

315
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5: Bệnh do nấm Nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn Căn bệnh: Do các loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố gây nhiễm độc cho gia cầm. Độc tố làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch trên gia cầm, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Nấm mốc có trong đất, nước, chuồng nuôi, trong thức ăn… Gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc do ăn phải thức ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu có chứa độc tố nấm mốc do thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển không tốt hoặc do côn trùng phá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 50 Bệnh thường gặp ở gà - Phần IV

  1. 50 bệnh thường gặp ở gà (Phần IV) Chương 5: Bệnh do nấm Nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn Căn bệnh: Do các loại nấm có khả năng sản sinh ra độc tố gây nhiễm độc cho gia cầm. Độc tố làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch trên gia cầm, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Nấm mốc có trong đất, nước, chuồng nuôi, trong thức ăn… Gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc do ăn phải thức ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu có chứa độc tố nấm mốc do thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển không tốt hoặc do côn trùng phá hoại… Tất cả gia cầm đều mắc bệnh, vịt mẫn cảm nhất, gà con mẫn cảm hơn gà trưởng thành. Độc tố (toxins) không bị phá huỷ trong quá trình xay, sát, chế biến hay nấu chín Ẩm độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh Triệu chứng: Gia cầm chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi đứng không vững, co giật, da tím tái Trong trường hợp bệnh kéo dài gia cầm tiêu chảy phân xanh, trắng, phân chứa thức ăn không tiêu, tiêu chảy phân lẫn máu.. Trên gà đẻ sản lượng trứng giảm từ từ, vỏ trứng có vệt máu Mức độ biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào hàm lượng độc tố gia cầm ăn.
  2. Bệnh tích: Viêm, hoại tử niêm mạc miệng. Gan xơ, thoái hoá hoặc hoại tử, gan sưng màu xám, dễ vỡ nát, trên gan nổi các hạt to, nhỏ màu trắng xám. Thận sưng to, thoái hoá trắng, nhạt màu, xuất huyết đỏ. Ruột viêm xuất huyết Phòng bệnh: Bước 1: Vệ sinh Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, tránh ẩm ướt. Không sử dụng các loại thức ăn có nấm mốc. Tránh các tác nhân gây stress trên gia cầm. Bước 2: Dùng thuốc Sử dụng TOXY-NIL-DRY 125gr/tấn thức ăn Bước 3:Bổ trợ nâng cao sức đề kháng Nâng cao sức đề kháng cho gia cầm: UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước, uống 3 h/ngày. ALL- ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, uống liên tục 3 h/ngày Trị bệnh: Bước 1: Vệ sinh Kiển tra thức ăn, nước uống trong chuồng nuôi, loại trừ nguyên nhân độc tố có trong thức ăn, nước uống, môi trường nuôi. Giữ nền chuồng khô ráo.
  3. Bước 2: Dùng thuốc Sử dụng TOXY-NIL PLUS LIQUID pha nước uống liều 0.5 – 1.5 ml/llít nước, uống liên tục trong 5-7h ngày. DOCYCIP20% liều 100gr/1tấnTT/ ngày, phòng bệnh kế phát Bước 3: Bổ trợ tăng sức đề kháng cho gia cầm UNILYTE VIT-C liều 2- 3gr/1lít nước, uống 3h/ngày. ALL-ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, uống liên tục 3h/ ngày [h=1]Bệnh nấm phổi[/h] NGUYÊN NHÂN Aspergillus fumigatus và A. flavus là 2 tác nhân chính gây bệnh, thuộc nấm mốc, lớp nấm bất toàn, họ Moniliaceae. Sinh sản bằng bào tử trần. - Tất cả các loài gia cầm đều mắc bệnh nhưng vịt và ngỗng cảm thụ mạnh nhất rồi đến gà tây. Gà và gà sao cũng mắc bệnh nhưng kém phổ biến hơn. TRIỆU CHỨNG: Thời gian nung bệnh 3-10 ngày. Thể cấp tính thường thấy ở gà con 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết khoảng 10-50%. Thể mãn tính thường thấy ở gà trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp. Cấp tính : gà không lớn, chán ăn, khát nước, thường đứng riêng hay nằm một chỗ. Gà khó thở, ngáp, nhịp thở nhanh, gà ốm nhanh và tiêu chảy ở giai đoạn sau. Từ mũi, mắt chảy ra chất nhớt, gà hôn mê, kiệt sức rồi chết. Trước khi chết có các cơn động kinh do trúng độc như: té xuống, ưỡng cong người, liệt…Gà chết bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5 và đỉnh cao vào lúc 15 ngày tuổi. Một số con bị nhiễm bệnh chết trong vòng 24 giờ. Mãn tính: thở khó kéo dài, ốm yếu, mào, tích nhợt nhạt, có thể chết do ngộ độc mãn tính. BỆNH TÍCH: Thể cấp: phổi viêm có thể có những vùng hóa gan, phù, tụ máu đỏ, thỉnh thoảng có những đám hoại tử. Niêm mạc khí quản xung huyết, nhiều dịch nhờn. Túi khí dày đục. Thể mãn : thành túi khí dày, xoang hẹp lại vì chứa nhiều mủ và fibrin. Ngoài ra còn thấy hạt nấm mọc ở gan, lách, tim, phúc mạc, màng treo ruột. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.
  4. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH: Phòng bệnh: -Chuồng trại khô ráo, tránh ẩm ướt, thường xuyên thay chất độn chuồng. Không dùng thức ăn cũ, lâu ngày, bị mốc. Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp, nước uống bằng 1 trong 2 chế phẩm sau PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress. Điều trị: -Dùng các hóa chất diệt nấm như: crystal-violet, brillian green, iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 cho uống làm giảm sự lan truyền bệnh. Dùng các kháng sinh: Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin. Không dùng các kháng sinh có nguồn gốc từ nấm: Penicillin, Streptomycin,… Bổ sung MULTI-VITAMIN: 1g/1 lít nước hoặc SG.B.COMPLEX: 2-3g/1lít nước uống giúp tăng sức đề kháng mau phục hồi sức khỏe. -Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 2-3 lần/ngày bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB Bệnh nấm đường tiêu hóa ở gà . Bệnh nấm đường tiêu hóa ở gà do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Đặc điểm của bệnh là gây viêm loét phần trên đường tiêu hóa ở gà, với những triệu chứng đặc trưng là nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, kèm theo tiêu chảy; gà chậm lớn và tỷ lệ chết thấp. Căn bệnh Candida albicans là loại nấm men đơn bào có đường kính 2-4μ, sinh sản thành chuỗi và sinh nội độc tố. Nhiệt độ thích hợp 20-37oC. Candida albicans có sức đề kháng yếu: trong mủ, nước tiểu, nấm tồn tại trong vòng 1 tháng; ánh nắng, nước sôi diệt nhanh; ở nhiệt độ 70oC nấm mất hoạt lực sau 10-15 phút, nhưng sức đề kháng sẽ tăng lên trong điều kiện khô và lạnh. Các chất hóa học như iod, formol 2%, chloramin đều có tác dụng diệt nấm tốt. 2. Động vật cảm thụ Gà, bồ câu và gà lôi đều mẫn cảm với bệnh. Đặc biệt là gà non nhiễm bệnh nhiều hơn gà trưởng thành. 3. Con đường truyền lây - Do hệ thống dụng cụ đựng nước uống và nước uống không được vệ sinh bị nhiễm nấm; - Do dùng kháng sinh trộn thức ăn hay nước uống kéo dài làm cho nấm phát triển ngay trong đường tiêu hóa; - Do kế phát một số bệnh đường tiêu hóa; - Do thức ăn bị nhiễm nấm.
  5. 4. Triệu chứng - a) Thể cấp tính: Thể này thời gian nung bệnh trong vòng 3 ngày, chỉ xuất hiện ở loại gia cầm con từ 5-10 ngày tuổi. Đầu tiên chỉ vài con sau lan ra cả đàn. Gà ủ rũ, biếng ăn, tiêu chảy. Giai đoạn cuối con bệnh có thể bị liệt chân, sau đó chết. - b) Thể á cấp tính: Thể này kéo dài trong vòng 3-15 ngày, chủ yếu ở loại gà 10-45 ngày tuổi. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện những đốm trắng trên niêm mạc miệng, hầu, họng, dần dần phát triển thành màng giả lan khắp niêm mạc. Niêm mạc bong ra để lộ những vết loét màu đỏ, sau chuyển sang màu vàng. Giai đoạn này con vật ủ rũ, kém ăn, sau vài ngày tiêu chảy, liệt cánh, mồm há, dần dần con vật kiệt sức chết. Bệnh ở gà 1-3 tháng tuổi ít chết và thường chuyển sang thể mãn tính. Thông thường chỉ thấy con vật chậm lớn, nhẹ cân; chúng trở thành nguồn truyền nhiễm. 5. Bệnh tích Bệnh tích điển hình tập trung ở niêm mạc đường tiêu hóa. Xoang miệng chứa nhiều niêm dịch màu trắng đục. Lưỡi, hầu lốm đốm những chấm trắng xen lẫn với niêm dịch nhầy màu trắng sữa hay trắng xám. Trường hợp bệnh nặng, khuẩn lạc phát triển thành màng giả màu trắng đục che phủ niêm mạc phần đường tiêu hóa, nếu bong đi để lộ vết loét khá sâu. Bệnh tích ở diều rất điển hình: niêm mạc diều phủ nhiều niêm dịch màu trắng sữa, dưới lớp dịch nhờn là những điểm trắng rải rác khắp xen kẽ với những điểm xuất huyết. Bệnh có thể lan đến túi hơi làm vỡ túi hơi. Bệnh lan đến dạ dày và ruột làm cho dạ dày, ruột chứa nhiều dịch nhờn màu trắng, đôi chỗ có tụ máu xuất huyết. Trên gan, thận, tim, màng não, thấy những chấm trắng có đường kính từ 1-2mm, đôi chỗ xuất huyết. Kiểm tra tổ chức học các ổ bệnh tích sẽ thấy sợi nấm, các tế bào bị phá huỷ, các tổ chức bị thoái hóa đôi chỗ thấy hoại tử. 6. Phòng bệnh Phòng bệnh nấm chủ yếu là làm tăng sức đề kháng của con vật. Trong đó, điều kiện nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn có ý nghĩa quan trọng. Thành phần thức ăn đặc biệt là đạm, vitamin và nguyên tố vi lượng có vai trò nâng cao khả năng chống bệnh của niêm mạc. Vệ sinh chuồng trại tốt có tác dụng phòng bệnh tốt. Ở những nơi thường xuyên có bệnh, phải chủ động phòng bệnh bằng thuốc. Gia cầm từ 5 ngày tuổi có thể trộn Nystatin vào thức ăn với liều từ 50-100.000 đơn vị cho 1kg thể trọng. Khi bệnh xảy ra phải cách ly tiêu độc, sát trùng bằng dung dịch formol 2%, xút 1%. Có thể dội rửa máng ăn bằng xút nóng 2%. Sau 30 phút dội lại bằng nước sạch rồi đem phơi nắng.
  6. 7. Điều trị Những con bị nặng thì phải loại thải. Phân đàn, cách ly những con bị nhẹ, điều trị bằng các loại thuốc sau: Fungicidin, Mycostatin, Candicidin, Tricomycin. Có thể điều trị bằng Nystatin với liều 300-600.000 đơn vị cho 1kg trọng lượng. Thuốc hòa vào sữa chua cho ăn ngày 2 lần, ăn trong 10 ngày. Sữa chua có tác dụng hồi phục sự hoạt động của các vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Trường hợp bệnh có nguy cơ kế phát các bệnh khác thì dùng thêm các loại kháng sinh mạnh. Cùng với dùng kháng sinh cần bổ sung các loại vitamin vào thức ăn, để tăng sức đề kháng của niêm mạc. Đồng thời dùng dung dịch sulfat đồng 1/200, iodure kali 0,8% cho uống, thuốc tím 1% để bôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2